Những con người có mặt trên Đồi Sọ | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Những con người có mặt trên Đồi Sọ

08:36:00

“Những con người có mặt trên đồi Sọ”



I
Những con người có mặt trên đồi SọQúy vị và các bạn gần xa rất thương mến,
                                Chủ đề thứ hai mà cha Fx Vũ Phan Long, Ofm đã giảng Tĩnh Tâm Mùa Chay tại nhà thờ Thánh Antôn – Cầu Ông Lãnh, Q. I TP HCM  vào Thánh Lễ chiều ngày thứ ba, 25.03.2014 vừa qua là chủ đề: “Chứng từ của các cộng đoàn huynh đệ và hòa giải”. Bài giảng dựa theo Tin Mừng của Thánh Luca: 23, 35-54, và ngài xoáy sâu vào

                   những con người có mặt trên đồi Sọ”.

                   Thú thật, lúc trước kia khi chưa được ngồi nghe ngài giảng bài thứ hai này, Hồng Nhung (HN) chỉ lờ mờ trong trí tưởng tượng và thường tự nhủ rằng
                   -! Ai mà còn lạ gì nữa!! Chúa Giêsu bị bắt như vậy vậy đó đó…Và, à há! Chúa Giêsu bị quân dữ đánh đòn bị sỉ nhục và cuối cùng Người bị chết treo trên cây thập tự giá như vậy đó mà!Chuyện xưa như trái đất!!!

                   Nhưng, Trời hỡi! Sau khi nghe ngài từ từ giảng về quang cảnh trên đồi Sọ trong ngày Chúa Giêsu chịu tử hình, giữa lúc Thánh Lễ mà nước mắt của HN như chực sẵn cho được tuôn chảy ra. Nếu nói rằng HN khóc vì thương yêu Chúa Giêsu một cách nồng nàn đến như thế, là HN đáng ghét và xạo sự vô cùng!! Nhưng HN phải khóc, vì HN không hiểu tại sao đoàn người hiệp nhau ghét bỏ Chúa Giêsu ấy, lại có dã tâm và lòng dạ họ ác độc đến như hết còn được gọi là “người” nữa!!

II

                   Tin Mừng Thánh Luca viết: “Vào khoảng mười hai giờ trưa, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất” (23, 44).
                   Cha Long nói: “Bóng tối như một hiện tượng thiên nhiên ấy không là gì so với bóng tối trong lòng những con người.

                   -Bóng tối thứ nhất, ngài giải thích:
                   “Cho dù là kẻ có tội tày trời, cho dù đó là kẻ thù không đội trời chung, nhưng bị đóng đinh tức là chịu một kiểu hành hình tàn bạo nhất, đau đớn nhất, và nhục nhã nhất, và người đó đang bị hấp hối, thế mà các thủ lãnh Do Thái vẫn cười nhạo miệt thị: họ khoan khoái vì đã khử trừ được một cái gai, một thứ “kỳ đà cản mũi”,họ đang say sưa men chiến thắng.Câu nói chế nhạo sau đây trở đi trở lại như một điệp khúc:
                   Nếu mi là Đấng Kitô thì hãy chứng tỏ sức mạnh của mình đi!”
                   Lương tâm của họ thế nào mà không cảm thấy xót xa cho một kẻ chết thê thảm như thế?
Ít ra cũng buông được tiếng thở dài thương cảm chứ?
Họ thích chí khi thấy đối thủ “ngã ngựa”.
                   Những thủ lãnh tôn giáo, những người suốt ngày đọc Kinh Thánh, những người suốt ngày tiếp cận với sự linh thánh,với thế giới Thiên Chúa, họ đang giới thiệu được gì về Thiên Chúa?
                   Hẳn là họ còn nhớ các quy định của Luật chứ?
                   Xh 23, 4-5 dạy: “Ngươi không được phao tin đồn nhảm. Đừng làm chứng gian mà tiếp tay với kẻ xấu. Ngươi không được hùa theo số đôngđể làm điều trái; trong một vụ kiện, ngươi không được ngả theo số đông mà làm chứng, khiến công lý bị sai lệch”.
                   Đối với kẻ thù, Xh 23, 4-5: “Nếu gặp bò hay lừa của kẻ thù đi lạc, ngươi phải dẫn nó về cho người ấy. Nếu thấy lừa của kẻ ghét ngươi quỵ ngã vì chở nặng, ngươi không được để mặc người ấy; ngươi phải giúp người ấy đỡ lừa dậy.
                   Con bò con lừa của kẻ thù mà còn phải giúp đỡ, còn chính kẻ thù thì gí cho đến chết! Các thủ lãnh tôn giáo này có thật sự sống dưới  mắt Chúa không?
                   Thật ra họ cũng chỉ là đại diện của vô vàn kẻ có quyền thế, tưởng là phục vụ hạnh phúc của người khác, nhưng chỉ củng cố địa vị của mình bằng mọi giá. “Chúa của họ”thật ra là “cái tôi” của họ.

                   -Bóng tối thứ hai, cha Cựu Giám Tỉnh Dòng Phanxicô giảng về các lính tráng. “Đức Giêsu với họ chẳng có xung đột gì cả, nhưng họ đã quen những việc xử tử như thế rồi. Trong lòng họ không có chỗ cho sự thương cảm. Đây chỉ là công việc thôi mà! Đưa một con người sang thế giới bên kia bằng phương tiện tàn khốc nhất, mà là công việc sao?

                   -Bóng tối thứ ba, bài giảng của ngài nghiêng về hai kẻ tử tội bị đóng đinh hai bên Chúa Đức Giêsu:
                   Có lẽ chưa bao giờ con người lại gần Thiên Chúa như hai anh ấy. Anh nào cũng chỉ cần nghiêng sang một chút, nghiêng sang bên phải hoặc bên trái, là cũng thấy Đức Giêsu đội vòng gai, bình thản chịu đau đớn và chấp nhận mọi sỉ nhục của đám đông. Nhưng trong lòng người mà chúng ta gọi là “anh trộm dữ”, dường như chỉ có mỉa mai và tính toán vị kỷ.
                   Ông không phải là Đấng Kitô sao?”….. “Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”(Lc 23, 39).
                   Anh ta dùng các lời của các thủ lãnh theo hướng có lợi cho anh ta. Một con người đã bị đóng cứng trên thập giá và sắp chết thì còn có thể giúp đỡ ai?
                   Loài người sống không cần Thiên Chúa! Đúng ra, loài người đang xử Thiên Chúa đấy! Mà họ xử thiếu công tâm, họ xử theo lòng dạ họ, theo quyền lợi của họ. Trước tất cả những lời sỉ nhục và thách thức đó, Đức Giêsu không trả lời một tiếng nào. Thật ra Người đã nói trước rồi, một câu nói bao trùm tất cả vụ xử án quái dị và khôi hài này: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23,34).
                   Các đối thủ của Người chiến thắng trên mọi mặt trận. Nhưng đây lại chính là đỉnh cao của quyền lực Thiên Chúa, quyền lực tỏ bày trong sự bất lực. Tiếng nói của Đấng Tạo Hóa đã từng làm cho mọi sự từ không nên có, nay chỉ còn là những tiếng rên siết vì đau đớn. Tuy nhiên, sự bất lực này là quyền năng lớn lao nhất, bởi vì đây là sự bất lực được chấp nhận vì yêu thương loài người, và để cứu lấy loài người.

                   Trắng đen – tốt xấu – thánh thiện và tội lỗi … thường đan xen lẫn nhau. Sau đây, chúng ta cùng lắng nghe và tham khảo phần cuối trong bài giảng với chủ đề thứ hai này. Cha Long mở ra một hướng nhìn đầy hy vọng với bốn nguồn ánh sáng:

                   Ánh sáng đầu tiên xuất hiện ngay bên cạnh Đức Giêsu: người gian phi sám hối, “anh trộm lành”. Cái đẹp là khi anh kia chỉ thấy Đức Giêsu là một kẻ đáng chửi rủa, thì anh này nhận biết sự thánh thiện của Đức Giêsu, tức là “Đấng Kitô của Thiên Chúa”, điều mà bạn anh và các thủ lãnh tôn giáo không chấp nhận. Anh cũng biết Người là Vua khi nói: “Giêsu ơi, khi anh vào Nước của anh, xin nhớ đến tôi!(Lc 23, 42).

                   Ánh sáng kế tiếp là lời viên đại đội trưởng, tức viên chỉ huy toán lính và là chứng nhân cuộc xử tử, tôn vinh Thiên Chúa: “Người này đích thực là người công chính!” “Công chính” ở đây vừa được hiểu theo nghĩa là “vô tội”, tức là quan điểm của Philatô (23,4.14-15.22), Hêrôđê (23-11) và anh gian phi sám hối (23-41), vừa theo nghĩa là “Đấng được Thiên Chúa tôn vinh”, tức là ông phủ nhận hoàn toàn thái độ “vô đạo”của toán lính dưới quyền.

                   Ánh sáng thứ ba, lúc đầu chỉ mờ đục, đã rạng lên vớitoàn thể dân chúng có mặt trên đồi Sọ: Họ không giữ khoảng cách, họ không tập trung, tránh né, vì “khi thấy sự việc đã xảy ra, họ đều đấm ngực trở về”(23,48). Cùng với dân chúng là “các phụ nữ đã đi theo Người từ Galilê”(23,49). Có lẽ các môn đệ của Đức Giêsu cũng có đó, nhưng họ không được nói đến; họ phải nương vào tư thế của các phụ nữ này thôi: các bà đã và đang “đi theo” Đức Giêsu, các bà công khai trung thành với đời môn đệ của Đức Giêsu, cho đến tận mộ đá.

                   Ánh sáng cuối cùng đến từ chính giới thủ lãnh: trong khi các thủ lãnh say sưa với cái chết của Đức Giêsu, ông Giôxếp Arimathê, “thành viên của Thượng Hội Đồng, đã không tán thành quyết định và hành động của họ” (23, 50-51), ông đi xin thi hài, hạ xác xuống liệm và đưa đi an táng. Một ông Giôxếp này cũng đủ, còn nếu muốn thêm, thì chúng ta có ông Nicôđêmô của Tin Mừng Gioan (Ga 19,39).

III

                   Các bà thời Chúa Giêsu thì “đi theo” Chúa Giêsu có lẽ đã từ lâu, và quyết tâm “đi theo” từ Galilê cho đến tận mộ đá.
                   Còn các bà trong ca đoàn Ave Maria tại giáo xứ Thánh Antôn phần đông khen rằng:
                   Cha Long giảng rất hay mà ngài còn được Chúa cho có chất giọng rất đặc biệt ấm và truyền cảm nữa! Nhưng thiết nghĩ, điều chính yếu của các linh mục bỏ công soạn bài và đi giảng Tĩnh Tâm Mùa Chay là muốn mọi người đều nhận được “món quà tinh thần” của các ngài do Thiên Chúa ban, qua các nội dung xuất sắc trong các bài giảng.
                   Giảng về Mùa Chay năm nào cũng thế, mỗi linh mục cómột “chiêu” khác nhau. “Chiêu” nào cũng mời gọi mọi người tín hữu cùng suy tư, cùng  nghiêm chỉnh nhìn lại cuộc đời “bước theo chân Chúa Giêsu” của chính mình, để chuẩn bị thật tốt cho việc Mừng Chúa Phục Sinh sắp tới.

                   Nếu ta cũng có mặt trên đồi Sọ trong cái ngày Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng ấy, ta có vỗ tay khen mừng chiến thắng của quân dữ hay không???
                   Chúng tôi tin chắc, vì nhằm bảo vệ uy tín và vinh dự của “cái tôi” của mình, ai cũng đều lắc đầu và nói:
                   -Không! Không bao giờ tôi đứng chung phe với cái quân vô cùng ác độc đó!!
                   Nhưng coi chừng “giấu cái đầu, nó lại lòi cái đuôi ra” qua chuyện ta dùng mọi cách để đi bêu xấu và vu oan đủ điều cho người vô tội! Họ cũng có dòng nước mắt mặn và lưu lượng máu đỏ như ta. Sao ta lại tàn ác với họ như thế?? Họ cũng là người con của Đức Chúa Trời mà.
                   Nếu ta vì “bóng tối” bao phủ trong lòng mà đi từ chối họ, chà đạp họ, và “dí họ cho đến chết cho thỏa lòng thù hận của mình, thì...
                   -  ta nào có khác gì các thủ lãnh Do Thái vẫn cười nhạo miệt thị: họ khoan khoái vì đã khử trừ được một cái gai, một thứ “kỳ đà cản mũi”
                   -  ta nào có khác gì đám quân dữ cố tình giết chết Chúa Giêsu
                   -  ta nào có khác gì “anh trộm dữ”, dường như chỉ có mỉa mai và tính toán vị kỷ.

IV

                   Sau cùng trong bài viết cảm nhận hôm nay, kính mời quý vị và các bạn thân yêu cùng tự trả lời thành thật  với chính mình, theo các câu hỏi chia sẻ rất chân tình và chí lý sau đây:
                        * Làm sao  có thể gọi là “coi trọng và yêu thương người khác”, khi chỉ thấy người khác là đối thủ phải loại trừ bằng mọi giá?
                          *Làm sao có thể gọi là “coi trọng và thương yêu người khác”, khi chỉ thấy người khác là “công việc” phải giải quyết?
                          *Làm sao có thể gọi là “coi trọng và thương yêu người khác”, khi chỉ thấy người khác là kẻ phải phục vụ ta?
                          *Và thật ra làm sao có thể “coi trọng và thương yêu người khác”, khi mà chính Thiên Chúa người ta còn chẳng kính trọng và yêu thương?  (Trích từ bài giảng thứ hai của cha Fx Vũ Phan Long, Ofm).

                   Đến đây, Hồng Nhung xin Stop nhé! Hẹn gặp lại bài cảm nhận thứ ba mang tên: “Những phụ nữ tín trung của Chúa Giêsu xưa và nay”. Bài sẽ có chỗ vui vui …Chúng con rất cám ơn cha Long nha.
                   Và, với tâm tình luôn hướng về Chúa, cúi xin Ngài ban cho tất cả chúng ta và gia đình cùng cộng đoàn sự Bình An và Thánh Đức. Amen!
                  
TP HCM
Rạng sáng ngày chủ nhật 30.03.2014
T. HN

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.