Đêm lửa trại vui trung thu giáo lý | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Đêm lửa trại vui trung thu giáo lý


MỘT MẪU TỔ CHỨC ĐÊM LỬA TRẠI: VUI TRUNG THU GIÁO LÝ

Đây là một chương trình đã được thực hiện cụ thể tại một số giáo xứ nông thôn miền Nam cũng như miền Bắc. Các số liệu, thời gian, công việc và nhân sự đều là để tham khảo, xin tùy nghi thay đổi để phù hợp với từng hoàn cảnh và quy mô tổ chức.

A. TẬP TRUNG:

1. Tất cả Giáo Lý Viên đều tập trung tại sân Nhà Thờ lúc 18g00.

2. Ổn định các em theo từng Khối Lớp, có các Giáo Lý Viên đi đầu mỗi hàng và đi kèm ở giữa các hàng:

Khối Khai Tâm: 220 em, đứng thành 4 hàng dọc.
Khối Rước Lễ: 180 em, đứng thành 4 hàng dọc.
Khối Thêm Sức: 220 em, đứng thành 4 hàng dọc.
Khối Bao Đồng: 80 em, đứng thành 2 hàng dọc.
Khối Thiếu Nhi Thánh Thể ( 2 lớp nhỏ ): 100 em, đứng thành 2 hàng dọc.
Lớp Vào Đời: 50 em, đứng thành 1 hàng dọc.
Lớp Thiếu Nhi Thánh Thể ( lớn ): 50 em, đứng thành một hàng dọc.

3. Ôn các bài hát: Rước Đèn Tỏa Sáng, Rước Đèn Trung Thu Tết Trung Thu Đốt Đèn Đi Chơi.

4. Các Giáo Lý Viên mỗi Khối sẽ phân phối lồng đèn và tự tay thắp nến cho từng em để tránh rủi ro bị cháy đèn.

5. Đôi lời mở đầu của Huynh Trưởng phụ trách toàn Ban Giáo Lý với các em trước khi rước đèn:

“Các em học sinh Giáo Lý thân mến,
Một lát, một lát nữa thôi, nhìn lên bầu trời thu xanh nhung huyền ảo, chúng ta có thể trông thấy một vầng trăng tuyệt vời, rất gần, như với tay tới được, đang dịu dàng tỏa ánh sáng mát rượi xuống muôn loài muôn vật. Cỏ cây hoa lá như được dát lên những ánh bạc huy hoàng lộng lẫy. Lòng người chúng ta như được hòa quyện với vầng trăng xinh xắn, xua tan những mệt mỏi u sầu, để chỉ còn dậy lên những tình cảm trìu mến yêu thương, như cùng lấp lánh, lấp lánh với muôn triệu vì sao...
Giờ đây, mỗi chúng ta hãy là một ngôi sao tỏa sáng, lên đường đi khắp nơi, soi chiếu mọi ngõ cùng hẻm vắng của cuộc đời, để tâm hồn mọi người được bừng sáng lên niềm tin yêu vui tươi... Nào, xin mời chúng ta hãy cất bước lên đường...”

B. RƯỚC ĐÈN:

Đoàn rước đèn sẽ khởi hành lúc 18g30, chia làm 2 nhánh:
Nhánh 1 với Khối Khai Tâm và Khối Thêm Sức:
Hát bài Tết Trung Thu, rước đèn đi thành 4 hàng dọc,
Vòng bên phải, ra phía sau Nhà Thờ,
Vào cổng nhỏ bên phải của Đền Đức Mẹ,
Đứng lạiï trước tượng Đức Mẹ, cùng với nhánh 2 hát dâng Mẹ bài Mẹ Ơi, Con Yêu Mẹ,
Rồi vòng sang đi dọc đường kiệu bên trái Nhà Thờ.
Trở lại phía trước, tiến vào trong Nhà Thờ theo cửa bên trái,
Hát bài Ca Nhập Lễ Rước Đèn Tỏa Sáng.
Khối Khai Tâm ngồi dưới chiếu ngay trước Cung Thánh.
Khối Thêm Sức ngồi trọn 4 khối ghế bên trái.
Nhánh 2 với Khối Rước Lễ, Khối Bao Đồng và 2 lớp TNTT nhỏ:
Hát bài Tết Trung Thu, rước đèn đi thành 4 hàng dọc,
Vòng bên trái, ra phía sau Nhà Thờ,
Vào cổng nhỏ bên trái của Đền Đức Mẹ,
Đứng lạiï trước tượng Đức Mẹ, cùng với nhánh 1 hát dâng Mẹ bài Mẹ Ơi, Con Yêu Mẹ.
Rồi vòng sang đi dọc đường kiệu bên phải.
Đi dọc theo đường kiệu bên phải của Nhà Thờ.
Trở lại phía trước, tiến vào trong Nhà Thờ theo cửa bên phải,
Hát bài Ca Nhập Lễ Rước Đèn Tỏa Sáng.
Các em Khối Rước Lễ vào ngồi trọn 2 khối ghế giữa bên phải.
Các em Khối Bao Đồng vào ngồi trọn 1 khối ghế bên phải.
Các em TNTT nhỏ vào ngồi trọn 1 khối ghế sát tường bên phải.
Đội Trống và Trắc: tập trung sẵn ở Đền, sau lưng tượng Đức Mẹ, khi 2 nhánh rước đèn vừa đến thì đón bằng một bài trống và trắc. Sau khi một Huynh Trưởng hướng dẫn một lời cầu nguyện với Mẹ, 2 nhánh rước đèn đi tiếp, thì Đội lại đánh một bài trống và trắc.
Lớp Vào Đời và lớp TNTT lớn: không đi rước đèn, nhưng đã vào sẵn trong Nhà Thờ, đứng ở phần cuối Nhà Thờ.

Ban Nhạc: đứng sẵn trong Nhà Thờ, phụ trách phần đệm đàn các bài đi rước đèn bên ngoài, đợi khi các Khối Rước Đèn vào đến cửa Nhà Thờ thì dạo đàn cho bài Ca Nhập Lễ.
Ca Đoàn: bắt đầu hát Ca Nhập Lễ khi 2 nhánh rước đèn được cha Sở đón từ cuối Nhà Thờ.

C. THÁNH LỄ:

Thánh Lễ Tạ Ơn sẽ bắt đầu được cử hành vào khoảng 19g00.

Bài Ca Nhập Lễ: Cha Sở đón các em ở cửa Nhà Thờ, tiến lên Cung Thánh, trong khi một Huynh Trưởng điều khiển các em hát bài Ca Nhập Lễ: Rước Đèn Tỏa Sáng.

Bài Đáp Ca: Mọi người hát chung câu đáp Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương, một Giáo Lý Viên nữ sẽ hát các phiên khúc.

Phần Dâng Lễ Vật:

Trong khi các em tiến dâng các lễ vật, gồm: một cặp nến, một giỏ hoa, một mâm quả, một chùm bong bóng, một cặp đèn lồng Trung Thu, đại diện các Khối sẽ dâng các Lời Nguyện bằng thơ như sau:

Dâng nến sáng: Đây ngày rằm tuổi thơ dâng Chúa,
Nến trắng tinh chan chứa Lòng Tin,
Đời con thắp sáng lung linh,
Bước đi trong Chúa ân tình thiết tha.
Dâng hoa tươi: Tấm lòng con đơn sơ trong trắng,
Như đóa hoa tươi thắm rạng ngời,
Khát khao xin Chúa một lời:
Cho con luôn được trọn đời tỏa hương.
Dâng trái bưởi: Trái bưởi tròn vừa chua vừa ngọt,
Như tuổi thơ hay khóc hay cười,
Chắp tay ngước mắt lên trời,
Con dâng cho Chúa một thời hồn nhiên.
Dâng bong bóng: Bao ước mơ tuổi đời thơ dại,
Luôn dễ thương mãi mãi ngọt ngào,
Bóng bay xanh đỏ sắc mầu,
Trung Thu dâng Chúa dạt dào lòng con.
Dâng đèn lồng: Tết Trung Thu, đèn lồng lấp lánh,
Con xin là một ánh sao xanh,
Dễ thương, ngoan ngoãn, hiền lành,
Tỏa lan Lòng Mến chân thành, Chúa ơi.
Bài Ca Tiến Lễ: Con Dâng Lên Ngài
Bài Ca Hiệp Lễ: Mời Bánh Tình Yêu

Bài Ca Tạ Lễ: Dùng lại Bài Ca Nhập Lễ: Rước Đèn Tỏa Sáng ( nhưng chỉ hát phiên khúc 2 và 3 ).

D. SAU THÁNH LỄ:

Thánh Lễ Tạ Ơn sẽ kết thúc vào khoảng 20g00.

Trong Nhà Thờ: các Khối vẫn ở lại trong Nhà Thờ, các Huynh Trưởng ôn tập chung bài Nhẩy Lửa: Một Bài Ca Mới Chỉ có các em lớp Vào Đời và TNTT lớn cấp tốc đi hóa trang ( trong 15 phút ) rồi ra đứng thành vòng tròn quanh đống củi trước.

Ngoài Nhà Thờ: Các Huynh Trưởng nam đã xếp đống củi và dựng cây nêu với đèn kéo quân, bố trí xong phần âm thanh và hệ thống cầu Lửa từ hai ngọn tháp Nhà Thờ.

E. RA SÂN:

Đúng 20g15, từng Khối xếp hàng hai rời Nhà Thờ tiến ra sân, ngồi đúng các vị trí đã chia bằng vạch vôi trên sân như sau:

Lớp Vào Đời và TNTT lớn ngồi thành vòng tròn trong cùng:
Khối Khai Tâm: ngồi quay lưng về Nhà Thờ, thành các vòng cung góc bên phải.
Khối Thêm Sức: ngồi quay lưng về Nhà Thờ, thành các vòng cung góc bên trái.
Khối Rước Lễ: ngồi quay mặt về Nhà Thờ, thành các vòng cung góc bên phải.
Khối Bao Đồng và 2 lớp TNTT nhỏ: ngồi quay mặt về Nhà Thờ, thành các vòng cung góc bên trái.



F. QUANH ĐỐNG LỬA:

Đúng 20g30, các Khối đã ổn định vị trí đứng trên sân, bắt đầu các nghi thức về Lửa

Dẫn nhập về Lửa: giá trị đời sống và ý nghĩa thiêng liêng của Lửa.

Nghi thức gọi Lửa: ôn lại bài Nhẩy Lửa Một Bài Ca Mới.

Băng reo đón Lửa: tập và làm nháp băng reo.

Rước Lửa: Quản Lửa cầm đuốc từ Nhà Thờ chạy ra, vòng quanh bên ngoài, chạy vào vòng quanh bên trong, rồi trao đuốc cho cha Sở.

Đốt Lửa: Cha Sở nói vài lời về Lửa Chúa Thánh Thần rồi châm Lửa vào đống củi. Một Huynh Trưởng phụ trách thả cho 2 quả cầu Lửa trượt theo dây thép từ trên hai ngọn tháp của Nhà Thờ bay xuống đống Lửa. Tất cả hô băng reo đón Lửa.

Nhảy Lửa: các em lớp Vào Đời, TNTT lớn nhảy lửa bài Một Bài Ca Mới. Hai Huynh Trưởng ở ngoài cầm mi-crô hát phụ, làm nòng cốt cho tất cả các em cùng hát. Kết thúc, hô lại băng reo mừng Lửa một lần nữa.

G. VĂN NGHỆ BÊN ĐỐNG LỬA:

Từ 21g00, Quản Ca điều phối các tiết mục văn nghệ, xen kẽ bằng những trò chơi, băng reo. Các em diễn văn nghệ đều hướng về đống lửa, tức là quay lưng ra cổng Nhà Thờ và quay mặt về phía Nhà Thờ, vì thềm rộng của Nhà Thờ sẽ là nơi tụ họp đông nhất của khán giả người lớn bên ngoài đến xem ( có thể lên tới 1000 người ). Hơn nữa, ban nhạc và hệ thống âm thanh được bố trí cố định ở phía sau, hướng về phía Nhà Thờ.

Chương trình văn nghệ gồm có các tiết mục:

Khối Khai Tâm: Hát múa và lắc vòng: Chiếc Đèn Ông Sao.

Khối Rước Lễ: Hát múa: Rước Đèn Dươi Ánh Trăng.

Khối Thêm Sức: Hát múa: Múa Trăn

Khối Bao Đồng: Kịch ngắn: Nha sĩ.

Lớp Vào Đời: Múa: Quê Hương.

Thiếu Nhi Thánh Thể: Múa: Gợi Nhớ Quê Hương.

Con Đức Mẹ: Hát múa Tây Nguyên: Biết Ơn Yàng Bạp

Lớp Vào Đời: Kịch ngắn: Người chết hai lần.

H. BÁNH TRUNG THU:

Diễn tiến gồm có các khâu chuẩn bị và triển khai như sau:

1200 phần bánh được đóng trước thành từng gói 30 cái, tổng cộng là 40 gói, chia ra:
8 gói dành cho Khối Khai Tâm ( 220 em ):
8 gói dành cho Khối Thêm Sức ( 220 em ):
7 gói dành cho Khối Rước Lễ ( 180 em ):
4 gói dành cho Khối Bao Đồng ( 80 em ):
5 gói dành cho Khối TNTT nhỏ ( 100 em ):
3 gói dành cho Lớp Vào Đời và TNTT lớn ( 90 em ):
5 gói dự trữ, cuối cùng sẽ phát hết cho các em bên ngoài Giáo Lý, kể cả các em người bên lương.
40 gói này lại được chia thành 2 thùng:
1 thùng cho Khối Khai Tâm, gồm 8 gói, ghi rõ tên Khối. Ngoài ra còn có thêm 2 gói dự trữ ( 60 cái bánh ).
1 thùng cho Khối Thêm Sức, gồm 8 gói, ghi rõ tên Khối. Ngoài ra còn có thêm 2 gói dự trữ ( 60 cái bánh ).
1 thùng cho Khối Rước Lễ, gồm 7 gói, ghi rõ tên Khối. Ngoài ra còn có thêm 1 gói dự trữ ( 30 cái bánh ).
1 thùng cho Khối Bao Đồng và 2 lớp TNTT nhỏ, gồm 9 gói, ghi rõ tên Khối và 2 lớp. Ngoài ra còn có thêm 2 gói dự trữ ( 60 cái bánh ).
Vào khoảng 21g30, đang giữa buổi văn nghệ, Quản Trò sẽ hò lên thật to để tập trung sự chú ý của các em: “Ơi này các em ơi...” Các em sẽ đáp lại thật to: “Ơi !”
Quản Trò hỏi: “Ngày xưa, trong Kinh Thánh Cựu Ước, khi dân Ít-ra-en ra khỏi đất Ai-cập, đi trong sa mạc, cho đến một hôm đói quá mà không còn gì để ăn, thì Thiên Chúa đã ban cho họ một thứ bánh, các em có nhớ đó là bánh gì không ?” Các em sẽ thưa: “Đó là bánh Man-na !”

Quản Trò lại nói: “Đúng rồi, đó chính là bánh Man-na. Vậy, còn các em hôm nay thì sao ? Các em có thấy đói bụng chưa ? À, chúng ta vừa mới được báo cho biết một Tin Vui, đó là Thiên Chúa sẽ gửi đến 4 vị thiên thần mang đến tặng cho các em bánh Man-na Trung Thu. Vậy, các em có chịu giữ trật tự để có thể đón nhận quà của Thiên Chúa không ?... Nào, xin mời các em cùng lập lại lời mời các thiên thần nhé. Xin mời ! Xin mời ! Xin mời ! ( hô to như vậy 3 lượt )”

Trống cái lại nổi lên dồn dập. 4 Giáo Lý Viên hóa trang làm thiên thần, mỗi thiên thần chở 1 thùng bánh trên xe đạp, có 4 em phụ tá lắc khuông chạy trước mở đường, từ 2 cửa Nhà Thờ chạy ra trong tiếng reo hò của dân Ít-ra-en.

4 thiên thần cho xe chạy 2 vòng quanh đống Lửa, dừng lại sẽ chuyển cho các anh chị Giáo Lý Viên từng Khối và mạng lưới phụ tá sẽ chuyển Man-na đến tận tay từng em. Sau khi đã phân phối đủ cho các em học sinh Giáo Lý các Khối, số bánh còn lại trao cho các em lương dân bên ngoài đến tham dự ( khoảng từ 150 đến 210 em ).

Quản Trò yêu cầu tất cả giữ lại giấy gói bánh, không vứt bừa bãi, nhưng gom lại nộp cho các anh chị Giáo Lý Viên. Nghe hiệu lệnh của Quản Trò, các anh chị sẽ cùng mang lên bỏ vào Đống Lửa trong một trò chơi vui.

I.TÀN LỬA:

Đúng 22g30, Đêm Vui Trung Thu bên Lửa sẽ chuẩn bị kết thúc. Các nghi thức diễn ra như sau:
Câu chuyện Tàn Lửa: Một Huynh Trưởng Lớn hoặc chính Quản Trò sẽ trân trọng và chậm rãi ngỏ lời với các em.
Cầu nguyện và Phép Lành kết thúc: Cha Sở chủ sự.
Bài hát chia tay: Gặp Nhau Đây Rồi Chia Tay.

J. LỬA DẶM ĐƯỜNG:

Vào khoảng 23g00, các Huynh Trưởng nam phụ trách dập tắt dần ngọn lửa, dọn các hệ thống âm thanh. Sau đó, tất cả anh chị em Huynh Trưởng Giáo Lý Viên sẽ ở lại khơi lửa tàn để đốt một đống Lửa Dặm Đường, ngồi bên nhau ăn bánh và uống nước giải lao, trò chuyện tâm sự và lượng giá, rút kinh nghiệm về đêm Lửa Trại vừa xong. Tối đa 1g30 khuya là chia tay...

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.