tháng 5 2013 | GIÁO XỨ LỘC THỦY

tháng 5 2013

12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

06:10:00

SÁCH THÁNG ĐỨC BÀ NGÀY BA MƯƠI MỐT

Thành tâm kính mến Ðức Mẹ.

Các Thánh đều dạy : Ai thành tâm kính mến Ðức Mẹ chắc sẽ được rỗi linh hồn

1. Thế nào là thành tâm kính mến Ðức Mẹ? Ta nhận thấy: có người hiến dâng toàn thân cùng mọi việc mình làm cho Ðức Mẹ nhận Người làm Mẹ bênh vực và chỉ dẫn trong mọi công việc. Họ hết sức noi gương bắt chước Ðức Mẹ. Giữ giới răn Chúa và sống cuộc đời đạo đức sốt sắng. Những người này thật xứng đáng là con cái thành tâm kính mến Ðức Mẹ cách trọn hảo. Lại nhiều người khác, cũng vui lòng hiến thân cùng mọi công việc mình làm cho Ðức Mẹ, nhưng đôi khi còn sa ngã theo tính xác thịt lỗi giới răn Chúa. Họ chưa được vững vàng trong đường thánh thiện như hạng người trên. Nhưng, sau cơn yếu đuối, họ biết trở về cùng Chúa ngay, cậy nhờ Ðức Mẹ giúp sức. Những người này cũng là con cái thành tâm mến Mẹ. Tuy có khi sa ngã, vì còn mang xác thịt loài người, nhưng biết ăn ở như tích người con phung phá trở lại. Sau hết, còn một hạng người, chúng ta thường gặp. Họ là những người, tuy cũng có khi siêng năng đi lễ và đọc kinh cầu nguyện. Nhưng nói đúng, họ chỉ đạo đức sốt sắng lúc ngồi trong nhà thờ mà thôi. Còn đời sống hằng ngày thì những bê tha, tội lỗi, ích kỷ, cay nghiệt. . . Họ sống hời hợt không cố gắng hy sinh noi gương mến Chúa yêu người thành tâm kính mến Ðức Mẹ đâu. Ðối với họ, Ðức Mẹ luôn luôn rộng lòng thương chờ đón họ. Vậy họ hãy cứ tiếp tục làm việc lành đã quen làm xưa nay. Họ hãy mau mau trở về cùng Chúa và Ðức Mẹ, hãy thành thực yêu mến Mẹ đi, hãy ăn ở sốt sắng đạo đức thật.

2. Chúng ta hãy thành tâm kính mến Ðức Mẹ cho vững vàng. Ta đừng bắt chước như ai: lúc được sự may mắn hoặc không bị tai ương thì sốt sắng cầu khẩn Ðức Mẹ, còn lúc gặp sự trái ý buồn bực hoặc tai vạ phần xác hoặc bị cám dỗ trong tâm hồn thì sờn lòng cậy trông và lửa kính mến Ðức Mẹ tắt dần. Những người ấy làm cho Ðức Mẹ đau lòng biết mấy. Lạy Mẹ Maria, nay là cuối tháng của Mẹ, chúng con tạ ơn Mẹ vì đã ban cho chúng con tháng vừa qua để tôn kính Mẹ, chúng con tạ ơn Mẹ vì các ơn Mẹ đã ban cho chúng con xưa nay và nhất là trong tháng này. 

Lạy Mẹ, giờ đây, quì trước nhan thánh Mẹ, chúng con xin phó mình chúng con cho Me,?xin Mẹ vui lòng nhận lấy chúng con. Xin Mẹ ở bên chúng con liên, để khi vui lúc buồn, chúng con hằng làm đẹp lòng Chúa Giêsu và Mẹ. Xin Mẹ hãy ở gần chúng con, nhất là trong giờ chết, để đời chúng con, thành một đời kính mến Chúa và Mẹ. Và sau hết, xin đưa chúng con về cùng Mẹ ở trên thiên đàng.

Thánh Tích :

Xưa, ở thành Mi-lăng nước Ý, có Maria 19 tuổi, mồ côi cha từ thuở nhỏ. Con nhà nghèo khổ. Maria đi chăn chiên thuê để kiếm cơm ăn. Cô rất đạo đức sốt sắng. Cô có lòng yêu mến Ðức Mẹ lắm. Thường khi chăn chiên một mình vắng vẻ, Maria hay lần hạt và hát kính Ðức Mẹ. Một hôm ngồi dưới bóng cây sồi, đang lúc Maria lên cung véo von ca ngợi Ðức Mẹ chợt có ông chủ rạp hát thành Mi-lăng qua đấy. Nghe giọng du dương êm ái của cô, ông rất ngạc nhiên: nơi đồng ruộng mà có thiếu nữ hát hay như vậy. Ông rất khâm phục cái tài hiếm có của Maria. Ông vội dừng bước lân la gợi chuyện. -"Chào cô, cô hát hay quá. Chẳng hay cô quê quán ở đâu, học nghề hát từ bao giờ mà giỏi thế. Nhưng tôi không khỏi không thương hại một người không biết dùng tài của mình, mà để cuộc đời phải vất vả tiều tụy như cô. Vậy nếu cô bằng lòng, tôi xin sẵn sàng giúp đỡ cô. Và tôi hy vọng: cô chỉ cần tập luyện thêm một thời gian ngắn là có thể trở nên danh ca vô địch, không rạp hát nào có thể hơn được, như thế dĩ nhiên cô sẽ hái ra tiền và chẳng bao lâu trở thành giàu có phú quí" Maria lãnh đạm trả lời: "Dù ông cho tôi nhiều vàng bạc thế nào đi nữa, dù trở nên giàu có đến đâu, thì cũng không đời nào tôi đi theo ông, mà dùng miệng lưỡi này để ca hát điều hoa tình lãng mạn. Vì thế là tự gieo mình xuống hỏa ngục, và còn làm dịp cho nhiều người phải phạt trong biển lửa ấy nữa. Tôi đây, dù có ăn đói mặc rách, mà được sống đời trong sạch để kính mến Ðức Mẹ, còn hơn là ở lầu son gác tía mà làm con hát. Thôi xin phiền ông đừng nói đến chuyện ấy nữa kẻo uổng công" Ông chủ rạp hát biết có nói cũng bằng thừa nên ông hỏi thăm tìm vào nhà cô. Lúc gặp mẹ cô, ông nói chuyện thuê Maria làm con hát và hứa sẽ trả tiền nhiều cho cô. Vì đang gặp cơn túng quẫn, mẹ cô Maria nhận lời ngay. Chăn chiên về, Maria biết chuyện thì buồn rầu vô cùng. Dù mẹ khuyên răn, dù chú dì giảng giải, cho đó là việc hiếu với mẹ và yêu các em, Maria không khỏi lo buồn và bối rối. Ðêm hôm ấy Maria trằn trọc đến sáng. Không biết nghe theo bên nào: Vâng lời mẹ đi làm con hát thì không thể giữ linh hồn trong trắng, đẹp lòng Chúa và Ðức Mẹ được. . . Mà nếu không nghe lời mẹ, thì mẹ ghét bỏ, đánh mắng, và gia đình vẫn phải sống trong sự túng đói. Giữa lúc bối rối lo lắng, âu sầu, cô sực nhớ đến Ðức Mẹ, cô vội quì gối, đôi mắt đẫm lệ ngước nhìn ảnh Ðức Mẹ và nói: "Lạy Mẹ Maria rất nhân từ; xin Mẹ giúp con đừng bao giờ trở nên thù địch với Mẹ. Xin Mẹ giúp con quyết chí dù sống chết không bao giờ bỏ Mẹ". Cầu nguyện xong, cô thấy mình khoan khoái nhẹ nhàng và bình tĩnh. Trưa hôm sau, đúng hẹn, chủ rạp hát đưa xe đến dẫn Maria ra tỉnh. Trước lời đe loi của mẹ, lời van xin của chú dì và làng xóm, Maria đành gạt nước mắt bước lên xe. Nhưng trong lòng không ngớt cầu xin Ðức Mẹ cứu giúp mình. Ðến rạp, thừa lúc được tự do, Maria lấy một viên gạch đập gẫy hai răng cửa, vì trước đây, cô đã nghe một chị bạn nói: người hát hay, nhưng đã mất răng cửa thì không thể hát được như trước nữa. Trước cử chỉ gan dạ đó của Maria, chủ rạp hát phải khâm phục và không thuê nữa. Lạy Mẹ nhân từ, là Mẹ chúng con, xin cho chúng con được gan dạ yêu mến Chúa và Ðức Mẹ dù phải hy sinh mọi sự, dù tính mạng, dù tài năng, xin Mẹ cho chúng con được sẵn lòng đủ can đảm hy sinh để luôn được Chúa và Ðức Mẹ làm phần thưởng.


MẸ ĐÃ LẠNH HƠN CON LÚC NẦY PHẢI KHÔNG?

Vào một đêm đông có một thai phụ chuyển dạ.chồng chị đã đi làm ăn xa,
nhà chị lại cách xa khu dân cư nên chị quyết định tìm đến nhà một người bạn nhờ giúp đở.
Khi đến một chiếc cầu nhỏ,cơn đau quặn thắt lên trong chị khiến chị không thể bước tiếp được nữa.chị lần tìm xuống dưới chân cầu và tại đó chị đã hạ sinh một đứa bé trai bụ bẩm.

Trong cái lạnh tê buốt,chị đã cởi bỏ tất cả những chiếc áo chị đang mặc trên người để quấn quanh đứa bé.sau khi đã ủ ấm cho đứa bé,chị tìm thấy một cái bao tải,trùm lên người và kiệt sức nằm bên con.

Sáng hôm sau,có một người phụ nữ đi đến chiếc cầu ấy.chị bỗng nghe tiếng khóc yếu ớt của trẻ sơ sinh vọng lại bên dưới chân cầu.chị đã xuống xem và thấy em bé vẫn còn sống mặc dù đã tím tái vì lạnh,còn bên cạnh người mẹ đã chết.

Mười hai năm sau,cũng vào một ngày mùa đông.người mẹ nuôi của cậu bé đã kể lại cho cậu bé nghe mọi chuyện về cuộc đời cậu.cậu xin mẹ được đến viếng ngôi mộ người mẹ ruột của cậu và tại đó,cậu đã cởi bỏ hết áo quần mà cậu đang mặc đắp lên mộ mẹ.trong cái lạnh cắt da thịt,cậu đứng co ro cầu nguyện.rồi bỗng nhiên cậu thốt lên:mẹ ơi!!!! Mẹ đã lạnh hơn con lúc nầy phải không? Và cậu bé òa lên khóc

Lạy mẹ maria!

Người mẹ ấy đã hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ đứa con thân yêu
Còn mẹ,mẹ đã hiến dâng người con yêu dấu của mẹ để làm giá cứu chuộc tất cả chúng con.

Còn có nỗi đau nào hơn khi mẹ chứng kiến con yêu của mẹ gục chết trong đau đớn cùng cực vì tội lổi chúng con.

Ngọn đồi loang máu con yêu dấu của mẹ. cỏi lòng mẹ tan nát,đau đớn đến tột cùng.
Trái tim mẹ lạnh buốt tái tê.

Nhưng không vì thế mà mẹ bỏ rơi chúng con,
ôi!!! Tình thương của mẹ thật quá bao la
xin mẹ thương dẫn đưa chúng con đến với chúa Jesus
con yêu dấu của mẹ.

xin cho chúng con thấm nhuần những khổ đau của mẹ
để chúng con biết cảm nhận và có thể thốt lên rằng:
“mẹ ơi!!!mẹ đã lạnh hơn con lúc nầy phải không?”

10:45:00

NGÃ RẼ
Đang chơi với mấy đứa nhỏ trong sân nhà bỗng dưng nhìn thấy từ cổng bước vào bóng người quen quen.  Tiến gần bên một chút thì ra là hai thầy ở Tập Viện. Các thầy đang ở Tập Viện mà xuất hiện vào giờ này chắc là có chuyện gì đây chứ không phải là bình thường.

Khi hỏi ra thì được biết là thầy nọ chở thầy kia ghé chào những người thân quen để thầy kia lên đường trở về với gia đình, sau quyết định rẽ ngã con đường ơn gọi mà mình đi tìm kiếm.  Thế là sau nhiều năm trời theo đuổi ơn gọi, tìm kiếm thánh ý Chúa trên cuộc đời mình, hôm nay thầy kia chính thức chào anh em, chào người thân để rẽ sang một ngã khác của cuộc đời.

Trong khi tâm sự, Em cho tôi biết Em cảm thấy bình an với chọn lựa của Em.  Em can đảm đến trình với vị phụ trách về suy nghĩ và chọn lựa của Em. Hôm nay Em chia tay để trở về lại đời thường như nhiều người ngoài bốn bức tường của tu viện.
Em đã đi khuất khỏi cổng nhà nhưng hình bóng của Em còn vương vương đâu đó.

Nói đúng ra chẳng ai muốn mình phải “rẽ ngã” sau chặng đường dài tìm kiếm.  Tìm kiếm điều gì đó đã khó, và khó hơn là tìm kiếm ơn gọi, chọn lựa một ơn gọi cho cả cuộc đời dài của mình.

Người đào tạo cũng như người được đào tạo phải “làm việc” thật nhiều để tìm ra hướng đi của người được đào tạo.  Nói là “làm việc” nhưng “việc làm” ấy không do bởi con người, nhưng phải nhìn dưới chiều kích của ơn Chúa, vì lẽ ai ai cũng biết ơn gọi là một huyền nhiệm. Phải có ơn Thánh Chúa, phải chìm sâu trong đời sống cầu nguyện mới có thể nhận ra được ơn gọi của mình, chứ không phải là chuyện giản đơn.  Nếu chỉ vì một chút tình cảm riêng tư, chỉ vì một chút cái gì đó gọi là mang tính cá nhân, mang cảm tính của con người để người đào tạo quyết định, thì người đào tạo phải trả lẽ trước mặt Chúa trước quyết định của mình.  Ngược lại, người được đào tạo vì lý do nào đó mà không can đảm trình bày cho người có trách nhiệm thì cũng khổ.

Nhớ lại gần chục năm trước, những anh em bạn cũng phải chia tay với anh em cùng lớp để chuyển sang hướng khác của cuộc đời. Những lần chia tay ấy, hình như lòng của ai cũng chùn lại. Kẻ ở người đi ai cũng ngậm ngùi vì những năm dài gắn bó với nhau: kinh nguyện, cơm nước, thể thao và thậm chí giận hờn cũng có nhau.

Sau ngã rẽ ấy, anh em lại mỗi người một ngã, người thì tiếp tục theo con đường tận hiến, người thì theo con đường sống ơn gọi hôn nhân gia đình.  Ơn gọi nào cũng cao quý, ơn gọi nào cũng tốt đẹp cả.  Chuyện quan trọng là ta có nhận ra và sống đúng ơn gọi mà Chúa mời gọi ta hay không mà thôi.

- Nếu chọn đời hôn nhân, thật đẹp khi sống đời hôn nhân chung thủy và hạnh phúc.
- Nếu chọn đời tận hiến, thật đẹp khi sống trọn vẹn đời tận hiến, thủy chung với Chúa, khiêm nhường phục vụ Chúa qua tha nhân, qua anh chị em đồng loại.

Nghĩ về Em, một chút gì đó cảm phục vì Em đã can đảm nói lên suy nghĩ của Em, nói lên tấm lòng thật của Em.  Bên cạnh Em còn đó những người vì lý do này hay lý do khác đã không can đảm như Em.  Tệ hơn nữa là họ chọn cho mình một con đường, mà họ cảm thấy bất an, nhưng bên ngoài họ vẫn nguỵ tạo cho sự bình an.  Họ đã không can đảm để rẽ như Em.  Khi không can đảm để rẽ như Em, người ấy không chỉ gây khổ cho mình mà còn gây khổ cho cộng đoàn, cho giáo xứ mà ta được gửi đến để phục vụ, để sống đời tận hiến.   

Chuyện quan trọng không phải là tu hay không tu, nhưng quan trọng là ta có tìm ra Thánh Ý của Chúa trên đời, và ta có thật sự hạnh phúc trong ơn gọi đó hay không. 

Nếu như Chúa muốn ta sống đời tận hiến mà ta chọn con đường hôn nhân thì cũng trục trặc khi sống với đời sống ấy.  Nếu như Chúa muốn ta sống đời hôn nhân mà ta gượng ép sống đời tận hiến thì cũng là bất hạnh.  Tu không phải là tu một ngày mà tu cả cuộc đời.  Nếu ta không hạnh phúc mà cứ kéo lê cuộc đời ta trong đời ơn gọi thì cả cuộc đời ta sẽ lê lết với chọn lựa không dứt khoát của ta.

Chọn lựa cho ơn gọi thật là khó.  Một số người vẫn quở trách người rẽ ngã về đời thường là ăn cơm nhà Chúa mà phản bội Chúa, nhưng họ không hiểu ơn gọi là huyền nhiệm, là bởi ơn Chúa chứ không do tự con người. Vì áp lực của gia đình, của bè bạn, của dòng tộc nên đôi khi người ta không can đảm quyết định.

Chúc mừng Em vì Em đã can đảm sống thật với chính mình.

Con đường phía trước của Em còn nhiều gian khó để hội nhập, nhưng thà khó một lần cho xong, còn đỡ hơn là kéo lê cuộc đời không hạnh phúc.
Nguyện chúc Em sống “ngã rẽ” mới bình an hạnh phúc, và cũng xin ơn Thánh Chúa đổ tràn trên Em trên con đường mới này.

Thanh Tâm 

06:24:00

SÁCH THÁNG ĐỨC BÀ NGÀY BA MƯƠI

Việc thứ tám người ta quen làm để tôn sùng Ðức Mẹ là làm tuần ba hay tuần chín ngày 

1.Giáo dân có thói quen muốn xin Ðức Mẹ ơn gì, hoặc xin cho tội nhân được hối cải, hay bệnh nhân được lành khỏi, hoặc xin khỏi ôn dịch thần khí hay khỏi mùa đói khát. . . thì cầu nguyện làm việc lành dâng cho Ðức Mẹ đủ ba ngày

Ta quen gọi là làm tuần ba ngày, hay tuần chín ngày. Sự đó rất đẹp lòng Ðức Mẹ và đáng Người ban ơn cho ta; ta cầu nguyện Ðức Mẹ một lần thôi, mà còn được Ðức Mẹ thương, phương chi cầu nguyện ròng rã ba ngày hay chín ngày liền. Cách cầu nguyện đó tỏ ra ta khiêm nhường, kiên nhẫn và đầy lòng tin tưởng ở Ðức Mẹ. Hằng năm biết bao người làm tuần ba ngày hay tuần chín ngày, đã được Ðức Mẹ thương: người thì được ơn hối cải, người thì khỏi cheo leo phần hồn phần xác, người thì được công ăn việc làm. Có người lưu lạc đã được hồi hương, có người mất của lại tìm thấy, và còn biết bao ơn khác nữa. 
2. Muốn làm tuần ba hay tuần chín ngày thì phải giữ những điều này 

Sự ta xin phải là sự lành, đẹp lòng Chúa và có ích cho linh hồn ta 

Trong tuần ấy phải xưng tội rước lễ vì chỉ ai có nghĩa cùng Chúa mới đáng Ðức Mẹ thương ban sự ta có ý xin. Lại phải làm việc lành trong tuần ấy hơn mọi khi giữ lòng sạch tội hơn, đọc kinh cầu nguyện, làm phúc bố thí nhiều hơn. Hết mọi việc hãy dâng qua tay Ðức Mẹ. Cuối tuần ta phải dâng mình cho Ðức Mẹ, hết lòng tạ ơn Ðức Mẹ. Nếu ta chưa được ơn ta xin, thì lại làm hai, ba tuần nữa, vững vàng cầu xin cho đến khi được ơn ấy. Ta hãy tin tưởng: xưa nay chưa hề nghe có ai chạy đến kêu xin Mẹ thương, mà Mẹ từ bỏ. Lạy Mẹ Maria, là Ðấng hay chữa kẻ khốn khó, yên ui kẻ khổ cực, ban ơn cho kẻ thiếu thốn, xin ghé mắt thương xem và nghe lời chúng con cầu xin.

*THÁNH TÍCH 

Truyện sau đây xẩy ra ở bên Pháp. Một ông tướng có lòng đạo, lại cậy trông và kính mến Ðức Mẹ lắm. Ngoài hai vợ chồng trẻ và anh làm bếp, ông còn 3 đứa con đang còn

Ông phải thuê một chị sen để trông nom trẻ nhỏ. Chẳng may chị sen phải chứng động kinh. Bà vợ muốn đuổi chị sen về không nuôi nữa. Nhưng ông chồng cho thế là thiếu đức yêu người. Nên ông bảo cứ nuôi và chạy thuốc cho chị. Lại bảo cả nhà hợp ý cùng mình làm tuần chín ngày khấn xin Ðức Mẹ Hằng Cứu Giúp thương chữa người đầy tớ mình. Qua một tuần chín ngày, bệnh tình chị sen không thuyên giảm, lại càng tăng. Bà vợ hầu ngã lòng nói ra nói vào oán trách chồng. Nhưng, với lòng sốt sắng và cậy trông, ông bảo: "Bà đừng vội ngã lòng, chúng ta chưa được như ý, có khi vì Chúa muốn thử lòng chúng ta. Có khi vì lời cầu xin của chúng ta chưa đủ sốt sắng và tin tưởng. Vậy ta hãy làm tuần chín ngày khác và cứ tiếp tục cho đến khi được như lời khẩn nguyện, vì lời xưa Chúa phán 'Hãy xin thì sẽ được' có lẽ nào sai!" Vì thế ngay từ sáng hôm sau cả nhà lại tiếp tục làm tuần chín ngày khác và cứ thế kéo dài mãi đến 4 lần 9 ngày mà bệnh chị sen không thấy bớt. Nhưng viên tướng chẳng sờn lòng chút nào, ông lại càng tăng lời cầu nguyện đêm ngày. Một buổi sáng, đi lễ về, ông vào phòng, đóng cửa lại, sấp mình dưới tượng Ðức Mẹ và kêu van: "Lạy Mẹ nhân lành, Mẹ biết lòng con kính mến và trông cậy Mẹ. Con đã quyết với bạn con: Mẹ sẽ không bỏ lời con cầu xin cũng như xưa nay chưa bỏ lời ai cầu khẩn Mẹ. Vậy để hiển danh Mẹ, xin Mẹ ban cho con ơn con xin Mẹ từ lâu". Cầu xin xong, ông thấy lòng vui mừng như niềm tin tưởng mong ước của ông đã thành sự thật. Ông tự nhủ: Mẹ đã nghe lời ta rồi. Mà thật, từ hôm ấy, chị sen không lên cơn động kinh nữa.


Tạ ơn Ðức Mẹ muôn đời.

07:27:00

Bát mì của lòng tự trọng



Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, trước cửa quán xuất hiện hai vị khách lạ, có thể đoán là một người cha và một người con. Người cha bị mù, người con trai đi bên cạnh ân cần dìu cha. Cậu con trai trạc mười tám, mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học, dường như cậu vẫn đang là một học sinh.


Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi. Cậu nói to: “Cho hai bát mì bò!”. Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay. Tôi ngạc nhiên nhìn cậu ta, cậu ta chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường, phía sau lưng tôi, khẽ bảo với tôi rằng chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi thắc mắc, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, tôi đoán cậu không đủ tiền, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười thông cảm với cậu.


Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, thương yêu chăm sóc: “Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!”. Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. “Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”. Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt sạm nắng, nhăn nheo lại sáng lên nụ cười ấm áp và mãn nguyện. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên là người con trai không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, anh điềm nhiên nhận miếng thịt, rồi anh lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về bát mì của cha. 


Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. “Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt”. Ông lão cảm động nói. Đứng bên cạnh họ, tôi chợt thấy tim mình thắt lại, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha: “Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này”. “Ừ, ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò là bổ dưỡng lắm đấy con ạ”.

Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai thực khách đặc biệt. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò thơm phức, bà chủ đưa mắt ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: “Anh để nhầm bàn rồi thì phải?, chúng tôi không gọi thêm thịt bò.” Bà chủ dịu dàng bước lại chỗ họ: “Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng”. Cậu con trai không hỏi gì thêm. Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa.


Chúng tôi âm thầm quan sát hai cha con ăn xong, tính tiền, rồi dõi mắt tiễn họ ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu dọn bát đĩa, chúng tôi bỗng nghe cậu kêu lên khe khẽ. Hoá ra, bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy xếp gọn, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò được viết trên bảng giá của cửa hàng./. 


Ta vẫn gặp trong cuộc đời nhiều người rất nghèo về vật chất nhưng lại giàu lòng tự trọng. Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc vì luôn vững tin vào chính mình. 

Lòng tự trọng với ánh hào quang chói lọi của nó sẽ trở thành lương tri con người.

06:32:00

SÁCH THÁNG ĐỨC BÀ NGÀY HAI MƯƠI CHÍN

Việc thứ bảy người ta quen làm để tôn sùng Ðức Mẹ là năng đọc kinh Hãy Nhớ

1. Thánh Bênađô là một bậc đại thánh, rất nhiệt thành trong việc rao giảng nước Chúa và cổ động phong trào sùng kính Ðức Mẹ. Người đã soạn nhiều bài giảng rất hay để ca tụng Ðức Mẹ, hay nhất là bài giảng về ngày lễ Ðức Mẹ lên trời. Ít lâu sau có một người trích một đoạn trong bài giảng ấy đặt ra kinh Hãy nhớ. Nên người ta gọi kính ấy là kinh ông thánh Bênađô. Cũng là một kinh người ta năng đọc và rất đẹp lòng Ðức Mẹ. Ở Balê, có một người cũng tên là Bênađô, lúc còn thanh niên, mê theo đường tội, sau nhờ ơn Ðức Mẹ và năng đọc kinh Hãy nhớ nên được lòng hối cải và sau chịu chức Linh mục, làm tuyên úy các tù nhân bị án tử. Ðể tạ ơn Ðức Mẹ, cha Bênađô khuyên bảo mọi người năng đọc kinh Hãy nhớ. Người quả quyết rằng: Dù tội nhân cứng lòng thế nào, nếu đọc kinh Hãy nhớ thì chắc chắn sẽ được ơn hối cải. Người quả quyết như thế vì đã mục kích nhiều lần. Cha Bênađô lại thuê in hàng vạn bản kinh ấy, phát đi các nơi cho mọi người đọc, và chép một quyển sách để lại những phép lạ Ðức Mẹ đã làm để cứu những ai hết lòng trông cậy và sốt sáng đọc kinh ấy. Biết bao tội nhân cứng lòng đã được ơn sám hối, biết bao bệnh nhân được lành khỏi, biết bao nhiêu người mắc cơn nguy hiểm phần hồn phần xác được khỏi, vì đã vững vàng trông cậy đọc kinh Hãy nhớ. Kinh Hãy nhớ xưng hô lòng trông cậy vững vàng ở quyền thế từ ái Ðức Mẹ. Sự trông cậy là chìa khóa mở kho tàng chứa nguồn ân sủng của Ðức Mẹ. Lạy Thánh Nữ đồng trinh Maria, là Mẹ rất nhân từ, xin hãy nhớ xưa nay chưa từng nghe có người nào chạy đến cùng Ðức Mẹ xin bào chữa cứu giúp mà Ðức Mẹ từ bỏ chẳng nhận lời. Ðó là cả một bài ca lòng lân tuất không bờ bến của Ðức Mẹ. Thật vậy, lòng từ ái Mẹ mênh mông như biển cả. Người cứu vớt ban ơn cho mọi thứ người. Người chẳng hề từ chối ai đến kêu cầu Mẹ và đọc kinh Hãy nhớ. Cho nên người ta gọi kinh ấy là kinh Ðức Mẹ làm phép lạ. Vậy ta hãy năng đọc kinh ấy cho sốt sắng mọi ngày trong đời ta.

Thánh Tích :

Thời Cha Bênađô giảng đạo, có một tay hung đồ bị án xử tử. Mặc dầu những lời khuyên van của Cha Bênađô, hắn ta cứng lòng nhất định không chịu xưng tội. Ngày xử án, Cha Bênađô lại hết lòng khuyên van, nhưng hắn chẳng nghe.Lần này Cha Bênađô không khuyên hắn xưng tội nữa, chỉ nài hắn ta đọc kinh Hãy nhớ. Mặc dầu những lời dỗ dành ngon ngọt, hắn ta cũng để ngoài tai. Cha Bênađô cố ép mãi, sau cùng hắn nể lòng gượng đọc hết kinh Hãy nhớ. Ðọc dứt kinh, người ta trông thấy mặt hắn ta tái nhợt đi. Anh ta bị xúc động quá mạnh, giọt nước mắt đầu tiên đã bắt đầu từ từ rơi trên đôi má. Anh đã được ơn thống hối, và xin Cha Bênađô giúp mình xưng tội. Nhờ sức mạnh của kinh Hãy nhớ, người cứng lòng ấy đã được ơn thống hối trước khi bị xử.

06:14:00

SÁCH THÁNG ĐỨC BÀ NGÀY HAI MƯƠI TÁM

Việc thứ sáu người ta quen làm để tôn sùng Ðức Mẹ là năng đọc kinh Lạy Nữ Vương

1.Ðây là gốc tích kinh Lạy Nữ Vương. Vào khoảng năm 1100, bên Ðức, có một gia đình sang trọng đạo đức, sinh được một con trai đặt tên là Herman. Herman lọt lòng với một hình thù xấu xa lại tàn tật. Ðứa bé thấp lùn, mồm méo, lớn lên lưng còng như đai thùng, ăn nói thì ngập ngọng, lại thọt một chân. Tâm trí thì u mê tối tăm, dáng bộ ngờ nghệch không biết gì. Cha mẹ thấy con mình tàn tật dốt nát làm vậy thì thương hại, lại xấu hổ không cho con ra khỏi nhà. Herman lên 12 tuổi, cha mẹ rước một thầy dòng về nhà để dạy con mình. Suốt hai năm trời, Herman chỉ học được mấy lẽ cần trong đạo như : Một Thiên Chúa ba ngôi, dựng nên trời đất, tổ tông phạm tội, Ngôi Hai xuống thế làm người trong lòng Trinh-Nữ Maria, chịu chết trên thánh giá để chuộc tội thiên hạ. . . Herman lên 16 tuổi mới đủ trí khôn nhận thấy mình tàn tật và kém chúng bạn. Herman sinh buồn bã, đêm ngày những than thân tủi phận. Thầy dòng thấy học sinh của mình buồn bã đêm ngày, thì khuyên bảo cậu chạy đến cùng Ðức Mẹ và vững vàng trông cậy Người cứu giúp. Herman vâng lời thầy, cầu xin Ðức Mẹ ba năm trời, mà chẳng được kết quả gì. Mặc dầu vậy Herman không ngã lòng, cứ tiếp tục cầu nguyện. Một ngày kia, Herman cảm thấy mình sầu khổ hơn mọi khi, liền đến trước bàn thờ Ðức Mẹ kêu van rằng : "Lạy Mẹ là Nữ-Vương trời đất, là Mẹ nhân ái, là sức sống, là nguồn vui, là hy vọng của con, con là con cháu khốn nạn của Evà, ở chốn khách đầy đau khổ, kêu van xin Mẹ ghé mặt thương xót. Ðến giờ sau hết xin cho con được về trời xem thấy Chúa Giêsu Con Mẹ, lạy Mẹ nhân ái". Sau mấy lời kêu van thống thiết, Herman thấy Ðức Mẹ hiện ra sáng láng tốt đẹp và bảo: "Herman, con yêu của Mẹ, Mẹ đã nghe lời con cầu xin. Mẹ cho con chọn một trong hai điều này: một là khỏi các bệnh tật phần xác, hai là được trở nên thông thái, con muốn điều nào tùy ý". Herman bấy lâu khổ cực vì bệnh tật cũng như đau lòng vì trí khôn thấp kém. Cậu nghĩ ngợi một lúc, rồi quả quyết trả lời : "Con xin Mẹ trí thông minh". Ðiều Herman xin đẹp lòng Ðức Mẹ. Người cho Herman được trí thông minh lại cho khỏi các tật bệnh phần xác nữa. Từ đó Herman chăm chỉ học hành, nổi tiếng thông minh vượt hẳn chúng bạn. Sau Herman trở nên một nhà tu hành thông thái chép nhiều sách có giá trị. Ðể tạ ơn Ðức Mẹ, thầy Herman đặt lại kinh Nữ Vương cho mọi người đọc. 2.Kinh Lạy Nữ vương là những lời cầu nguyện vắn tắt, khiêm nhường đơn thật, và là những lời kêu van thảm thiết của một tâm hồn đau khổ, trong lúc cô đơn, chỉ còn biết nương tựa cậy trông vào Ðức Mẹ. Cũng là một kinh giáo dân quen đọc và đọc nhiều lần trong một ngày. Trong các tu viện, lúc ngày tàn, người ta thấy các thầy dòng hội nhau trong nhà thờ hát kinh ấy với giọng điệu chân thành yêu mến sốt sáng. Xưa thánh Vixentê bị bọn cướp bể bắt sống bán đi làm tôi. Trong những năm bị lưu đầy khổ sở, ông thánh đọc kinh Nữ Vương để tự yên ủi mình và được sức mạnh vui chịu mọi đau khổ. Nhiều người ngoại giáo nghe người đọc kinh ấy sốt sắng thảm thiết, thì cảm động và xin theo đạo. Vậy ta hãy quí trọng và năng đọc kinh Lạy Nữ Vương. Nhất là lúc gặp đau khổ, ta hãy ngửa mặt kêu xin Mẹ thương xót ta ở chốn lưu đày này, và đến giờ sau hết xin Mẹ đem ta về trời, xem thấy Chúa Giêsu,Con Mẹ đời đời.

Thánh Tích :

Trong lịch sử dòng thánh Augustinô, kể tích một thầy dòng đạo đức đã có tuổi, mắc bệnh nặng sắp chết. Nằm trên giường bệnh, thầy nghĩ đến giờ phải đứng trước tòa Chúa phán xét thì lo buồn khiếp sợ. Anh em trong dòng an ủi và khuyên thầy hãy vững vàng tin ở lòng nhân từ vô cùng Thiên Chúa nhưng thầy cũng chẳng bớt sợ hãi lo buồn. Có lần thầy quá khiếp sợ đến nỗi phát khóc một hồi lâu. Bỗng chốc Ðức Mẹ hiện ra lấy lời dịu dàng phán bảo rằng: "Ớ con, con đừng sợ! Lúc còn khỏe, ngày nào con cũng đọc kinh Lạy Nữ vương, ước mong được xem thấy Chúa Giêsu Con Mẹ, Mẹ nghe lời con sau khi chết, Mẹ sẽ đưa con về trời xem thấy Chúa Giêsu muôn đời". Bệnh nhân bấy giờ mới yên lòng và vững vàng cậy trông cho đến khi nhắm mắt bằng yên trong tay Ðức Mẹ.

07:10:00

SÁCH THÁNG ĐỨC BÀ NGÀY HAI MƯƠI BẢY 

Việc thứ năm người ta quen làm là năng đọc kinh cầu Ðức Mẹ

Gốc tích Kinh cầu Ðức Mẹ thì không ai được rõ, vì không có bút tích gì để lại. Chỉ biết rằng, vào khoảng năm 1000, giáo dân mọi nơi đầy lòng sùng kính Ðức Mẹ, đặt ra nhiều kinh có những câu vắn tắt, kế tiếp nhau gọi là Kinh cầu. Những kinh ấy không được duy nhất. Năm 1601, Ðức Giáo Hoàng Clêmentê truyền giáo dân mọi nơi bỏ các bản kinh khác nhau và nhận bản kinh cầu quen đọc ở nhà thờ Ðức Mẹ Laurêta. Ðến nay mọi nơi chỉ còn đọc một kinh ấy gọi là kinh cầu Ðức Mẹ Laurêta. Cũng như kính Kính Mừng, kinh cầu là một kinh làm đẹp lòng Ðức Mẹ hơn hết. Ðọc kinh ấy người ta thứ tự lần lượt ca tụng phẩm chức, quyền thế và mọi nhân đức của Ðức Mẹ. Người ta xưng hô Ðức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, là Mẹ Chúa Kitô, là Mẹ Ðấng dựng nên muôn vật, là Mẹ Chúa Cứu thế, là Mẹ Ðấng cội rễ mọi ơn lành. Người ta ca ngợi: Ðức Mẹ là Mẹ trinh khiết, Ðức Mẹ toàn vẹn khiết trinh, Ðức Mẹ vô nhiễm tội truyền, Ðức Mẹ không vương bóng tội, Ðức Mẹ quyền thế cao cả, Ðức Mẹ từ bi lân tuất, Ðức Mẹ trinh trong và bao dung. Người ta ca tụng lòng từ bi Ðức Mẹ: Ðức Mẹ cứu giúp kẻ khốn cùng, bào chữa các tội nhân, nâng đỡ những người đau khổ, che chở những người đau yếu; người ta suy tôn Ðức Mẹ là Nữ vương các Thiên thần và các thánh nam nữ. . . Kinh cầu có 49 câu, mỗi câu là một bông hoa xinh tươi dâng lên Ðức Mẹ, mỗi câu là lời ca dịu dàng, mỗi câu là một bản kinh sốt sắng. Cả kinh cầu là một bản nhạc hùng hồn và êm ái, càng đọc người ta càng vui thích, càng nghe càng thấy dịu dàng. Có người đã thú nhận: ở Lộ-đức, khi con được nghe hàng ngàn người đồng thanh đọc kinh cầu, con có cảm tưởng như được nghe một bản nhạc du dương, lần nào nghe con cũng cảm động chảy nước mắt. Có những tội nhân nghe được kinh ấy, phải thốt lời ăn năn thống hối. Câu thưa: "Cầu cho chúng con" lại là một tiếng kêu van thảm thiết, như một tên bắn trúng vào trái tim Mẹ, để mở rộng kho từ ái Mẹ. Ðâu đâu khi làm việc kính Ðức Mẹ, người ta cũng đọc Kinh cầu Ðức Mẹ, vì là một kinh diễn tả đầy đủ những đức tính của Ðức Mẹ. Ðọc lên, người ta thấy sốt sắng lạ thường. Ta phải quí trọng kinh ấy, ta phải năng đọc, và đọc sốt sắng. Ðó là những lời ca tụng đẹp lòng Ðức Mẹ, và những tiếng kêu van thảm thiết nài xin lòng từ ái Mẹ.

Thánh Tích :

Cha Auriêma nói về lòng tôn sùng Ðức Mẹ có kể tích này: Ở Normania bên Pháp, người ta bắt được tướng cướp đem nộp cho nhà chức trách. Nhà chức trách điều tra lý lịch, thấy anh ta đã can án nhiều vụ cướp thì lên án xử tử. Lý hình vừa sắp chém đầu, thì anh ta kêu lên: " Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ thương cho con được xưng tội trước khi chết". Người ta sợ hãi liền tìm thày cả cho anh ta xưng tội. Thầy cả giải tội hỏi anh ta xưa nay có làm việc gì đáng Ðức Mẹ thương, thì anh ta trả lời: "Khi còn bé con siêng năng đọc kinh cầu Ðức Mẹ, và đọc các ngày thứ bảy". Suy tích này ta biết Kinh cầu Ðức Mẹ có hiệu lực và người năng đọc kinh ấy được Ðức Mẹ thương yêu dường nào.

07:07:00

SÁCH THÁNG ĐỨC BÀ NGÀY HAI MƯƠI SÁU


Việc thứ tư người ta quen làm để tôn sùng Ðức Mẹ là năng đọc kinh Kính mừng



1.Trong các kinh người ta quen đọc để cầu xin Ðức Mẹ, chẳng có kinh nào đẹp lòng Ðức Mẹ cho bằng kinh Kính Mừng. Ðó là những lời Sứ thần truyền tin cho Ðức Mẹ, là lời bà thánh Isave ca ngợi Ðức Mẹ, cũng là lời Giáo Hội thêm vào để tung hô Ðức Mẹ. Ðọc kinh Kính Mừng, người ta nhắc lại cho Ðức Mẹ tin vui mừng Sứ thần đã đem đến cho Người, và phúc trọng Thiên Chúa ban cho Người được làm Mẹ Con Thiên Chúa. Ðọc kinh Kính Mừng, người ta ca ngợi những phúc cả cao đầy ở nơi Ðức Mẹ từ lúc chịu thai, khi ở thế gian và trót đời Người. Ðọc kinh ấy, người ta tóm lại những lời ca tụng Ðức Mẹ trong các sách của mọi thời đại. Ðức Mẹ đã tỏ cho bà thánh Melthiđa biết không kinh nào làm đẹp lòng Ðức Mẹ cho bằng kinh Kính Mừng. Chẳng những thế, không kinh nào sinh nhiều ơn ích cho người ta bằng kinh ấy. Thánh Bênađô kể: chẳng lần nào ta đọc kinh ấy mà Ðức Mẹ chẳng ban ơn. Một ngày kia, ông thánh đi qua tượng Ðức Mẹ vừa đi vừa đọc kinh Kính Mừng. Ðọc vừa xong, ông thánh thấy Ðức Mẹ gật đầu tỏ ý bằng lòng. Thầy Alanô, dòng Ða-minh nói: "Khi tôi đọc kinh Kính Mừng, các thánh nam nữ trên trời reo mừng, các quỉ dữ hỏa ngục kinh khiếp, tôi cảm thấy hết lo buồn, hết khô khan thấy thêm lòng ghét tội và đầy lòng mến Chúa". Không ai có thể diễn tả hết sự ngọt ngào êm ái của kinh Kính Mừng. Có nhiều tích làm chứng Ðức Mẹ đã ban nhiều ơn cho những người sốt sắng đọc kinh Kính Mừng. Có người bị những cơn cám dỗ mãnh liệt, kêu xin Ðức Mẹ và đọc kinh Kính Mừng liền được khỏi ngay. Có người suốt đời khô khan tội lỗi, chỉ đọc mỗi ngày một kinh Kính Mừng mà đến giờ chết, Ðức Mẹ hộ giúp được ăn năn hối cải. Có những người bị quỉ dữ cám dỗ làm khổ, được khỏi, vì đọc đi đọc lại kinh Kính Mừng. Nhiều người bị tai nạn hầu chết mà được Ðức Mẹ cứu thoát, là vì miệng họ không ngớt đọc kinh Kính Mừng. 

2. Vì là một kinh đẹp lòng Ðức Mẹ nhất, nên ta hãy đọc kinh ấy cho sốt sắng. Từ rạng đông, ban trưa, đến lúc chiều tối, theo tiếng chuông, ta hãy dâng lên những lời ca ngợi chào mừng Ðức Mẹ đầy ơn phúc: đây Sứ thần truyền tin cho Ðức Mẹ được làm Mẹ Thiên Chúa. Ðây Ngôi Hai đã bỏ trời xuống thế trong lòng Trinh Nữ Maria! Theo tiếng chuông Ave, hàng ngàn giáo dân hãy cúi đầu đồng thanh: "Chốc ấy Ngôi thứ Hai xuống thế làm người, và ở cùng chúng tôi. . ." Tiếp đến lời chào: "Kính mừng Maria" sốt sắng vang dội. Khi gặp những cơn cám dỗ cheo leo, hãy mau đọc kinh Kính Mừng. Sáng ngày khi thức dậ?, buổi tối khi đi ngủ, cũng đừng quên nhớ đến Ðức Mẹ và đọc kinh Kính Mừng. Phải đọc kinh ấy với một tâm hồn sốt sắng, đơn sơ như người con ca ngợi Mẹ, thành thực như Sứ thần chào kính Mẹ. Lạy Mẹ Maria, Mẹ có phúc trọng hơn mọi phụ nữ. Xưa Mẹ đã được Sứ thần Thiên Chúa hết lòng cung kính kính mừng Mẹ. Nay chúng con cũng hết lòng mượn lời Sứ thần ca tụng kính mừng Mẹ muôn đời hạnh phúc.

Thánh Tích :

Có một học sinh tên là Antoniô, đậu tú tài, cha mẹ mừng rỡ thưởng cho anh ta rất nhiều tiền, lại cho đi du lịch bên Balê, một kinh thành có tiếng xa hoa, với những tòa nhà lộng lẫy, với những lối ăn chơi thỏa thích. Trước khi Antoniô lên đường, có một bà nhờ Antoniô một việc,là vào nhà thờ Ðức Mẹ thắng trận ở Balê, đọc một kinh Kính Mừng cầu nguyện cho bà ấy. Antoniô vốn khô khan, thấy bà nhờ việc ấy thì không được hài lòng mấy, phải miễn cưỡng nhận lời bà ấy dặn. Antoniô lưu lại Balê 15 ngày, dong chơi khắp mọi nơi. Mãi đến lúc ra về, Antoniô mới nhớ đến lời bà lão dặn. Lựa lúc vắng người, Antoniô lẻn vào nhà thờ Ðức Mẹ, quì một xó, anh liền cảm thấy mình đầy tội lỗi. Rầu nét mặt, đôi mắt đã bắt đầu sa lệ, giọt lệ thống hối đầu tiên. Chợt lúc ấy có linh mục chính xứ vào nhà thờ, thấy Antoniô đứng khóc liền hỏi: "Con đi đâu? Có việc gì? Sao lại khóc?". Antoniô chẳng thưa lại và vẫn nức nở khóc. Linh mục cầm lấy tay Antoniô nói rằng: "Ðây hẳn là một chiên lạc được Ðức Mẹ dắt về cùng Chúa. Con hãy tạ ơn Ðức Mẹ, Người đã hết lòng thương con". Antoniô gạt nước mắt thưa: "Lạy Cha, con là kẻ có tội, xin Cha cứu lấy con". Thầy cả khuyên bảo, yên ủi và giúp Antoniô xét mình xưng tội. Antoniô xưng tội, rước lễ sốt sắng và lưu lại mấy ngày tạ ơn Ðức Mẹ rồi mới về, trong lòng vui sướng nhẹ nhàng. Về đến nhà, anh kể lại đầu đuôi câu truyện cho mọi người biết hiệu lực của kinh Kính Mừng trong nhà thờ Ðức Mẹ thắng trận.

08:59:00

Các di tích lịch sử và Thủy Tổ khai canh lập làng ở phú đa – Quỳnh bảng


1.    Di tích nhà thờ họ Hoàng Khánh (08/08/2013 05:16 PM)

Nhà thờ họ Hoàng Khánh, tọa lạc tại thôn 4, xã Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tổng diện tích khuôn viên: 2.660 m2, nơi tôn thờ và tưởng niệm cụ Hoàng Khánh và các bậc hậu duệ trong dòng họ đã có công bảo quốc, hộ dân trong cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cụ Hoàng Khánh sinh năm 1358 ở Diễn Vạn- huyện Diễn Châu, là cháu nội của Sát Hải đại vương Hoàng Tá Thốn - người có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ 2 (1258). Tuổi trưởng thành ông theo cha đi tiểu phạt thổ phỉ ở vùng núi phía tây Thanh Hóa và một số cuộc chinh phạt giặc Chiêm ở Phương Nam; Ông thi đậu Hương cống và lập được nhiều công lao nên dần dần được cân nhắc, ông được nhà Trần ( Trần Duệ Tông 1375 - 1377 ) phong hàm hành Khiển và được giao Quản thủ Lộ Diễn Châu. Trong thời gian đó ông vừa tiếp tục củng cố cơ sở kinh tế, quân sự, vừa tổ chức xây dựng những cơ sở phòng thủ và mở mang kinh tế, văn hóa trong vùng. Người chăm lo kinh tế xã hội của Lộ Diễn Châu, Hoàng Khánh đã tổ chức chiêu dân lập ấp, tạo nên một xã ở huyện Quỳnh lưu trong đó có Thổ Đôi xưa  (nay là xã Quỳnh Đôi ).

2.   Di tích Đền thờ và Mộ Hồ Hữu Nhân, Di tích nhà thờ Nguyễn Bá Lai (09/08/2013 07:42 AM)

 Di tích Đền thờ và Mộ Hồ Hữu Nhân
Đền thờ Đô thống tham đốc giám sự Hoan quận công Hồ Hữu Nhân được xây dựng vào cuối thời Lê. Lúc đầu là một nhà ngói còn nhỏ. Sang đời nhà Nguyễn đền được xây dựng lại với quy mô lớn tam tòa, bố cục kiểu chử Tam tại xóm Đồng Hưng, xã Quỳnh Bảng, khu lăng Mộ thuộc thôn Chí Thành, xã Quỳnh Bảng, nơi tôn thờ Hoan quận công Hồ Hữu Nhân, Cụ là người có công lớn trong việc chiêu dân, mở đất, lập làng, phát triển ngành nghề ở Đa kỳ nội,     ngoại và vùng Minh Cảo. Cũng là người đặt hương ước, phép tắc, lệ làng, giữ gìn phát huy thuần phong mỹ tục. Có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống giặc Minh. Tham gia đánh và giải phóng Thành Trà Lân tháng 5/1425. Tham gia trận đánh phục binh ở Bồ ải, Khả Lưu góp công tiêu diệt chủ lực địch bắt sống tướng Chu Kiệt, chém tướng Hoàng Thành. Đập tan ý đồ tái chiếm Trà Long của Phương Chính và Trần Trí. Góp sức trong chiến thắng Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) trong lễ bình công, với công lao lớn trong chiến trận, đặc biệt là thành tích chiến đấu đánh Thành Trà Lân, với lòng trung thành Hồ Hữu Nhân đã được Lê Lợi phong chức Đô thống tham đốc tước Hoan quận công.
Nhà thờ và Mộ Hồ Hữu Nhân đã được Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích cấp Quốc gia năm 1999.

Di tích nhà thờ Nguyễn Bá Lai
Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Quỳnh Giang đã xuất hiện nhiều danh nhân lịch sử, văn học, nhiều tướng lĩnh võ công rực rỡ như thuần quận công Nguyễn Bá Lai cũng như các bậc khoa bảng.
Nhà thờ họ Nguyễn Bá Lai tại xã Quỳnh Giang, với diện tích 1.200m2. Cụ Nguyễn Bá Lai được phong là Bình Ngô Khai Quốc Bảo chính công thần, hy sinh trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khi vây hãm thành Thăng Long, vua Lê truy tặng là Thái Phó Thuần quận công, dân làng Cao Hậu Đông lập đền thờ. Đền có Tiền đường, hậu cung làm kiểu trùng thiềm. Gần đố có hai miếu nghè thờ thần Hùng Lược và thần Minh Trí. Thần Hùng Lược- là một quản tượng, thời Lê Trung Hưng, đi đánh giặc bị thương, voi chở về đến đó thì mất. Ông được nhân dân chôn cất chu đáo và lập miếu thờ. Nhà vua phong sắc và phong là Hùng Lược Anh Nghị quả cảm cương đoán. Thần Minh Trí làm một vị thiên thần. Việc thờ phụng Quận Công Nguyễn Bá Lai và con cháu hậu duệ, kể cả ba bà chúa đều chuyển về nhà thờ Quận Công Nguyễn Bá Lai ở Làng Đông Luyện. Nhà thờ này làm theo kiểu chữ nhị. Hậu cung ba gian, gian giữ thờ Quan Thái phó Thuần quận công và các con cháu Bái Dương hầu. Hai gian bên thờ các bà chúa, con gái của Nguyễn Bá Lai. Tiền đường 3 gian cách  hậu cung 1 sân hẹp. Tiền đường làm nơi tế lễ của dòng họ và dân làng. Phía sau nhà thờ là khu lăng mộ quận công và hậu duệ được xây dựng trang nghiêm. Nhà thờ họ cụ  Nguyễn Bá Lai trước đây đều có câu đối nói lên công tích của Cụ đối với  dân làng trong việc mở mang làng Đăng Cao cũ cả thôn Đồng và thôn Đoài:
                                “Quỳ Câu thác tích nguyên lưu viễn;
                                    Vin lĩnh khai cơ cổ chí kim”
Khu di tích này đã được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1997.

3. Di tích nhà thờ họ Hồ Đình (09/08/2013 07:48 AM)

Nhà thờ họ Hồ Đình ở xã Quỳnh Bảng được xây dựng từ thời Lê, là nơi thờ phụng các bậc tổ tiên của dòng họ Hồ Đình ở Quỳnh Bảng, trong đó có nhiều nhân vật lịch sử đã có nhiều cống hiến cho đất nước.

Vị tổ thứ nhất được thờ tại nhà thờ là ông Hồ Huyền Minh:

Căn cứ tài liệu lưu truyền trong dòng họ, ông Hồ Huyền Minh sinh năm 1580 tại hương Bào Đột cũ (nay thuộc xã Quỳnh Lâm – huyện Quỳnh Lưu). Ông là người có học thức, có hiểu biết sâu về địa lý. Sau khi lập gia đình với bà Ngô Thị Nhiệm, ông cùng một số trai tráng chuyển về sinh cư tại Cồn Tro thuộc thôn Văn Bằng (sau đổi thành Đa Kỳ) - vùng đất mới được Hồ Hữu Nhân và Nguyễn Khánh Duệ khai cơ lập làng từ thế kỷ XV. Nhưng do đây là vùng đất ở gần biển, bị nhiễm mặn nên bấy giờ đất hoang hoá vẫn còn nhiều, đất sản xuất hạn hẹp, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, đói kém. Trước thực tế đó, ông Hồ Huyền Minh đã tìm cách cải tạo ruộng đất. Nhờ có tầm nhìn rộng, giàu lòng thương dân và tài sắp xếp, tổ chức nên ông đã có nhiều đóng góp lớn trong việc huy động sức dân, đắp đê ngăn mặn và cải tạo ruộng đất. Vì vậy đất đai sản xuất ngày càng được mở rộng, đời sống nhân dân ngày càng no ấm, phát triển.

Vị tổ có công tiêu biểu nhất được thờ tại nhà thờ Hoài viễn tướng quân Hồ Đình Đê, hậu duệ đời thứ 7 của cụ tổ Hồ Huyền Minh. Ông sinh năm 1740, huý Đình Sỹ, hiệu là Tự Pháp Thăng, là con trai trưởng của ông Hồ  Đình Thức. Sau khi thi Hương đậu ba kỳ - học vị Sinh đồ (khoảng năm 1755), Hồ Đình Đê gia nhập vào đội quân phù trợ nhà Lê Trung hưng. Là người có học, lại sớm thể hiện tài binh đao nên ông nhanh chóng được phong làm đội trưởng đội ưu binh tuỳ tiền dũng đội.

Tình hình đất nước lúc bấy giờ rất rối ren. Trong lúc nhiều trung thần cũ của nhà Lê đang tìm cách lấy lại ngai vàng cho nhà Lê nhiều nơi trên đất nước ta cũng nổi lên các cuộc khởi nghĩa tranh giành, thoán đoạt, dẫn tới nạn cát cứ ở một số địa phương. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất ở Hưng Hoá (vùng Tây Bắc ngày nay) và khởi nghĩa Lê Duy Mật ở Thanh Hoá đã gây nhiều tổn thất cho triều Lê. Tướng trấn thủ vùng Hưng Hoá lúc bấy giờ là tướng Hoàng Đình Thể không chống cự nổi nên triều đình cử thêm quân đi hỗ trợ. Bấy giờ Đội trưởng đội ưu binh Hồ Đình Đê thuộc đạo quân Nghệ An.

Cụ Hồ Đình Đê là một đội trưởng xuất sắc, có những đóng góp tích cực, góp công lớn vào việc hạ thành Trình Quang nên được vua Lê ban sắc phong thưởng. Sắc hiện còn lưu giữ tại nhà thờ, nội dung sắc:

“Sắc cho ưu binh tuỳ tiền dũng sưu đội trưởng Hồ Đình Đê xã Hoàn Hậu đông, huyện Quỳnh Lưu, bản thân cùng các quan Đốc lệnh quản Hưu trung hầu, Tán lý quản phong xuyên hầu đánh dẹp giặc dã ở vùng núi thuộc đạo Hưng Hoá, bình đình giặc ở sào huỵêt Trấn Ninh, đã lập được công. Cho giữ chức Bá hộ, hiệu lệnh ty, Tráng sĩ bách hộ, bậc hạ trật”.

Lúc này ở xứ Đàng Trong, quân Tây Sơn đang ra sức mở rộng căn cứ. Triều đình cử Bùi Thế Đạt giữ chức Đốc trấn Nghệ An phối hợp cùng Hồ Đình Đê chỉ huy các tướng sĩ và binh lính đi bình ổn và phá được căn cứ ở Phú Xuân. Với chiến thắng này, ngày 11/6 năm Cảnh Hưng thứ 38 (1777), vua Lê đã ban sắc phong thăng cho Hồ Đình Đê chức Phó Thiên hộ hiệu Tráng tiết tướng quân, hiệu lệnh tư tráng sĩ.

Niềm vui bình ổn được Phú Xuân chưa được bao lâu, nhà Lê lại phải lo đối phó với giặc Ai Lao (đang nhân cơ hội đất nước ta loạn lạc hòng bành trướng lãnh thổ). Việc quân cấp bách, vua Lê ngay lập tức đã cử Phó Thiên hộ Hồ Đình Đê dẫn binh phối hợp với các cánh quân khác lập kế đánh quân Ai Lao ở động Mãnh Thiên. Nhưng giặc nghe tin đã vội bỏ chạy, quân ta lấy đất rồi về. Sách "Lịch triều hiến chương loại chí" chép: "...khi đến nơi quân Lào trốn đi, bèn lấy đất rồi về". Trở về triều, Phó Thiên hộ Hồ Đình Đê được nhà vua ban sắc thưởng. Sắc rằng:

"Hồ Đình Đê tráng tiết tướng quân, hiệu lệnh tư tráng sĩ, Phó thiên hộ thiết kị uý trung liệt, vốn lính tuỳ tiền dụng sưu đội, theo quan đốc lệnh Phan Phái hầu đạo Hưng Hoá và quan tiền tán lí Trần Thản đánh dẹp ba vạn thành, tiễu trừ giặc lùi, rất có công tích đã được bề trên chấp chuẩn thăng chức thiêm tổng tri, xứng đáng là trì uý Tướng quân thần vũ, tư hiệu sĩ thiêm tổng tri phi kị uý trung chế".

Đầu những năm 80 của thế kỷ XVIII, vùng Thuận Quảng lại bị xâu xé bởi nhiều phe phái. Hồ Đình Đê là một tướng giỏi được triều Lê cử đi bình ổn vùng Thuận Quảng cùng các thống tướng. Thuận Quảng được bình ổn xong.

Với những đóng góp về tài trí, mưu lược cũng như sự chiến đấu dũng cảm, tinh thần một lòng một dạ phục vụ quốc triều, cho nên trong cùng một ngày vua Lê đã ban cho ông 02 đạo sắc để ghi nhận công lao. Đạo sắc thứ nhất phong cho ông danh hiệu "Kiệt trung tướng quân", đạo sắc thứ hai gia phong thêm một bậc: Đồng tổng tri, danh hiệu Hoài viễn tướng quân thủ ngự.

Sau nhiều năm tháng xông pha trận mạc, khi vào bình ổn vùng Thuận Quảng được vài năm, ông lâm bệnh rồi qua đời tại Đồng Hới, Quảng Bình. Triều đình đã phong ông làm thần: "Lê triều tráng tiết Thượng tướng quân Hoa quận công Hồ Đình Đê chi thần" và cho lập đền thờ phụng tại quê nhà (nay là xã Quỳnh Bảng – huyện Quỳnh Lưu).

Trong những năm 1930 – 1964 do điều kiện đất nước phải tập trung sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cũng như nhiều đình, đền, chùa khác, ngôi đền thờ ông cũng bị bỏ hoang phế, hư hỏng. Được sự quan tâm, bảo vệ của dòng họ Hồ Đình, các bộ phận kiến trúc và đồ tế tự còn lại của đền thờ ông đã được sát nhập vào nhà thờ của dòng họ để thờ phụng chung cho đến ngày nay.

4. Di tích nhà thờ họ Hồ Đức (09/08/2013 07:50 AM)

Nhà thờ họ Hồ Đức được xây dựng từ thời Hậu Lê, nơi tôn thờ Thỉ tổ Hồ Đức Đỏ cùng các vị tiên tổ trong dòng họ có công với dân, với nước như Hồ Đăng Cẩm, Hồ Đức Khoan...

Thỉ tổ Hồ Đức Đỏ, thuỵ Phúc Chính Phủ Quân, sinh năm Giáp Thìn (1664), cụ là người có công cải tạo đất đai để canh nông, xây dựng làng Phú Đa. Cụ mất vào ngày 23 tháng 2 năm Thìn, mộ cụ được đặt ở lùm Giành, bãi Đông. Nhớ công ơn của cụ, con cháu sau này đã xây dựng nhà thờ trên chính mảnh đất cụ an cư lập nghiệp để tưởng nhớ, tri ân vị tiên tổ đầu tiên của dòng họ Hồ Đức.

  Ngũ Thế tổ Hồ Đăng Cẩm là hậu duệ đời thứ 5 của Thỉ tổ Hồ Đức Đỏ, sinh vào giờ Dần, ngày 13 tháng 8 năm Đinh Sửu (1757). Sinh ra và lớn lên trong một gia đình gia giáo, thủa nhỏ có tiếng là thông minh, lanh lợi, lại thêm chút năng khiếu về võ nghệ nên đã sớm thăng tới chức Thị hầu tả thuyền.

  Khi vừa tròn 25 tuổi, bất bình và căm phẫn trước những việc làm dưới thời Trịnh Sâm, Trịnh   Cán nên đã đồng sức cùng lính Ưu binh treo khẩu hiệu “Tam quân phò chính” phế Trịnh Cán đưa Trịnh Khải lên ngôi chúa và năm sau 1783, trong một ngày, ông được vua Lê Hiển Tông phong 2 sắc trong, ghi nhận công tôn phù và tôn phù Tự vương. Vua Minh Mệnh, truy phong ông là “Trung đẳng thần”.

   Cụ Hồ Đức Khoan, sinh vào giờ Hợi, ngày mồng 6 tháng 2 năm Thiệu trị thứ 2 (1842), mới lên 9 tuổi, đã mồ côi cha, nhưng thông minh, hoạt bát, ham học và đậu tú tài lần thứ nhất vào kỳ thi năm Mậu Thìn (1868), nên dân làng gọi là ông Tú Kép và là người khai khoa của làng và Đình làng lúc đó được dân làng đặt tên đình là “Đình Mừng Khoa”. Cụ là người có công lớn lập làng Tân Mỹ vào năm 1876, được nhà Vua ban chiếu chỉ ngợi khen, là người có công gieo gieo mầm tri thức, truyền thống hiếu học của quê hương Đồng Xuân (Làng Tân Mỹ trước đây). Cụ mất vào giờ Hợi, ngày 19 tháng 10, năm Quý Sửu (1913), thọ 72 tuổi. Để tưởng nhớ công ơn của cụ, năm 1916, dân làng Đồng Xuân đã tôn cụ là Thành hoàng và rước bài vị của cụ với vị hiệu “Mậu Thìn, Quý Dậu, nhị khoa Tú tài, bản thôn mộ trưởng thọ lão, tự Kính Phu, thụy vân nghị Hồ phủ quân”.

   Tiếp nối truyền thống  hiếu học và cách mạng của cha ông, các thế hệ con cháu trong dòng họ tích cực thi đua học tập thành danh, tham gia nhiều cuộc cách mạng, nhiều người đã trở thành nhà quản lý, lãnh đạo giỏi trên các lĩnh vực của xã hội. Dòng họ Hồ Đức luôn đi đầu trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, an ninh - an toàn thôn xóm đã nhiều năm liền được công nhận là dòng họ tiêu biểu của huyện.

   Đến với di tích nhà thờ họ Hồ Đức, chúng ta ai cũng cảm nhận được nét cổ kính, linh thiêng. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, nhà thờ họ Hồ Đức vẫn được con cháu bảo tồn, tôn tạo; các hạng mục công trình được giữ khá nguyên vẹn, quy mô lớn, kiến trúc cổ kính, tôn nghiêm và hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật quý có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, mỹ thuật, ... phục vụ cho việc nghiên cứu, giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng cho các thế hệ mai sau.

   Hàng năm, vào ngày 19 tháng 10 âm lịch (ngày giỗ cụ Hồ Đức Khoan), con cháu ở khắp mọi miền đất nước đều hội tụ về nhà thờ họ; dâng nén hương tâm thành, tỏ lòng thành kính, tri ân tưởng nhớ các bậc tiên tổ, thể hiện tình cảm, sự ngưỡng vọng, biết ơn sâu sắc công lao của tổ tiên ông bà và các bậc tiền nhân đã có nhiều công sức xây dựng quê hương, đất nước và sự tồn thịnh của dòng họ...

5.Di tích đền Đồng Xuân (08/08/2013 05:21 PM)

Đền Đồng Xuân, là một công trình kiến trúc cổ, đã tồn tại hàng trăm năm, nơi tôn thờ, tưởng nhớ công đức của danh nhân và vị thần Phương Hách Quyết Thanh Đế Quân đã có công bảo quốc hộ dân trong 2 cuộc kháng chiến và trong cuộc sống đời thường, góp phần ổn định và phát triển KT-XH của quê hương, đất nước. Phạm Đình Toái là một vị quan sống hết lòng vì dân, vì nước có nhiều cống hiến to lớn trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Năm 1842, Ông được bổ nhiệm làm quan ở nhiều nơi, giữ nhiều chức vụ khác nhau, từ tri huyện, tri phủ…cho đến Tân Vệ Quyền, nhưng bước đường làm quan của ông gặp nhiều trắc trở. Điều quý nhất ở ông là dù làm quan ở đâu, ở trong hoàn cảnh nào cũng luôn coi trọng đạo nghĩa. Lúc về hưu, được phong tước “Hồng Lô Tự Khanh”, ông có công lớn trong việc khai cơ, lập ấp trên vùng đất hoang hoá cận biển, kề sông, lập nên làng Đồng Xuân (nay thôn Tân Xuân, xã Quỳnh Bảng), cung tiến tiền của cung cấp cho dân khẩn hoang, làm đường, đào giếng, bắc cầu qua sông, qua lạch, lập chợ, làm nhà, xây dựng Đình làng, đình xóm, nhà Thánh, lập Từ đường… Ngoài việc tổ chức khai hoang, chăm lo đời sống cho nhân dân, ông còn để lại cho hậu thế một số tác phẩm văn học, sử học có giá trị nghệ thuật cao, mang ý nghĩa giáo dục và tính nhân văn sâu sắc; tiêu biểu là “Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca”, “Đồng Xuân Hương Thư” và bộ sách “Quỳnh Lưu Tiết Phụ Truyện”…Phạm Đình Toái là một vị quan thanh liêm, đức độ, tài cao, lập nhiều chiến công lớn trong việc đem quân đi dẹp phỉ ở Phủ Sơn Tây giúp nước, an dân, được Triều đình Nhà Nguyễn phong sắc “Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Tôn Thần” và “Đoan Túc Tôn Thần”. Khi ông mất dân làng lập đền thờ và tổ chức cúng tế vào ngày 12/2 âm lịch hàng năm. Với những cống hiến to lớn đó, ông xứng đáng được tôn vinh danh nhân văn hoá mang tầm cỡ Quốc gia, là vị thành Hoàng làng.



Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.