Khi người ta yêu nhau | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Khi người ta yêu nhau

20:07:00

Khi người ta yêu nhau
  Khi người ta yêu nhau
Ảnh từ Internet

*(¨`•.•´¨)*
`•.¸.•´
Nhân ngày 19.03.2014
Chuyên đề Vườn Hồng
Kính Chúc Mừng Bổn Mạng
Qúy Đức Cha Giuse – Qúy Cha Giuse – Qúy Thầy Giuse
Qúy độc giả Giuse
Sức khỏe – Hồng Ân – Hạnh Phúc
Với Chúa trong Chúa và Mẹ Maria
Kính Chúc tất cả mọi người

Có được một Mùa Chay
Vạn an & thánh đức

I. Lời ngỏ

Qúy vị và các bạn gần xa thương kính mến,
                   Thêm một lần nữa, Hồng Nhung (HN) cảm thấy xấu hổ khi thành thật xin lỗi tất cả mọi người, vì HN lại bị bệnh và có vài việc riêng cần giải quyết, nên đành để cho  Chuyên Mục Vườn Hồng của chúng mình bị vắng mặt quá lâu.

                   Nay, nhờ sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, qua lòng quí mến Vườn Hồng từ lâu, và sốt sắng động viên HN nên cho Vườn Hồng “sống lại”, của Qúi linh mục và quí Soeurs rất kính mến trong nước cũng như ở nước ngoài, cùng nhiều độc giả luôn ủng hộ Vườn Hồng, cộng thêm sức khỏe và tinh thần của HN đã được tạm ổn, vì vậy nhằm Chào Đón Mùa Chay năm 2014 đầy Ân Sủng và quyết tâm cùng nhau hưởng ứng phong trào “Tân Phúc Âm Hóa” trong gia đình, lan ra ngoài xã hội, quốc gia, và trên toàn cầu, theo lời mời gọi khẩn cấp của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, HN xin chuyển tải đến Qúi vị và các bạn gần xa một Chuyên đề Vườn Hồng mới, mang tên  “Khi người ta yêu nhau”.

                   Mùa Chay 2014, đặt vấn đề “khi người ta yêu nhau” rồi cũng phải nghĩ đến vấn đề “khi người ta thù ghét nhau”! Yêu nhau, cho ra biết bao điều thiện lành, mang đến cho nhau biết bao niềm vui và hạnh phúc. Còn thù ghét nhau, hãm hại nhau, chỉ giỏi sinh ra đau khổ và tội lỗi, cũng như chỉ giỏi làm cho Trái Tim của Chúa Giêsu càng bị tan nát thêm mà thôi. Đó là hai mặt phải trái của cuộc đời vác thập giá theo chân Chúa Giêsu, có đủ màu sắc, có đủ hương vị, và đó là những gì mà chúng ta cần chia sẻ cho nhau nghe, qua Vườn Hồng vừa được “sống lại” này.
                  
                   Nếu có điều chi còn sai sót, HN rất mong nhận được sự góp ý chân thành và chỉ dạy thêm của quí độc giả. HN xin rất cám ơn trước vậy!
                  
Thư thắc mắc
 và bài vở cộng tác xin gởi về địa chỉ  mail mới  của HN sau đây:

Rất Cám Ơn
Và trân trọng kính chào

Têrêsa Hồng Nhung

                   
II. Sống Đức Tin


Chỉ cần trung thành ngày hôm nay
Thiên Ân
T T T

Một trong những câu Kinh Thánh tuyệt vời nhất bạn có thể dùng cho suốt một năm - và suốt cả cuộc đời, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào - chính là “hãy trung thành cho đến chết, và Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống” (Kh 2,10).

Ý nghĩa của câu Kinh Thánh này không nói đến ơn cứu độ, nhưng nói đến sự trung thành của bạn trong việc phục vụ Chúa - trung thành hết sức mình để làm vui lòng Chúa và vâng theo Lời Ngài từ bây giờ cho đến ngày bạn chết.

Bí mật để “trung thành cho đến chết” chính là trung thành mỗi một ngày. Bạn chỉ có thể sống từng ngày một; bạn chỉ có thể trung thành từng ngày một. Vì thế, đừng lo lắng liệu bạn đã có trung thành ngày hôm qua không, hoặc liệu bạn sẽ trung thành vào ngày mai không; mà chỉ cần bạn làm hết sức mình để trung thành ngày hôm nay. Kinh Thánh dạy chúng ta hãy quên đi quá khứ (x. Pl 3,13), và ngày mai cứ để ngày mai lo - hoặc Thiên Chúa sẽ lo liệu (x. Mt 6,34). Chỉ cần trung thành ngày hôm nay. Đừng lo lắng về cả cuộc đời của bạn! Đừng không ngừng tự hỏi bản thân “liệu tôi có trung thành được cho đến ngày tôi chết hay không, để tôi có thể chắc chắn mình nhận được triều thiên sự sống?

Chỉ cần trung thành mỗi ngày, từng ngày một, bạn sẽ trung thành cho đến chết và nhận lãnh triều thiên sự sống vĩnh cửu. Vì thế, lời cầu nguyện của tôi dành cho bạn chính là bạn sẽ trung thành mỗi ngày, từng ngày một cho đến ngày bạn chết, và cầu nguyện cho bạn không không lo lắng về tương lai.

Nếu bạn nghĩ đến việc cố gắng trung thành suốt cuộc đời bạn, điều ấy sẽ làm bạn lo lắng và sợ hãi. Điều đó quả thật quá sức và bạn cảm thấy mình không bao giờ làm được. Nhưng chẳng phải bạn đã khá trung thành ngày hôm nay hay sao? Chắc chắn ngày hôm nay bạn đã làm rất nhiều việc một cách trung thành.

Tôi dám nói một cách chắc rằng bạn đã trung thành ngày hôm nay. Hãy dâng cho Chúa mọi vinh quang! Tôi mong bạn tự cảm kích bản thân mình một chút, và tạ ơn Chúa về việc Ngài đã giữ bạn trung thành cho đến lúc này! Có lẽ bạn lo lắng rất nhiều về những ngày và những sự việc đã qua. Có lẽ bạn đã lo lắng rất nhiều, lo lắng về những điều chưa bao giờ xảy đến. Và bạn vẫn đang trung thành ở đây và ngay lúc này!

Hãy nhìn lại những khoảng thời gian bạn lãng phí khi tự hỏi liệu bạn sẽ trung thành không, hoặc liệu bạn có thành công không và liệu bạn sẽ vẫn làm hết sức mình vì Chúa. Tất cả những lúc bạn lo lắng chính là bạn đã lãng phí thời gian, vì bạn đang ở đây, vẫn yêu thương và trung thành theo Chúa. Hãy tạ ơn về điều đó! Bạn đã trung thành - dù chưa phải cho “đến lúc chết” - nhưng đến giờ phút này!

Vì thế, đừng lo lắng về tương lai! Đừng lo lắng liệu bạn có thể trung thành vào ngày mai không. Chúa Giêsu đã nói: “Anh em đừng lo lắng về ngày mai: ngày mai cứ để ngày mai lo. Ngày nào có cái khổ của ngày ấy” (Mt 3,34). Đừng cố sống trước cho năm tới và năm tới nữa... Đừng lo lắng! Hãy làm hết mình trong công việc ngày hôm nay. Hãy làm những gì bạn phải làm ngày hôm nay. Hãy trung thành ngày hôm nay!

Thiên Chúa đã giữ bạn trung thành ngày hôm nay và bạn nên tạ ơn Ngài về điều đó! Rất nhiều người nghĩ rằng trung thành giống như những chuyến làm từ thiện, rằng họ phải tự làm lấy. Nhưng đó không phải là ngọn nguồn của sự trung thành. Trung thành đến từ Chúa. Ngài chính là “Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin” (Dt 12,2). Ngài ban cho chúng ta lòng tin để trung thành khi chúng ta đọc Lời Ngài (x. Rm 10,17).

Nếu bạn trung thành, bạn đầy lòng tin. Bạn vẫn có lòng tin ngày hôm nay, như thế là bạn đầy lòng tin. Bạn vẫn tin vào Chúa Giêsu ngày hôm nay, như thế là bạn đầy lòng tin. Bạn tin mình được cứu độ, như vậy là bạn đầy lòng tin. 

Nếu bạn đã trung thành ngày hôm nay, thì bạn cũng có đầy lòng tin ngày hôm nay. Vậy tại sao lại lo lắng liệu bạn có đầy lòng tin vào ngày mai hay không? Có thể bạn sẽ gặp gian nan và thử thách, có thể bạn thất vọng, có thể bạn mệt mỏi, có thể bạn phạm sai lầm, nhưng đã sao nào? Bạn vẫn có lòng tin.

Đừng quá cố gắng! Đừng quá lo lắng! Chúng ta chỉ cần cậy dựa vào Chúa, Ngài sẽ giúp chúng ta trung thành, và tin tưởng rằng lòng tin của chúng ta không mất đi, bởi vì lòng tin của chúng ta đến từ Ngài. Lòng tin chính là món quà của Chúa (x. Ep 2,8).

Chỉ có Chúa mới có thể giúp bạn giữ lòng trung thành. Lẽ dĩ nhiên bạn phải hợp tác với Ngài. Bạn phải cầu nguyện và lắng nghe Ngài, bạn phải đọc Lời Ngài và bạn phải cố gắng làm những gì bạn biết Ngài muốn bạn làm. Công việc của Ngài chính là giữ bạn trung thành - đầy lòng tin, tràn đầy lòng tin đến từ Ngài. Và nếu bạn không có đủ lòng tin, tất cả những gì bạn phải làm chính là đọc và nghe lời Ngài. Đó chính là nguồn của lòng tin. Nếu bạn làm như thế, Ngài sẽ ban cho bạn tất cả lòng tin bạn cần. Chỉ cần đọc Lời Ngài, tin tưởng vào Ngài và đừng lo lắng.

Bạn không cần dự tính là phải có lòng tin cho ngày mai, cho tuần tới hoặc tháng tới, cho năm tới hoặc cho những năm kế tiếp... Lúc này đây bạn không cần có lòng tin đó. Bạn sẽ có được lòng tin ấy khi thời gian đến. Lòng tin duy nhất bạn cần lúc này chính là lòng tin cho ngày hôm nay.

Bạn đã vượt qua được một năm, vậy bạn lo lắng điều gì? Bạn đã trải qua hết một ngày - thêm một ngày đầy lòng tin - và rồi bạn có thể ngủ ngon và không lo lắng cho ngày mai. “Cứ tin tưởng vào Đức Chúa và làm điều thiện, thì sẽ được ở trong đất nước và sống yên hàn” (Tv 37,3).

Thậm chí bạn không cần phải có lòng tin cho cả một ngày. Bạn chỉ cần có lòng tin ngay giây phút này - ngay giây phút hiện tại này. Bạn chỉ cần có lòng tin cho từng khoảnh khắc! Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, bạn không cần lo lắng “liệu tôi có được lòng tin cho ngày hôm nay không?” Chỉ thức dậy và có lòng tin cho từng việc nhỏ nhặt bạn làm trong suốt ngày. Đó là tất cả lòng tin bạn phải có. Nếu lòng tin của bạn chỉ cần lớn bằng hạt cải là bạn có thể di dời cả ngọn núi (x. Mt 17,20), như vậy, bạn chỉ cần một chút lòng tin nhỏ nhoi để giúp bạn làm tất cả những việc bạn cần làm trong một ngày!

Vì thế, đừng lo lắng cho tương lai. Đừng lo lắng cho ngày mai. Đừng lo lắng cho một giờ chưa tới. Chúa sẽ ban ân sủng cho bạn khi thời gian đến. Ngài không chỉ ban cho bạn sức mạnh cho một giờ, Ngài còn ban cho bạn sức mạnh cho từng giây, cho từng phần của giây - cho từng khoảnh khắc một! Đó là tất cả những gì bạn cần. Lòng tin duy nhất bạn cần chính là lòng tin bạn có được bây giờ, ngay lúc này.

Chúa Giêsu đã nói: “Hãy trung thành cho đến chết và Ta sẽ ban cho ngươi triều thiên sự sống”. Bạn sẽ nhận được triều thiên đặc biệt, một chiếc triều thiên lấp lánh, một chiếc triều thiên bạn có thể tự hào. Lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ phủ phục trước Chúa và đặt triều thiên của mình xuống trước ngai của Ngài như những kỳ mục trong Khải Huyền 4,10. Mỗi lần bạn ngợi khen Chúa, chính là lúc bạn quên chiếc triều thiên đó và phủ phục dưới chân Ngài. Mỗi khi bạn sấp mình và dâng cho Ngài mọi vinh quang, chính là lúc bạn đặt triều thiên của bạn dưới chân Ngài! Nhưng vì Chúa đã trao nó cho bạn, nên bạn lại có thể cầm lấy nó và đội lên. Triều thiên của bạn sẽ tỏ bày những gì bạn đã làm vì Chúa, và Ngài muốn thế giới nhìn thấy nó! Ngài muốn mọi người nhìn thấy huy hiệu cho lòng trung thành của bạn - triều thiên sự sống.

Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn và giữ bạn trung thành, cho đến ngày đoàn tụ với Ngài nơi Thiên Đàng và lãnh nhận triều thiên vĩnh cửu!

T. Â

Một góc nhìn về vấn đề
Tân Phúc Âm Hóa
Người viết:Têrêsa  Hồng Nhung
           

                   1. Vài định nghĩa thông dụng
                              -Tân: Là mới.
                              -Phúc: Phúc, hay “phước”, có nghĩa giống nhau. Phúc là những gì tốt lành may mắn, được Ông Trời ban cho, nhờ con người biết ăn ở hiền hòa, lòng dạ hiếu trung, và một mực nhún nhường khiêm tốn, vì biết một trăm năm đời người cũng giống như một cơn gió thoảng.
                          -Âm: Là âm vang của tiếng phát ra.
                          -Hóa: Là làm cho thay đổi. 
                   Kinh Thánh dạy rằng: “Đức Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi là một”(Dt. 13,8). Từ đó Lời Chúa loan truyền, cũng phải vĩnh viễn là một! Do vậy, xin chớ có ai hiểu nhầm rằng “Tân Phúc Âm” là một cuốn Phúc Âm mới! Mà “tân” ở đây là ám chỉ làm lại một cuộc cách mạng trong Giáo Hội, nhằm canh tân lại các phương pháp đi gieo Tin Mừng Cứu Độ của Thiên Chúa đến ông bà cô bác và anh chị em xung quanh, hay những ai mà trên bước đường lữ thứ trần gian, chúng ta chợt gặp, rồi bỗng trở thành rất thương quí nhau! Và vũ khí sắc bén cũng như tài sản quí giá vô song của người Kitô hữu trung thành, chính là quyển Kinh Thánh Trọn Bộ, hay ít ra cũng có một quyển Tân Ứơc trên tay, vừa làm “bùa hộ mệnh” cho bản thân, vừa làm chứng từ để cho người khác Tin. Vì “nói thì phải có sách, mách thì phải có chứng”, và vì Chúa Thánh Thần luôn ngự trên các quyển Kinh Thánh. Ngài ở cùng chúng ta. Ngài khích lệ và dạy bảo chúng ta, khi chúng ta phát âm ra Lời Chúa, với tâm ngay, ý thánh thiện.

                   Ngoài ra, dựa theo tài liệu nghiên cứu của Lm Antôn Nguyễn Mạnh Đồng, người chuyễn ngữ cuốn YOUCAT (Giáo lý Hội Thánh Công Giáo cho người trẻ), thì Phúc Âm Hóa là cụm từ được dịch ra từ tiếng Anh,  “evangelization”, xuất hiện từ thế kỷ XIX bên Âu Châu, được Công Đồng Vatican II sử dụng với ý nghĩa: Loan báo, truyền giảng, đem Phúc Âm đến cho mọi tầng lớp nhân loại; để nhờ ảnh hưởng của Phúc Âm mà biến đổi nhân loại từ bên trong, và làm cho nhân loại nên mới. Nói cách khác, đó là hoạt động đem các giá trị Phúc Âm thấm nhuần trong các thực tại trần thế như men như bột, để biến đổi mọi sự cho phù hợp với tinh thần Phúc Âm.

                          Trở lại Giáo Hội Việt Nam chúng ta, “Tân Phúc Âm Hóa” chính là mỗi người Kitô hữu trung thành mỗi tìm ra một hay nhiều phương pháp mới, để mang Lời Chúa đến mọi nơi. Tuyệt đối không đi theo lối xoáy mòn xưa cũ, như chuyên làm việc đạo đức hay bác ái v…v...mà đường hướng và ý chí xuất phát phải làm sao cho phù hợp với cảnh sống của mọi tầng lớp tha nhân, và phù hợp với tâm sinh lý khi mà con người thời nay ở khắp đó đây đang phải chịu nhiều áp lực của nền văn minh hiện đại, nhưng vô thần nên đưa đẩy rủ rê đi tới chỗ sống thác loạn, ích kỷ, gian dối, thù hận, và bất chấp sự trừng phạt của Đấng Toàn Năng trong cuộc sống vĩnh cửu mai sau.

                   2. Những ai có trách nhiệm và bổn phận phải thi hành:Tân Phúc Âm Hóa?
                  
                   Bổn phận và trách nhiệm phải thi hành vấn đề Tân Phúc Âm Hóa, trong năm 2014 này, hoàn toàn không dành riêng cho thành phần nào, hàng ngũ nào, mà dành cho toàn thể Kitô hữu, tính từ Đức Thánh Cha xuống quí vị Hồng Y, quí vị Đức Giám Mục, quí Linh mục triều, quí Linh mục Dòng, quí Thầy, quí Sơ, quí “bề trên bề dưới” của các cộng đoàn  Nhà Chúa, quí giáo dân trung thành phúc hậu. …v…v….

                   Những ai đang chú tâm trong việc Tân Phúc Âm Hóa, và đang hưởng nhiều đặc ân của Chúa Giêsu cùng Chúa Thánh Thần, thì xin cứ thế mà tiếp tục, vì con đường đi tới đích còn rất dài. Những ai chưa bắt đầu, thì xin hãy bắt đầu. Trước tiên, ta buộc phải can đảm để Tân Phúc Âm Hóa chính ta trước! Bằng không, mọi cố gắng Tân Phúc Âm Hóa người khác, của người chưa hoàn chỉnh việc Tân Phúc Âm Hóa chính mình, sẽ rước lấy thất bại thảm hại! Thậm chí, đôi khi còn gây nên gương mù gương xấu đáng tiếc trong Giáo Hội, và làm cản bước tiến của phong tràoTân Phúc Âm Hóa, dù chỉ trong một giáo xứ nhỏ thôi.

                   Trong một bài phỏng vấn dài do Tạp Chí Văn Hóa của Dòng Tên thực hiện và cho đăng tải ngày 19.09.2013, Đức Thánh Cha nói: Những cải cách về cơ cấu và tổ chức là chuyện phụ thuộc. Cuộc cải cách đầu tiên phải là cải tổ về cách hiện hữu, cách sống, về lối sống (manière d’être). Các thừa tác viên của Phúc Âm phải là người đi tiên phong làm ấm nóng lên tấm lòng của mọi người, đối thoại và đồng hành với họ, đi xuống trong đêm đen của họ, trong tối tăm của họ,mà không để mình bị hư hỏng”.

                   Qua câu nói chí tình chí lý của Đức Thánh Cha Phanxicô bên trên, có lẽ những ai có trái tim chưa bị vô cảm, và còn có lương tâm trong sáng trước tình hình Đức Tin – Đức Cậy – Đức Mến của đoàn người con Chúa vào Một Thiên Chúa Ba Ngôi hiện nay như đang dần bị thụt lùi, đều phải bị “giựt mình”, rồi tự xét lại “ về cách hiện hữu, cách sống, về lối sống (manière d’être) của mình giữa mọi người xung quanh.

                   Đức Thánh Cha Phanxicô rõ ràng là một người Cha tuyệt vời, khi ngài kêu gọi sự nối kết lại, siết chặt lại, khoảng cách lạnh lùng rạn nứt giữa hai tầng lớp người giàu – nghèo; và giữa những người tự cho là mình có nhân cách và đạo đức Kitô Giáo rất tốt, với những người lỡ sa chân vào vòng tội lỗi. Lời khuyên: “làm ấm nóng lên tấm lòng của mọi người, đối thoại và đồng hành với họ, đi xuống trong đêm đen của họ, trong tối tăm của họ, mà không để mình bị hư hỏng.của Đức Thánh Cha Phanxicô, theo người viết bài này, là chiếc chìa khóa dùng để mở toang các cánh cửa thường bị khép kín bấy lâu nay; và là một bí quyết độc đáo để mọi người dấn thân, không những trong năm 2014 này, mà trong suốt cuộc đời bám theo chân Thiên Chúa Ngôi Hai chúng ta.

                   3. Cần dẹp bỏ những gì để vấn đề Tân Phúc Âm Hóa được thành công viên mãn??

                     Đức Giêsu cũng đã Phúc Âm Hóa loài người bằng chính đời sống tại thế của Người. Như Người được sinh ra trong máng cỏ, rồi lớn lên trong cảnh nghèo khổ, rồi đi giảng, rồi bị bắt và bị giết chết, rồi được Phục Sinh, rồi về trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha vinh hiển, và Người đang ở cùng mọi người chúng ta, qua Bí Tích Thánh Thể.

                   Khi đi giảng, Người dùng ngôn ngữ bình dân rất dễ hiểu, và các dụ ngôn rút ra từ các chuyện đời thường, vừa thâm thúy, vừa sâu sắc, để loan báo Phúc Âm. Và kinh nghiệm xương máu của Chúa Giêsu để lại cho mọi người hôm nay là muốn thành công trong việc loan báo Phúc Âm, thì phải chí tâm cầu nguyện để được kết hợp chặt chẽ và tuyệt đối vâng phục theo Thánh Ý Chúa Cha, cùng Chúa Thánh Thần. Nhà thần học Paul Tihon gọi sự liên kết mật thiết với Chúa Thánh Thần là “năng động của Phúc Âm”.

                   Chính nhờ “năng động của Phúc Âm” này mà Đức Giêsu Kitô đã đi bước trước để đến với mọi người, đặc biệt là người nghèo khổ, người bị bỏ rơi, để chữa lành và phục vụ họ. Người cũng đã ưu tiên Phúc Âm Hóa cho người Do Thái, là dân riêng của Thiên Chúa. Và Người cũng không quên Phúc Âm Hóa tất cả những ai mà người gặp trên đất nước Palestine, không phân biệt người có thiện cảm hay tỏ ra chống đối và thù nghịch với Người.

                   Kết quả, Đức Giêsu Kitô đã biến đổi nhiều người thành tông đồ trung thành trong Giáo Hội của Người, tin theo Người, và sống lối sống của Người, với Thiên Chúa và với mọi người, rồi vì Yêu Chúa Giêsu hết lòng hết trí khôn nên không ít người sẵn sàng chịu Tử Đạo để làm chứng về Người. Còn hôm nay, chúng ta thì sao nhỉ? Chúng ta có bằng lòng để cho Chúa Giêsu và Chúa Thánh Thần làm biến đổi chúng ta hay không, và tại sao??

                   Có phải chăng câu hỏi bên trên là câu hỏi buộc ai cũng phải tự hỏi lại chính mình:-Đi theo Chúa ư ? Ôi, đi theo Chúa là đi theo con đường vác thập giá đổ mồ hôi tuôn nước mắt mới mong được tới bến bình yên và hạnh phúc vĩnh cửu. Còn đi theo thế giới hiện sinh vô thần, là đi theo ánh lấp lánh của xa hoa vật chất, hưởng thụ no nê, ăn chơi thoải mái, mà nghĩ rằng sẽ không hề bị Mười Điều Răn của Đức Chúa Trời, hay luân lý tự nhiên làm cho lương tâm bị dày vò cắn rứt.

                   Giữa hai vấn đề lớn vừa đề cập bên trên gây áp lực không ít trong lúc con người lựa chọn để: -Hoặc dấn thân phụng thờ Thiên Chúa theo cách riêng của từng người. Hoặc buông mình ngụp lặn trong đam mê tội lỗi. Khổ thay, “lớp người mới” trong “thế kỷ mới” này, phần đông lại ưa chìu sự nghiêng ngã về con đường “xả láng, sáng về sớm”, để được thỏa mãn dục vọng dù chỉ trong chớp nhoáng và chấp nhận mọi sự đổ vỡ sau đó. Còn linh hồn thì mặc xác linh hồn!!

                   Đã vậy, ngay trong Giáo Hội chúng ta, không ít nhà thờ từ lâu đã và đang xảy ra tình trạng: Giáo sĩ trị. Tu sĩ trị. Ban Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ trị … Dĩ nhiên trong đó ươm chứa cội rễ và mầm móng đi trái ngược lại với tinh thần Phúc Âm (hay còn gọi là Tin Mừng), nhưng ít ai ở trong cuộc chịu nhận ra sự thật này. Khiến Đức Thánh Cha Phanxicô phải buộc lòng lên tiếng chỉ trích phê bình và kêu gọi sự suy nghĩ lại, trở lại thời điểm xuất phát ban đầu, để không làm méo mó hình ảnh của Giáo Hội, và làm cản bước tiến Tân Phúc Âm Hóa.

                   Tóm lại, muốn cho vấn đề Tân Phúc Âm Hóa trong năm 2014 này được thành công viên mãn, như Ý Thiên Chúa, qua lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô, việc trước tiên của mọi người là phải hết sức can đảm để tự làm thanh sạch chính bản thân mình trước. Sau đó cùng nhau làm thanh sạch các “ban bệ” trong nhà thờ, và tích cực tẩy chay men muối Pharasiêu, cũng như mở lớp dạy những người chuyên giữ đạo hình thức, những người đạo đức giả. Vì chính những người này, khi trở về gia đình và xóm giềng của họ, họ phải là những Kitô hữu tiên phong, những tấm gương sáng, tỏa ánh Tân Phúc Âm Hóa.

TP HCM ngày 23.02.2014
M. T. TN


Học hỏi Tông Huấn Gia Đình của Đức Gioan Phaolô II
Bài 12
GIÁO DỤC GIA ĐÌNH (tiếp theo)
(Số 39 - 41)

Cố Lm Phaolô Đinh Huỳnh Hoa, Ofm


Chính vì con người có chiều kích cộng đồng, cả về phía dân sự lẫn về phía Hội Thánh, nên cần phải có và cần phải làm dấy lên một công cuộc giáo dục rộng lớn và toàn vẹn hơn, do sự cộng tác có tổ chức của những cấp giáo dục khác nhau thực hiện (số 40).



GIA ĐÌNH CHO CON CÁI 
NHỮNG KINH NGHIỆM ĐẦU TIÊN VỀ HỘI THÁNH


Cha mẹ ý thức mình được Chúa trao sứ mạng làm tăng trưởng người con của Chúa, người em của Đức Kitô, đền thờ của Chúa Thánh Thần, chi thể của Hội Thánh. Họ giáo dục con cái thế nào để chúng có một nhân cách theo quan điểm Kitô giáo và theo giáo huấn của Hội Thánh.


Cha mẹ là những người đầu tiên loan báo Tin Mừng cho con cái qua đời sống. Họ cùng cầu nguyện với chúng, cùng đọc Kinh Thánh với chúng, khai tâm Kitô giáo cho chúng. Họ thực sự là cha mẹ cả về sự sống thể xác, cả về sự sống thuộc linh.
Việc giáo dục tại gia đình như vậy vừa giúp con cái trưởng thành nhân vị, vừa giúp chúng trưởng thành trong đức tin, tức nhận biết, yêu mến và thờ phượng Chúa trong tinh thần và chân lý, đạt đến sự viên mãn của Đức Kitô (x. Ep 4, 13), góp phần xây dựng Hội Thánh.


Gia đình đảm nhận sứ mạng giáo dục ấy như một thừa tác vụ thực sự, gia đình sẽ trở thành trường học đầu tiên, nơi con cái học biết noi gương Đức Kitô, làm chứng về niềm trông cậy của mình, góp phần loan báo Tin Mừng và biến đổi thế giới.


CỘNG TÁC VỚI CÁC CẤP GIÁO DỤC KHÁC

Gia đình không thi hành sứ mạng giáo dục cách lẻ loi, các bậc cha mẹ phải cộng tác với các nhóm giáo dục khác nhau và với các chủ chăn. Ở đây họ cần chú ý đến chỗ đứng của các trường công giáo.


Cha mẹ được quyền chọn nền giáo dục phù hợp với đức tin của họ. Họ là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu cho con cái họ. Hội Thánh, quốc gia, các giám đốc nhà trường đều phải tuyệt đối tôn trọng quyền bất khả xâm phạm ấy của các cha mẹ gia đình. Các cấp giáo dục khác giúp bổ túc cho nền giáo dục gia đình trong mức độ cần thiết và khi vượt quá khả năng của gia đình.


Tuy nhiên, cha mẹ có trách nhiệm giữ mối liên hệ thân ái và hữu hiệu với nhà trường và các nhà giáo dục. Trường hợp trường học dạy ý thức hệ trái với đức tin Kitô giáo, các cha mẹ gia đình liên kết với nhau, cùng với các vị chủ chăn, tìm cách bảo đảm đức tin cho con cái.


PHỤC VỤ SỰ SỐNG

Hai hình thức rõ ràng nhất và chuyên biệt của việc phục vụ sự sống, đó là truyền sinh và giáo dục. Hai hình thức ấy diễn tả sự phong phú của tình yêu.

Nhưng tình yêu tự bản chất là cho đi, là trao tặng, là hiến mình cho kẻ khác, nên mọi hành vi yêu thương đích thực đều diễn tả sự phong phú của tình yêu: trương hợp những đôi vợ chống son sẻ, trường hợp các gia đình Kitô hữu quảng đại yêu thương, nuôi dưỡng và giáo dục những người con của các gia đình khác cũng thế. Đó cũng là trường hợp những cha mẹ Kitô hữu nuôi con mồ côi, nuôi những em bé bị bỏ rơi. Đó là sự mở rộng con tim để đón nhận và đem lại giải đáp cho biết bao nhu cầu của thời đại: Những người già, những bệnh nhân, những người tàn tật, những người nghiện ngập, những tù nhân mãn hạn v.v


CÂU HỎI GỢI Ý

1) Cha mẹ có trách nhiệm giáo dục đức tin cho con cái như thế nào?
2) Gia đình phải làm gì để cộng tác với các cấp giáo dục khác vì lợi ích của con cái?
3) Thế nào là phục vụ sự sống? Những đôi vợ chồng không có khả năng sinh con có thiệt thòi gì trong tình yêu của họ không?






                  
III. Thơ tình

CẦU QUA SÔNG CÁI
Nhà thơ: Nguyễn Xuân Viên
O
Cây cầu như một dải lụa mềm
Vắt qua sông Cái Lớn – Cái Bé*(1)
Làn gió mát từ hai dòng sông mẹ
Lan tới U Minh, tỏa xuống Cà Mau
Thế là ước mơ chờ đợi bấy lâu
Thành sự thật với người dân Miệt Thứ*(2)

Cây cầu to cao sông dài đến thế
Đã nhẹ nhàng, thanh thoát vượt qua sông
Thế là từ nay hết cảnh chờ mong
Hết cảnh xếp hàng ngóng phà Tắc Cậu
Ai may mắn hãy nhanh tay ghi dấu
Chuyến cuối cùng phà chở khách sang ngang
Thế là hành lang ven biển phía Nam*(3)
Thông toàn tuyến Cà Mau – Xà Xía

Qua biên giới, nối thêm tình nghĩa
Đón bạn bè, đến với Việt Nam
Nơi những vùng quê lịch sử huy hoàng
Nơi những cánh đồng lúa vàng bát ngát
Những rừng tràm hương thơm ngào ngạt
Những câu hò điệu lý thân quen
Cầu đường về cuộc sống vui thêm
Người Miệt Thứ cũng biết làm du lịch
Góp vốn đầu tư, mô hình thích hợp
Cá sặt rằn, rau đọt choại lên ngôi

Cả một vùng ven biển xa xôi
Nay xích lại thêm gần thành phố
Cầu Cái Lớn và cầu Cái Bé
Như vòng tay
Như cầu nối – Mẹ yêu.
N. X. V
(1) Sông Cái : Còn gọi là sông Mẹ
(2) Miệt Thứ : Vùng đất thuộc huyện An Biên, An Minh, tỉnh Kiên Giang
(3) Hành lang ven biển phía Nam : Tuyến đường nối ven biển 3 nước Việt Nam – Campuchia – Thái Lan.

IV. Chuyện Phiếm Buồn


ĂN CHAY
Chuyện phiếm của Gã Siêu
J K L
Ăn chay là một trong số những việc làm đạo đức quan trọng mà hầu như tôn giáo nào cũng thực hiện. Tuy nhiên, cách thức giữ chay lại khác biệt tuỳ theo chủ trương của mỗi tôn giáo.
Chẳng hạn theo Phật giáo, ăn chay là ăn và uống những thứ có nguồn gốc từ thực vật, không được ăn  thịt cá hay những thứ có nguồn gốc từ động vật vì liên quan đến việc sát sinh.
Thực vậy, với quan niệm về luân hồi, sau khi chết, tuỳ theo công phúc mình đã làm khi còn sống, mà được đầu thai làm kiếp loài vật hay loài người, cho tới khi được lên cõi Niết Bàn.
Thời gian ăn chay được gọi là trai kỳ, nhiều hay ít tuỳ theo lòng mộ mến của mỗi người:
* Nhị trai là ăn chay 2 ngày mỗi tháng: Mùng 1 và 15 âm lịch.
* Tứ trai là ăn chay 4 ngày mỗi tháng: Mùng 1,14,15 và 30, nếu tháng thiếu, thì lấy ngày 29.
* Lục trai là ăn chay 6 ngày mỗi tháng: Mùng 1,8,14,15,23 và 30, nếu tháng thiếu thì lấy ngày 29.
* Thập trai là ăn chay 10 ngày mỗi tháng: Mùng 1,8,14,15,18,23,24,28,29 và 30, nếu tháng thiếu thì lấy các ngày 27.28. và 29.
* Nhất nguyệt trai là ăn chay suốt một tháng.
* Tam nguyệt trai là ăn chay suốt ba tháng.
* Ăn chay trường là ăn chay suốt cả đời.
Phật tử được khuyến khích ăn chay vào những ngày 1,14,15 và 30 vì đó là những ngày mở cửa âm và các linh hồn được tự do!
Đối với Hồi giáo, thì có tháng “Ramadan”. Tháng này được bắt đầu một cách thống nhất, từ ngày 13.9 cho toàn thể cộng đồng Hồi giáo trên khắp thế giới. Nhiều người thường gọi một cách đơn giản tháng Ramadan là “tháng nhịn ăn”, hoặc “tháng ăn chay”, nhưng cả hai cách gọi đều không chính xác cho lắm, bởi vì  các tín đồ Hồi giáo thực sự không ăn chay và cũng không nhịn ăn, bởi vì nếu nhịn ăn suốt cả một tháng, thì e rằng khó mà sống nổi.
Trong tháng này, tất cả các tín đồ Hồi giáo đều thực hiện nghiêm túc qui định: Không ăn, không uống, không hút…nghĩa là không được đưa bất cứ thứ gì vào miệng. Tuy nhiên, qui định này chỉ được áp dụng vào ban ngày, cụ thể là từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn mà thôi. Ngoài ra, luật cũng qui định: những người đau ốm, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi…đều được miễn trừ, không phải nhịn.
Việc nhịn ăn và nhịn uống như thế có mục đích tạo sự thông cảm với những người nghèo đói, đồng thời tập luyện sự tiết chế, chống lại những cám dỗ về vật chất. Chúng ta thử tưởng tượng xem: Với thời tiết nóng và khô của sa mạc, thế mà suốt ngày trong cả tháng không được động đến một giọt nước, thì đó phải là một hy sinh to lớn.
Tuy nhiên khi mặt trời đã lặn và tiếng loa từ các giáo đường vang lên, người ta lại được phép tổ chức tiệc tùng và ăn uống linh đình, như kiểu xứ ta ăn tết. Theo một thống kê của Ai Cập, thì lượng thực phẩm tiêu thụ trong tháng Ramadan thường gấp 2, gấp 3 lần các tháng khác trong năm.
Rồi vào lúc 2 hay 3 giờ sáng, mỗi khu phố lại có một người mang một cái trống nhỏ, tiếng rất đanh, vừa đi vừa đánh theo nhịp ngũ liên, lại vừa hô to để đánh thức mọi người thức dậy, lo nấu nướng cho kịp ăn uống trước khi mặt trời mọc, để bắt đầu một ngày nhịn mới.
Còn bên Do Thái giáo, thì ăn chay, cầu nguyện và làm phúc bố thí là ba sinh hoạt chính trong đời sống đạo đức. Người Do Thái có một cuộc “đại chay”, nhân ngày lễ xá tội. Đây là một việc bắt buộc mang tính cách cá nhân đối với mọi thành phần Dân Chúa. Đồng thời họ cũng có những cuộc chay tịnh khác mang tính cách tập thể, chẳng hạn vào các ngày quốc hận. Ngoài ra, những người đạo đức còn ăn chay vì lòng sốt sắng, như các môn đệ của Gioan Tẩy giả và những người Biệt Phái, họ thường ăn chay mỗi tuần hai lần.
Sau cùng là Kitô giáo nói chung và Công giáo nói riêng. Ăn chay là rèn luyện cho bản thân cách thức chống lại những ham muốn xác thịt và tỏ lòng sám hối ăn năn, quay trở về cùng Thiên Chúa. Người Công giáo phân biệt giữa “ăn chay” và “kiêng thịt”, nhưng trong thực tế hai việc này lại thường đi đôi với nhau.
Ăn chay là giới hạn phần lương thực được tiếp nhận vào cơ thể. Chỉ được ăn một bữa no và hai bữa đói mà thôi. Còn kiêng thịt là không được ăn thịt những động vật máu nóng như heo, bò, gà…nhưng lại được phép ăn cá, tôm, cua, ếch và các thứ hải sản vì chúng thuộc vào loại máu lạnh! Tuy nhiên trứng, sữa và những chế phẩm từ thịt có máu nóng, đều không phải kiêng.
Giáo Hội luôn đề cao tinh thần của việc ăn chay, đôi khi ăn ít hơn hay ăn đạm bạc hơn bình thường cũng được cho là một hình thức ăn chay. Đồng thời Giáo Hội khuyến khích nên dùng số tiền do việc hy sinh ăn uống này, để giúp cho những người nghèo túng.
Những người đạo đức sốt sắng có thể ăn chay ngày thứ sáu trong tuần và 40 ngày trong suốt cả mùa chay. Tuy nhiên hiện nay, chỉ buộc phải giữ hai ngày, đó là thứ tư Lễ tro và thứ sáu Tuần Thánh mà thôi. Mặc dầu mỗi năm chỉ có hai ngày ăn chay, thế nhưng người ta lại hay bị “cám dỗ” để rồi mất chay, hay mất ý nghĩa của ngày ăn chay.
Đúng thế, bên Tây phương, người ta thường cử hành lễ hội “Mardi gras”, tức là “Thứ ba béo”, ngày cuối cùng trước khi bước vào mùa chay. Trong ngày này, người ta tổ chức tiệc tùng linh đình, ăn uống cho thật đã, để bù lỗ cho bốn mươi ngày khắc khổ sắp tới. Người ta múa hát tưng bừng, nhảy nhót cho thật xả láng, để bù lỗ cho cái bầu khí ảm đạm của mùa chay. Có những nước đã tổ chức lễ hội này thật hoành tráng, chẳng hạn như Brasil với những trò giả trang và vũ điệu Samba, đã thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan.
Tất cả những tiệc tùng và nhảy múa được kết thúc vào lúc 24 giờ ngày thứ ba, để rồi sau đó người ta bước sang ngày thứ tư Lễ tro, khởi đầu cho mùa chay, với màu tím tê tái nơi tâm hồn, với khuôn mặt ủ rũ như treo cờ tang, với luật buộc ăn chay và kiêng thịt.
Còn đối với người Việt Nam, nhất là vào những năm tháng xa xưa, khi đời sống còn thấp kém. Trong bữa cơm gia đình, quanh đi quẩn lại, thì cũng chỉ có cà ghém mắm tôm, canh cua mồng tơi, hay rau muống luộc...Thỉnh thoảng lắm mới có tí cá, hay tí thịt. Thành thử, những người nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thì hầu như mỗi ngày của họ đều  ăn chay và kiêng thịt, cuộc đời họ vốn dĩ đã là một mùa chay kéo dài.
Vào ban sáng, có người chỉ uống một ly cà phê, có người chỉ ăn một chút, gọi là “điểm tâm”, rồi làm việc cho đến trưa mới dùng bữa mà vẫn vui vẻ khoẻ mạnh. Thế nhưng trong ngày ăn chay, ban sáng cũng vẫn theo thói quen bình thường, thế mà mới hơn 9 giờ, đã cảm thấy đói ngấu đói nghiến. Mới nhịn nhim nhím có tí xíu, thế mà đã cảm thấy như kiến bò bụng, đói cồn đói cào.
Một khi bụng đã đói, thì mắt liền mờ tịt và tay chân bỗng bủn rủn, thậm chí con ruồi đậu vào mép cũng chẳng buồn xua. Và người lớn thường bảo:
-‘ Đó là chước mốc ma quỉ.’
Ở nông thôn, vào ngày ăn chay kiêng thịt, người ta cũng thường kiêng luôn cả việc xác, bởi vì bụng đói thì làm sao có thể kham nổi những công việc đồng áng nặng nhọc. Và thế là ngoài những lúc đến nhà thờ tham dự thánh lễ hay ngắm nguyện, các cụ có tí tuổi, thường hay tổ chức “kiệu lá”, tức là…ăn gỏi cá. Các cụ chuẩn bị cho việc kiệu lá, cho việc ăn gỏi một cách rất công phu.
Ngay từ ngày hôm trước, các cụ đã bảo con cháu đi chợ mua cá, hay kéo lưới dưới ao để bắt cá. Cá dùng để ăn gỏi thường là cá chép, cá rô, hay cá lóc…
Rồi sáng hôm ăn chay, người thì rang gạo để giã làm thính. Người thì thái cá. Thịt cá thái xong, được đặt và gói trong những tấm giấy bản để thấm nước cho thịt được khô. Người thì làm nước chấm. Nước chấm được làm bằng mẻ nấu với cá băm nhuyễn. Người thì đi kiếm rau gồm các thứ lá như: Lá mơ, lá đinh lăng, lá sung, lá tầm duộc, lá cóc…Phải chăng cũng vì thế, các cụ thường gọi ăn gỏi là “kiệu lá”. Xem ra một bữa ăn gỏi, một lần kiệu lá như vậy vừa hoành tráng, vừa tốn kém lại vừa vui vẻ hơn một đám tiệc bình thường!
Còn dân bợm nhậu, thì chỉ mong sao cho ngày ăn chay và kiêng thịt qua mau, đề rồi còn tụ lại, gầy độ và lai rai với nhau nữa chứ. Chuyện rằng: Vào tối ngày thứ tư lễ tro, mấy ông bợm nhậu cùng nhau mần thịt một con chó. Họ chờ cho đúng không giờ ngày thứ năm là bắt đầu nhậu. Họ làm như đã thật lâu không gặp nhau, đã thật lâu không được cụng ly với nhau, cũng như đã thật lâu không đụng đũa tới món cờ tây. Ngồi chờ hút thuốc lào vặt cũng sốt ruột, lợi dụng lúc mọi người lui hui dưới bếp, một anh bạn vội vặn chiếc kim đồng hồ treo trên tường, vì anh ta thầm nghĩ rằng:
- Thà một người chết cho toàn dân được nhờ, thà một kẻ chịu tội cho bè bạn được sớm lai rai.
Người ta ăn để mà sống, đó là chuyện đời thường, nhưng đời thường vốn có những cái nghịch lý của nó. Vì thế, không thiếu gì những kẻ sống để mà ăn. Họ đi tìm những khoái cảm trong việc ăn uống. Có những bữa tiệc thâu đêm suốt sáng, kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Ăn no uống đủ nhưng vẫn chưa đã. Và thế là ‘’a-lê-hấp’’ móc cổ họng cho chó ăn chè để tiếp tục nhậu nữa. Tiệc một chưa đủ, bèn rủ nhau gầy sòng  làm tiệc hai. Tăng một chưa đã, bèn mần tiếp tăng hai.
Bên cạnh những kẻ thiếu ăn, có những bàn tiệc mâm cao cỗ đầy, thức ăn thừa mứa, mà mỗi khẩu phần trị giá bằng cả một năm lao động cực nhọc của những kẻ khố rách áo ôm. Đúng là tác phong ném tiền qua cửa sổ. Thánh kinh diễn tả rất đúng về hạng người thừa tiền và rửng mỡ này, khi gọi họ là những kẻ chỉ biết lấy cái bụng của mình làm chúa, “quorum deus venter est’’ !
Thượng Đế đã ban cho con người một cái miệng và như chúng ta đã biết: Công dụng của cái miệng là để ăn và nói. Rất nhiều lần chúng ta đã phải khổ sở vì những lời dèm pha đầy ác ý. Lưỡi người còn sắc hơn cả gươm giáo và độc hơn cả nọc ong. Số người chết vì cái lưỡi còn nhiều hơn vì những cuộc chiến tranh tương tàn. Lời nói có thể làm cho chúng ta bị thân bại danh liệt, tiêu tan sự nghiệp, như ca dao diễn tả:
-‘ Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo,
  Miệng không vành, miệng méo tứ tung.’
Còn về cái khoản ăn cũng không kém phần nhiêu khê và rắc rối. Người ta lao động quần quật cũng để tìm kiếm của ăn đút vào miệng. Cái miệng con người đã làm cho bao súc vật bị tuyệt chủng, bao cây cối đi đến chỗ xác xơ tiêu điều… và đến núi cũng phải lở. Rồi những cuộc chiến tranh giữa người với người đã xảy ra cũng chỉ vì miếng ăn. Và miếng ăn quả là miếng nhục!
Giá như con người không phải ăn nữa thì sẽ lợi biết bao nhiêu. Lợi được thời gian. Lợi được công sức. Lợi được tiền bạc. Nhưng mà có lẽ lúc bấy giờ cuộc đời cũng sẽ buồn đi rất nhiều. Vì thế, gã vẫn cứ phải chịu khó ăn để mà sống mỗi ngày, cho dù là ăn những của đắng đót.
Gã không biết Thượng đế có bé cái lầm hay không khi trao ban cho mỗi người chúng ta một cái miệng trong khi đó lại có những hai con mắt, hai lỗ tai và hai lỗ mũi. Phải chăng Ngài muốn chúng ta nghe nhiều hơn, nhìn nhiều hơn, hít thở nhiều hơn, còn ăn và nói thì nên giảm bớt, “sì tốp” lại phần nào.
Và theo gã nghĩ đó cũng chính là sống tinh thần chay tịnh. Thực vậy, nếu hiểu sống tinh thần chay tịnh là kiêng, là nhịn, là dẹp bỏ, là chấp nhận hy sinh, thì một tác giả nào đó đã đưa ra những cách giúp chúng ta sống tinh thần chay tịnh như sau :
- Dẹp bỏ những lời nói phạm và lấp đầy cõi lòng bằng những lời cảm thông, an ủi và khích lệ.
- Dẹp bỏ những thái độ khó chịu và lấp đầy cõi lòng bằng những tâm tình biết ơn.
- Dẹp bỏ những hiềm khích và lấp đầy cõi lòng bằng sự tha thứ và kiên nhẫn.
- Dẹp bỏ thái độ bi quan và lấp đầy cõi lòng bằng niềm hy vọng và sự lạc quan.
- Dẹp bỏ những băn khoăn lo lắng và lấp đầy cõi lòng bằng niềm tin tưởng vào Chúa trong khoảng khắc hiện tại.
- Dẹp bỏ những chiếm hữu và lấp đầy cõi lòng bằng những điều đơn giản của cuộc đời.
- Dẹp bỏ những ý tưởng hời hợt và lấp đầy cõi lòng bằng những suy gẫm và những lời cầu nguyện.
- Dẹp bỏ những phê bình chỉ trích và lấp đầy lòng bạn bằng hình ảnh Đức Kitô nơi những người chung quanh.
- Dẹp bỏ tính ích kỷ và lấp đầy lòng bạn bằng tình  yêu thương đối với người khác.
- Dẹp bỏ những hận thù oán ghét và lấp đầy cõi lòng bạn bằng một thái độ hoà giải.
- Dẹp bỏ thói quen nói quá nhiều và lấp đầy cõi lòng bạn bằng sự thinh lặng và lắng nghe người khác.
Sống tinh thần chay tịnh như thế, chắc chắn cuộc đời chúng ta sẽ ngập tràn bình an, yêu thương và hạnh phúc./.


V. Ống kính Vườn Hồng
                  
Một rừng lá dừa
và vũ điệu Phi Châu
 Sr. Bút Bi Đỏ
¶¶¶


Dịp Lễ Lá năm ngoái, lần đầu tiên tôi được tham dự buổi Lễ rước lá ngoài trời, tại một họ đạo ở Phi Châu.

Tôi đã chuẩn bị lá cho chị em cộng đoàn tôi từ chiều hôm trước. Tôi nghĩ, nhà có vài chị em, hai tàu lá dừa là ‘dư ăn’ rồi. Có thể dự trù mang theo thêm một ít nữa để cho những giáo dân không có lá. Thế rồi, tôi tước thêm một số lá dừa nữa, rồi ngồi ‘thắt’ theo kiểu mình thường làm ở Việt Nam.

Sáng Chủ nhật Lễ Lá, tôi thấy chị Trưởng của tôi (đã ở đây lâu năm), cầm cả một tàu lá dừa dài “thoòng” đi dự đám rước. Tôi hơi ngạc nhiên, nhưng không dám hỏi. Có lẽ chị nhớ đến những người không có lá chăng ? Tôi vội bước theo chị, không quên ‘lựa’ riêng cho mình hai lá dừa  ‘xinh’ nhất !
          Sân trước của Tòa Thị Chính thành phố (gọi là thành phố chứ đường xá, nhà cửa cứ như vùng Hóc Môn của mình thời mấy chục năm về trước) được chọn làm địa điểm tập trung giáo dân. Từ sáng sớm, người lớn, thanh thiếu niên và trẻ em (kể cả các bé chưa biết đi cũng được mẹ địu sau lưng) vội rảo bước cho kịp giờ kiệu lá. Phương tiện di chuyển, đi lại của phần đông người dân Phi Châu tại  đây là ‘xe lô ca chân’! Cứ hai chân mà đi, cứ thế mà bước, chuyện mỏi mệt chỉ là chuyện nhỏ thôi !!

Khi đến nơi, tôi liền bị ‘dội’ với hai lá dừa xinh nhất của mình. (Trời ạ, giờ thì tôi đã hiểu tại sao chị Trưởng của tôi ‘chơi’ nguyên tàu lá dừa xanh ấy.) Trước mắt tôi, có cả một rừng tàu lá dừa  không sai. Người lớn cũng như trẻ em, ai nấy đều cầm một tàu dừa cao nghệu! Sau khi làm Phép lá, cha Sở ra hiệu cho mọi người bắt đầu kiệu lá. Từ Tòa Thị Chính đến nhà thờ cũng khoảng hai cây số. Mọi người giáo dân Phi Châu chen nhau hoan hỉ di chuyển về phía trước, với những điệu múa nhảy uốn éo nhịp nhàng, theo tiếng hát hò vang dội cả một khoảng đường dài.

 Có những đoạn đường không được trải nhựa, bụi bay mù mịt! Bụi, kệ bụi chứ ! Một rừng tàu lá dừa trên tay một rừng người, được giơ cao. Một rừng tàu lá dừa đong đưa nhún nhảy. Một rừng người Phi Châu hát vang : “Hoan hô ! Hoan  hô ! Hoan hô con Vua Đavit !”. Tôi tưởng tượng vào thời Chúa Giêsu, chắc Ngài cũng được chào đón  vào đền thờ như thế này đây.

 Những tàu lá dừa cao, to, rậm rạp như thế nhưng khi vào trong nhà thờ, mọi người khéo léo xếp gọn chúng lại, để dâng Thánh Lễ. Thánh Lễ kéo dài hơn ba tiếng đồng hồ. Và rồi, khi cha đã cho rước lễ xong, ca đoàn vừa cất tiếng hát,  một cánh rừng tàu lá dừa tiếp tục rung động trong nhà thờ. Mọi người cùng nhau hò hát thật to. Tay họ vung vẩy cành lá dừa của mình.

Sau khi từ từ rời khỏi bàn quỳ, các thanh niên, thiếu nữ bắt đầu nhảy múa giữa các lối đi trong nhà thờ, rồi các bà, các ông, và đám trẻ con tiếp nối. Từ Cung thánh, các em Lễ sinh cũng nhún nhẩy, bước xuống các lối đi để nhảy múa với đám đông. Và kìa, vị Chủ Tế cũng ‘nhập cuộc’ một cách hài hoà. Gương mặt ngài toả rạng ánh sáng hân hoan. Tay ngài vung cao tàu lá dừa, và đi về phía giáo dân với các bước đi  theo vũ điệu chánh tông của dân tộc Phi Châu.

Chưa bao giờ lòng tôi rộn lên một niềm vui khôn tả như lúc này! Thật sự, nơi đây người giáo dân Phi Châu biểu lộ Đức Tin và Niềm Hy Vọng vào Đấng Toàn Năng hết sức đơn sơ, nhưng lại rất chân tình và ‘nóng bỏng’ quá !!!
Tôi yêu mến hết thảy họ, và ngày nào Bề Trên còn phân cho tôi phục vụ trên vùng đất xa xôi và nghèo khổ này, ngày đó tôi xin chọn Phi Châu làm quê hương thứ hai yêu dấu của tôi./.


Bà Cố
Ả Siêu

                   Bà Cố, tên Anna Trần thị Kim Xuyến không phải là bà cố nội hay là bà cố ngoại, mà nhờ chị ta có đứa con gái đi tu Ma-sơ đã được Khấn Trọn, nên chị được lên tới chức Bà Cố ngon ơ! Thế nhưng trong họ đạo của ả không có ai gọi chị bằng Bà Cố cả. Có lẽ nhờ chị nhìn còn trẻ trung, và hầu hết là do cái tính cái tình của chị luôn luôn sẵn sàng tiếp ứng nguồn « điện chạm » rồi phát cháy ngay tại chỗ! Nếu có một ai đó dám mở miệng khuyên Bà Cố nên giữ thái độ ôn hòa và tế nhị trước mặt mọi người, vì bà đã là một Bà Cố!!
                   Tuy vậy, xét về mặt tích cực đóng góp <<công sức>> vào nhà thờ, Bà Cố không để mình bị thua bất cứ một ai. Bà có mặt trong nhiều cộng đoàn, và cả các ca đoàn nữa. Và bây giờ là chuyện xảy ra cách đây không lâu : Sau Thánh Lễ chiều hôm ấy, ca đoàn rủ nhau đi uống cà phê. Đang lúc ngồi trong quán có đông khách khác, Bà Cố kể cho mọi người nghe:
                          -Tưởng là làm sao, cái ông cha sở già râu ria bờm xờm ở họ đạo ........ vẫn chứng nào tật đó! Cái tật hay lợi dụng lúc giảng bài Phúc Âm  trong Thánh Lễ để mà chửi giáo dân như chửi chó, đã đành. Thánh Lễ chủ nhật  vừa qua, ổng chửi ông cha phó là cái thứ kém hiểu biết cho giáo dân nghe. Ông cha sở này tới lúc ổng chết, ổng xuống hỏa ngục đời đời là cái chắc rồi!
                   Một bạn còn trẻ, tên Maria Thu Lan trong ca đoàn có lẽ chưa biết  cái tính cái tình « điện chạm » của Bà Cố nên nhỏ nhẹ lên tiếng:
                          -Ở chỗ đông người mà cô nói làm gì. Cô không sợ người ta khinh chê đạo của mình sao?
                   Ôi thôi, thế là Bà Cố ta bị biến sắc mặt ngay! Bà xô ghế đứng lên, chỉ tay vô mặt Thu Lan rồi nói lớn :
                          -Hả? Mày nói cái gì mầy lập lại cho tao nghe coi! Mầy đừng ở đó mà dạy khôn tao nha! Tao cho mầy biết không riêng gì mầy mà bất cứ cái con nào trong ca đoàn này mà dám đụng tới tao, coi chừng có ngày tao đấm cho bể mặt mà còn rớt hàm răng ra ...
                   Ả tin buổi uống cà phê đó vừa không vui vẻ, vừa gây tiếng vang rất tệ hại cho Bà Cố Kim Xuyến!!
 AS

Vài ý kiến đóng góp
           Dù là một linh mục đã bị biến chất, hay một người giáo dân đã bị cạn khô nguồn ân sủng, đều biết mình là con của Thiên Chúa, và đều muốn mình phải trở nên thánh thiện, để mai sau còn được lên thiên đàng, hưởng hạnh phúc vĩnh cửu bên Đấng là Cha chung của mọi người chúng ta.
                   Nhưng đứng trước sự yếu đuối của loài người, lại còn không biết cậy dựa vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, ma quỷ luôn luôn sẽ vỗ tay hoan hô mừng rỡ, vì chúng có thêm nhiều linh hồn cùng phái cùng phe, để chúng nhanh lẹ  nhập vào  mà làm mưa làm gió, và biến con người trở thành « công cụ tốt lành » của chúng!
                          -Ông cha sở không những hay chửi người giáo dân, nay còn « làm thịt » luôn ông cha phó! Theo ý kiến chung, chứng tỏ ở trong ngài chỉ còn hoạt động của loài ma quỉ mà thôi! Nếu ngài không còn cách để tĩnh thức, coi chừng có ngày ngài sẽ bị « tẩu hỏa nhập ma »!!
                          -Sự ngạo mạn vênh váo, hận thù ...v...v...nếu có, ở trong người đàn bà, thường được bộc lộ ra ngoài rõ rệt hơn người đàn ông. Điều này cũng chứng tỏ ma quỷ lợi dụng đàn ông ít hơn lợi dụng đàn bà. Và một khi đàn bà là ma quỷ ra tay thì chuyện Bà Cố Kim Xuyến lớn tiếng với cô Thu Lan như vậy, là chuyện nhỏ. Vì đàn bà là ma quỷ còn có nhiều chiêu ác độc hơn gấp trăm gấp nghìn lần nữa.
                   Tóm lại, dù như thế nào, trong hoàn cảnh nào, và dù là ai, thì vô Mùa Chay là mùa thuận lợi nhất cho mọi người tích cực cầu nguyện. Cầu nguyện cho chính mình biết ăn năn sám hối để trở nên tốt hơn nữa trước mặt Chúa ; và cầu nguyện hết cho những ai còn ngủ mê trong tội lỗi. Chúng ta cũng không nên lên án bất cứ ai. Vì ai cũng có định phần của họ trước sự phán xét sau này của Thiên Chúa hết rồi.
 

 T. HN


 

Chuyên đề Vườn Hồng
Trân trọng kính chào, và hẹn gặp lại số sau
Với chủ đề
Mừng Chúa Phục Sinh


                            




Labels:

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.