tháng 3 2014 | GIÁO XỨ LỘC THỦY

tháng 3 2014

12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Tuần Cửu Nhật Kính Chúa Thánh Thần bằng tiếng Anh



Từ khóa: Novena : Tuần Cửu Nhật
            Novena to (name of Saints...): Tuần Cửu Nhật Kính (Thánh nào đó..)

Ví dụ: Novena to The Holy Spirit: Tuần Cửu Nhật Kính Chúa Thánh Thần.

Novena to saint Joshep: Tuần Cửu Nhật Kính Thánh Giu-se
....

Kinh Đức Chúa Thánh Thần (bằng tiếng Anh)


Chúng con lạy ơn Đức Chúa Thánh Thần thiêng liêng sáng láng vô cùng, chúng con xin Đức Chúa Thánh Thần xuống đầy lòng chúng con, là kẻ tin cậy Đức Chúa Trời, và đốt lửa kính mến Dức Chúa Trời trong lòng chúng con; chúng con xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần xuống.
Sửa lại mọi sự trong ngoài chúng con.
Chúng con cầu cùng Đức Chúa Trời, xưa đã cho Đức Chúa Thánh Thần xuống soi lòng dạy dỗ các Thánh Tông Đồ, thì rày chúng con cũng xin Đức Chúa Trời cho Đức Chúa Thánh Thần lại xuống an ủi dạy dỗ chúng con làm những việc lành, vì công nghiệp vô cùng Đức Chúa Giêsu Kitô là Chúa chúng con. Amen.
(Nguồn: http://www.conggiao.org/kinh-duc-chua-thanh-than/)

Come Holy Spirit (Prayer to the Holy Spirit)

Come Holy Spirit, fill the hearts of your faithful and kindle in them the fire of your love. Send forth youSpirit and they shall be created. And You shall renew the face of the earth. 

O, God, who by the light of the Holy Spirit, did instruct the hearts of the faithful, grant that by the same Holy Spirit we may be truly wise and ever enjoy His consolations, Through Christ Our Lord, Amen.

(Source: https://www.catholic.org/prayers/prayer.php?p=331)

08:40:00

“Đích thân gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô
một lần nữa”


 
Đích thân gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô một lần nữa
http://www.giaoly.org
                   1. “Đích thân gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô một lần nữachính là lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô nằm ở phần mở đầu trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng (s.3): “Tôi mời gọi hết thảy mọi Kitô hữu, dù ở bất cứ nơi nào, ngay vào lúc này, hãy đích thân gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô một lần nữa, hay ít ra, mở lòng mình để cho Người gặp gỡ mình …
                   Từ gợi ý của Người kế vị Thánh Phêrô, vào Mùa Chay năm nay, cha Fx Vũ Phan Long, Ofm ân cần thân mời mọi người hãy cùng nhau đích thân đi gặp gỡ Thiên Chúa Ngôi Hai vô cùng yêu mến của chúng ta, thêm một lần nữa xem sao??
                   Vì hình như trong rất nhiều năm qua, mang danh là người con của Thiên Chúa nhìn rất hiền lành đạo đức, nhưng đã có mấy ai đã từng được gặp gỡ Đấng đã chịu Chết nhục hình trên cây thập tự giá, chỉ vì Yêu???

                   2. Đi gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô ư?
                   Ôi! Chuyện này  ta vẫn làm hằng ngày đấy chứ! Và với ánh mắt của Đức Tin, ta còn nhận ra Chúa Giêsu Kitô đang sống trong cảnh cô đơn lạnh lẽo trong Ngôi Nhà Tạm. Chúa Giêsu Kitô luôn rất vui mừng biết bao qua Bánh và Rượu trên Bàn Thánh, vì Người được gặp gỡ, được tiếp tục Cứu Rỗi đoàn người ông bà cô bác và anh chị em thân thương của Người.
                   Đi ra bên ngoài các ngôi nhà thờ, kìa … Chúa Giêsu Kitô đang đi hành khất cùng với nhiều người nghèo khổ túng cùng. Và kìa, Người cũng  kêu van tiếng cứu đói cứu rách rưới cứu mù chữ trong đoàn em bé mồ côi đang đi lang thang trên hè phố. Và kìa nữa, Chúa Giêsu Kitô đang âm thầm khóc lóc oằn oại trong những ai đang bị giam cầm bị vu oan bị khai trừ bị chà đạp một cách tàn nhẫn …v…v… và …v…v…
                   Đứng trước sự hiện diện khắp mọi nơi của Thiên Chúa, và hình ảnh của Người nhan nhãn trong từng nghịch cảnh đau thương như vậy, xin đừng tự vấn tại sao lòng dạ ta cứ lạnh căm như băng tuyết?
                   Có đôi khi chính ta là tay sai của loài ma quỷ??
                   Xin hãy nhanh chóng nhận ra rằng: Đó là tại ta chưa từng đích thân đi gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô! “Hãy đích thân gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô … chính là Thần Khí Tình Yêu của Thiên Chúa thúc giục lòng người, qua lời mời gọi tha thiết của Đức Thánh Cha Phanxicô, và qua nội dung bài giảng Tĩnh Tâm Mùa Chay rất có lý có tình và ghi đậm lại sự thấm sâu rất tốt lành của Cha Cựu Giám Tỉnh - Fx Vũ phan Long, Ofm.

                   3. Gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô bằng cách nào đây?
                   Thưa, trước hết phải bằng con đường vô cùng yêu mến:Tin Mừng và cầu nguyện liên lỉ tích cực bên các công việc quan trọng hay nhỏ nhặt thường nhật. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu là một trong nhiều bậc Thánh Thầy cao cả của hết thảy mọi người hôm nay và cả mai sau theo tâm tình những dòng nhật ký:
                   -Đối với tôi, cầu nguyện là dịp vươn lên của trái tim, nó đơn giản là cái nhìn hướng về trời. Nó là tiếng kêu của lòng biết ơn và yêu mến, cả khi gặp thử thách lẫn niềm vui.”
                   Còn Mẹ Têrêsa Calcutta thì quả quyết:-Vì tôi không thể cậy dựa vào tôi. Tôi cậy dựa vào Chúa 24 giờ một ngày.”
                   Có lẽ khi đã trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, Thánh Phêrô cũng thường xuyên cậy dựa vào Chúa 24 giờ một ngày, như Mẹ Têrêsa Calcutta. Cho nên sau khi Chúa Giêsu bị bắt, Thánh Phêrô liền nghe bị chơ vơ và bị hụt hẫng trầm trọng, nên các cơn yếu đuối nhanh ụp tới với ngài. Và thế là một ông Phêrô đầy tự tin, một ông Phêrô đã từng tuyên thề Quyết Sống Chết cùng Chúa Giêsu, ngài đành trở thành một kẻ phụ tình phụ nghĩa, kẻ chối Thầy không những một lần, mà tới ba lần! Bài giảng của cha Chủ Tế  Fx Vũ Phan Long, Ofm trong ngày thứ nhất hôm nay nhấn mạnh và dẫn dắt mọi người đến với từng chi tiết trong từng ngách thời gian trước lúc Chúa Giêsu bị bắt, và đang lúc Chúa Giêsu bị bắt. Không rõ các môn đệ khác của Chúa Giêsu đã né tránh và đã chạy trốn như thế nào, chứ “còn ông Phêrô thì theo xa xa ....” (Lc 22, 54).
                    Chính sự việc “ông Phêrô thì theo xa xa”này là bằng chứng rằng, trong tận cùng đáy lòng của ông Phêrô vẫn còn  yêu mến Thầy mình trọn vẹn, và việc chối Thầy 3 lần chỉ nhằm chống chế trong giai đoạn  “thập tử nhất sinh”, do yếu đuối mà có, mà thôi. Mặt khác, khi  “ Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: ‘Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần.’ Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.” (Lc 22, 61-62).
                    Ánh mắt nhìn của Chúa Giêsu, không những chỉ đơn thuần nhắc ông Phêrô nhớ lại lời Chúa đã nói với ông, mà còn là ánh mắt của Thiên Chúa Tình Yêu chứa đầy sự bao dung thương cảm bao trùm lên ông Phêrô, làm ông cuộn trào lên lời Tạ Lỗi với Thầy mình bằng những giọt nước mắt “khóc lóc thảm thiết” trong cảnh một mình bơ vơ! Ánh mắt nhìn của Chúa Giêsu Kitô lúc ấy, đã kích thích nạo vét sạch sẽ sự ăn năn thống hối tận cùng trong lòng ông Phêrô. Ở trên Trời, chiếc chìa khóa dành mở cửa Thiên Đàng đang chờ để nó được đặt vào lòng bàn tay của ông. Một con người cũng có lúc yếu đuối mỏng dòn như mọi tha nhân trên quả địa cầu này.
                   4. Còn trong thế kỷ văn minh hiện đại hôm nay, những sau hơn hai ngàn năm rồi đó, đa số người Kitô hữu chúng ta thì sao nhỉ?
                   Có phải chăng nếu chúng ta vẫn còn cứng lòng. Vẫn còn dính chân trong bóng tối của tội lỗi. Vẫn hằng ngày ôm tròn trong lòng sự ganh tỵ. Thù hận. Chia rẽ. Vu khống. Trả thù vặt anh chị em xung quanh mình. Nhất là vẫn chưa chịu nghiêm chỉnh đặt lại vấn đề sống đạo của mình để: “ Đích thân gặp gỡ Chúa Giêsu Kitô một lần nữa”,  theo lời mời gọi của Đức Thánh Cha Phanxico, và qua bài giảng Tĩnh Tâm Mùa Chay rất thắm tình đượm nghĩa của cha Fx Vũ Phan Long, Ofm.
                   Phải chăng chúng ta đang từ chối Thiên Chúa một cách lạnh lùng và tàn bạo hơn bao giờ hết??
                   Bởi vì, trong Huấn Ngôn của Thánh Phanxicô Assisi đã dạy: “Bất cứ ai ganh tỵ anh em mình về điều Chúa nói và làm nơi họ thì mắc tội phạm thượng, vì người ấy ganh tỵ chính Đấng tối cao là Đấng nói và làm mọi điều tốt lành”. (x. Mt 20, 15).
                   Hồng Nhung thân chào tạm biệt tất cả quý độc giả, và hẹn gặp lại trong bài cảm nhận thứ hai, mang tên: “Những con người có mặt trên đồi Sọ”. Hồng Nhung trân trọng cám ơn!

TP HCM
 sáng ngày 28.03.2014
T. HN

08:36:00

“Những con người có mặt trên đồi Sọ”



I
Những con người có mặt trên đồi SọQúy vị và các bạn gần xa rất thương mến,
                                Chủ đề thứ hai mà cha Fx Vũ Phan Long, Ofm đã giảng Tĩnh Tâm Mùa Chay tại nhà thờ Thánh Antôn – Cầu Ông Lãnh, Q. I TP HCM  vào Thánh Lễ chiều ngày thứ ba, 25.03.2014 vừa qua là chủ đề: “Chứng từ của các cộng đoàn huynh đệ và hòa giải”. Bài giảng dựa theo Tin Mừng của Thánh Luca: 23, 35-54, và ngài xoáy sâu vào

                   những con người có mặt trên đồi Sọ”.

                   Thú thật, lúc trước kia khi chưa được ngồi nghe ngài giảng bài thứ hai này, Hồng Nhung (HN) chỉ lờ mờ trong trí tưởng tượng và thường tự nhủ rằng
                   -! Ai mà còn lạ gì nữa!! Chúa Giêsu bị bắt như vậy vậy đó đó…Và, à há! Chúa Giêsu bị quân dữ đánh đòn bị sỉ nhục và cuối cùng Người bị chết treo trên cây thập tự giá như vậy đó mà!Chuyện xưa như trái đất!!!

                   Nhưng, Trời hỡi! Sau khi nghe ngài từ từ giảng về quang cảnh trên đồi Sọ trong ngày Chúa Giêsu chịu tử hình, giữa lúc Thánh Lễ mà nước mắt của HN như chực sẵn cho được tuôn chảy ra. Nếu nói rằng HN khóc vì thương yêu Chúa Giêsu một cách nồng nàn đến như thế, là HN đáng ghét và xạo sự vô cùng!! Nhưng HN phải khóc, vì HN không hiểu tại sao đoàn người hiệp nhau ghét bỏ Chúa Giêsu ấy, lại có dã tâm và lòng dạ họ ác độc đến như hết còn được gọi là “người” nữa!!

II

                   Tin Mừng Thánh Luca viết: “Vào khoảng mười hai giờ trưa, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất” (23, 44).
                   Cha Long nói: “Bóng tối như một hiện tượng thiên nhiên ấy không là gì so với bóng tối trong lòng những con người.

                   -Bóng tối thứ nhất, ngài giải thích:
                   “Cho dù là kẻ có tội tày trời, cho dù đó là kẻ thù không đội trời chung, nhưng bị đóng đinh tức là chịu một kiểu hành hình tàn bạo nhất, đau đớn nhất, và nhục nhã nhất, và người đó đang bị hấp hối, thế mà các thủ lãnh Do Thái vẫn cười nhạo miệt thị: họ khoan khoái vì đã khử trừ được một cái gai, một thứ “kỳ đà cản mũi”,họ đang say sưa men chiến thắng.Câu nói chế nhạo sau đây trở đi trở lại như một điệp khúc:
                   Nếu mi là Đấng Kitô thì hãy chứng tỏ sức mạnh của mình đi!”
                   Lương tâm của họ thế nào mà không cảm thấy xót xa cho một kẻ chết thê thảm như thế?
Ít ra cũng buông được tiếng thở dài thương cảm chứ?
Họ thích chí khi thấy đối thủ “ngã ngựa”.
                   Những thủ lãnh tôn giáo, những người suốt ngày đọc Kinh Thánh, những người suốt ngày tiếp cận với sự linh thánh,với thế giới Thiên Chúa, họ đang giới thiệu được gì về Thiên Chúa?
                   Hẳn là họ còn nhớ các quy định của Luật chứ?
                   Xh 23, 4-5 dạy: “Ngươi không được phao tin đồn nhảm. Đừng làm chứng gian mà tiếp tay với kẻ xấu. Ngươi không được hùa theo số đôngđể làm điều trái; trong một vụ kiện, ngươi không được ngả theo số đông mà làm chứng, khiến công lý bị sai lệch”.
                   Đối với kẻ thù, Xh 23, 4-5: “Nếu gặp bò hay lừa của kẻ thù đi lạc, ngươi phải dẫn nó về cho người ấy. Nếu thấy lừa của kẻ ghét ngươi quỵ ngã vì chở nặng, ngươi không được để mặc người ấy; ngươi phải giúp người ấy đỡ lừa dậy.
                   Con bò con lừa của kẻ thù mà còn phải giúp đỡ, còn chính kẻ thù thì gí cho đến chết! Các thủ lãnh tôn giáo này có thật sự sống dưới  mắt Chúa không?
                   Thật ra họ cũng chỉ là đại diện của vô vàn kẻ có quyền thế, tưởng là phục vụ hạnh phúc của người khác, nhưng chỉ củng cố địa vị của mình bằng mọi giá. “Chúa của họ”thật ra là “cái tôi” của họ.

                   -Bóng tối thứ hai, cha Cựu Giám Tỉnh Dòng Phanxicô giảng về các lính tráng. “Đức Giêsu với họ chẳng có xung đột gì cả, nhưng họ đã quen những việc xử tử như thế rồi. Trong lòng họ không có chỗ cho sự thương cảm. Đây chỉ là công việc thôi mà! Đưa một con người sang thế giới bên kia bằng phương tiện tàn khốc nhất, mà là công việc sao?

                   -Bóng tối thứ ba, bài giảng của ngài nghiêng về hai kẻ tử tội bị đóng đinh hai bên Chúa Đức Giêsu:
                   Có lẽ chưa bao giờ con người lại gần Thiên Chúa như hai anh ấy. Anh nào cũng chỉ cần nghiêng sang một chút, nghiêng sang bên phải hoặc bên trái, là cũng thấy Đức Giêsu đội vòng gai, bình thản chịu đau đớn và chấp nhận mọi sỉ nhục của đám đông. Nhưng trong lòng người mà chúng ta gọi là “anh trộm dữ”, dường như chỉ có mỉa mai và tính toán vị kỷ.
                   Ông không phải là Đấng Kitô sao?”….. “Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với!”(Lc 23, 39).
                   Anh ta dùng các lời của các thủ lãnh theo hướng có lợi cho anh ta. Một con người đã bị đóng cứng trên thập giá và sắp chết thì còn có thể giúp đỡ ai?
                   Loài người sống không cần Thiên Chúa! Đúng ra, loài người đang xử Thiên Chúa đấy! Mà họ xử thiếu công tâm, họ xử theo lòng dạ họ, theo quyền lợi của họ. Trước tất cả những lời sỉ nhục và thách thức đó, Đức Giêsu không trả lời một tiếng nào. Thật ra Người đã nói trước rồi, một câu nói bao trùm tất cả vụ xử án quái dị và khôi hài này: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23,34).
                   Các đối thủ của Người chiến thắng trên mọi mặt trận. Nhưng đây lại chính là đỉnh cao của quyền lực Thiên Chúa, quyền lực tỏ bày trong sự bất lực. Tiếng nói của Đấng Tạo Hóa đã từng làm cho mọi sự từ không nên có, nay chỉ còn là những tiếng rên siết vì đau đớn. Tuy nhiên, sự bất lực này là quyền năng lớn lao nhất, bởi vì đây là sự bất lực được chấp nhận vì yêu thương loài người, và để cứu lấy loài người.

                   Trắng đen – tốt xấu – thánh thiện và tội lỗi … thường đan xen lẫn nhau. Sau đây, chúng ta cùng lắng nghe và tham khảo phần cuối trong bài giảng với chủ đề thứ hai này. Cha Long mở ra một hướng nhìn đầy hy vọng với bốn nguồn ánh sáng:

                   Ánh sáng đầu tiên xuất hiện ngay bên cạnh Đức Giêsu: người gian phi sám hối, “anh trộm lành”. Cái đẹp là khi anh kia chỉ thấy Đức Giêsu là một kẻ đáng chửi rủa, thì anh này nhận biết sự thánh thiện của Đức Giêsu, tức là “Đấng Kitô của Thiên Chúa”, điều mà bạn anh và các thủ lãnh tôn giáo không chấp nhận. Anh cũng biết Người là Vua khi nói: “Giêsu ơi, khi anh vào Nước của anh, xin nhớ đến tôi!(Lc 23, 42).

                   Ánh sáng kế tiếp là lời viên đại đội trưởng, tức viên chỉ huy toán lính và là chứng nhân cuộc xử tử, tôn vinh Thiên Chúa: “Người này đích thực là người công chính!” “Công chính” ở đây vừa được hiểu theo nghĩa là “vô tội”, tức là quan điểm của Philatô (23,4.14-15.22), Hêrôđê (23-11) và anh gian phi sám hối (23-41), vừa theo nghĩa là “Đấng được Thiên Chúa tôn vinh”, tức là ông phủ nhận hoàn toàn thái độ “vô đạo”của toán lính dưới quyền.

                   Ánh sáng thứ ba, lúc đầu chỉ mờ đục, đã rạng lên vớitoàn thể dân chúng có mặt trên đồi Sọ: Họ không giữ khoảng cách, họ không tập trung, tránh né, vì “khi thấy sự việc đã xảy ra, họ đều đấm ngực trở về”(23,48). Cùng với dân chúng là “các phụ nữ đã đi theo Người từ Galilê”(23,49). Có lẽ các môn đệ của Đức Giêsu cũng có đó, nhưng họ không được nói đến; họ phải nương vào tư thế của các phụ nữ này thôi: các bà đã và đang “đi theo” Đức Giêsu, các bà công khai trung thành với đời môn đệ của Đức Giêsu, cho đến tận mộ đá.

                   Ánh sáng cuối cùng đến từ chính giới thủ lãnh: trong khi các thủ lãnh say sưa với cái chết của Đức Giêsu, ông Giôxếp Arimathê, “thành viên của Thượng Hội Đồng, đã không tán thành quyết định và hành động của họ” (23, 50-51), ông đi xin thi hài, hạ xác xuống liệm và đưa đi an táng. Một ông Giôxếp này cũng đủ, còn nếu muốn thêm, thì chúng ta có ông Nicôđêmô của Tin Mừng Gioan (Ga 19,39).

III

                   Các bà thời Chúa Giêsu thì “đi theo” Chúa Giêsu có lẽ đã từ lâu, và quyết tâm “đi theo” từ Galilê cho đến tận mộ đá.
                   Còn các bà trong ca đoàn Ave Maria tại giáo xứ Thánh Antôn phần đông khen rằng:
                   Cha Long giảng rất hay mà ngài còn được Chúa cho có chất giọng rất đặc biệt ấm và truyền cảm nữa! Nhưng thiết nghĩ, điều chính yếu của các linh mục bỏ công soạn bài và đi giảng Tĩnh Tâm Mùa Chay là muốn mọi người đều nhận được “món quà tinh thần” của các ngài do Thiên Chúa ban, qua các nội dung xuất sắc trong các bài giảng.
                   Giảng về Mùa Chay năm nào cũng thế, mỗi linh mục cómột “chiêu” khác nhau. “Chiêu” nào cũng mời gọi mọi người tín hữu cùng suy tư, cùng  nghiêm chỉnh nhìn lại cuộc đời “bước theo chân Chúa Giêsu” của chính mình, để chuẩn bị thật tốt cho việc Mừng Chúa Phục Sinh sắp tới.

                   Nếu ta cũng có mặt trên đồi Sọ trong cái ngày Chúa Giêsu trút hơi thở cuối cùng ấy, ta có vỗ tay khen mừng chiến thắng của quân dữ hay không???
                   Chúng tôi tin chắc, vì nhằm bảo vệ uy tín và vinh dự của “cái tôi” của mình, ai cũng đều lắc đầu và nói:
                   -Không! Không bao giờ tôi đứng chung phe với cái quân vô cùng ác độc đó!!
                   Nhưng coi chừng “giấu cái đầu, nó lại lòi cái đuôi ra” qua chuyện ta dùng mọi cách để đi bêu xấu và vu oan đủ điều cho người vô tội! Họ cũng có dòng nước mắt mặn và lưu lượng máu đỏ như ta. Sao ta lại tàn ác với họ như thế?? Họ cũng là người con của Đức Chúa Trời mà.
                   Nếu ta vì “bóng tối” bao phủ trong lòng mà đi từ chối họ, chà đạp họ, và “dí họ cho đến chết cho thỏa lòng thù hận của mình, thì...
                   -  ta nào có khác gì các thủ lãnh Do Thái vẫn cười nhạo miệt thị: họ khoan khoái vì đã khử trừ được một cái gai, một thứ “kỳ đà cản mũi”
                   -  ta nào có khác gì đám quân dữ cố tình giết chết Chúa Giêsu
                   -  ta nào có khác gì “anh trộm dữ”, dường như chỉ có mỉa mai và tính toán vị kỷ.

IV

                   Sau cùng trong bài viết cảm nhận hôm nay, kính mời quý vị và các bạn thân yêu cùng tự trả lời thành thật  với chính mình, theo các câu hỏi chia sẻ rất chân tình và chí lý sau đây:
                        * Làm sao  có thể gọi là “coi trọng và yêu thương người khác”, khi chỉ thấy người khác là đối thủ phải loại trừ bằng mọi giá?
                          *Làm sao có thể gọi là “coi trọng và thương yêu người khác”, khi chỉ thấy người khác là “công việc” phải giải quyết?
                          *Làm sao có thể gọi là “coi trọng và thương yêu người khác”, khi chỉ thấy người khác là kẻ phải phục vụ ta?
                          *Và thật ra làm sao có thể “coi trọng và thương yêu người khác”, khi mà chính Thiên Chúa người ta còn chẳng kính trọng và yêu thương?  (Trích từ bài giảng thứ hai của cha Fx Vũ Phan Long, Ofm).

                   Đến đây, Hồng Nhung xin Stop nhé! Hẹn gặp lại bài cảm nhận thứ ba mang tên: “Những phụ nữ tín trung của Chúa Giêsu xưa và nay”. Bài sẽ có chỗ vui vui …Chúng con rất cám ơn cha Long nha.
                   Và, với tâm tình luôn hướng về Chúa, cúi xin Ngài ban cho tất cả chúng ta và gia đình cùng cộng đoàn sự Bình An và Thánh Đức. Amen!
                  
TP HCM
Rạng sáng ngày chủ nhật 30.03.2014
T. HN

20:32:00 ,
Học Kinh Thánh bằng tiếng Anh để biết các từ vựng cơ bản về Kinh Thánh, cũng như các từ vựng tiếng Anh Công giáo cơ bản

The Bible in English, Kinh thánh bằng tiếng anh
Learn English Through the Bible p.1 [Học Tiếng Anh qua Kinh Thánh Phần 1]


Learn English Through the Bible p.2 [Học Tiếng Anh qua Kinh Thánh Phần 2]

10:24:00

Cách đổi màu tin nhắn trong facebook chat

Để thay đổi màu tin nhắn Facebook thành màu 7 sắc cầu vồng, hoặc đổi màu tin nhắn Facebook thành chữ 3D. Chỉ cần bạn vàoTRANG NÀY, bạn có thể đổi màu tin nhắn trong  Facebook chat cách dễ dàng, theo ý mình muốn

Bước 1: Gõ tin nhắn cần gởi (xem 'số 1)
Bước 2: Chép đoạn code mã hóa ( "ở số 2) và dán vào khung chat, rồi enter.----> thế là xong!
Chúc bạn thành công.
Cách đổi màu tin nhắn trong facebook chat
ảnh minh họa



20:12:00

Những bức tượng Chúa Giê-su cao nhất thế giới.

Sưu tầm và chuyển ngữ: Haibang Hoang




































Có lẽ ai cũng biết đến bức tượng nổi tiếng nhất thế giới cả về kích thước và vị trí đó là bức tượng Chúa Kitô Vua ở Rio Brazil (hình trên). Tuy nhiên, trên thực tế thì Tượng Chúa Kitô Vua ở Brazil chỉ là một trong số 4 bức tượng lớn nhất về Chúa Giê-su trên thế giới mà thôi. Dưới đây là những bức tượng đó:


Tượng Chúa Kitô Vua - ở Mexico

Cao 20.5 m (67 feet)
Bức tượng này nằm trên một ngọn đồi có tên là Cerro del Cubilete (nói là ngọn đồi nhưng thực tế độ cao của nó là 2,700 mét và tọa lạc tại bang Guanajuato - Mexico.

Bức tượng được hoàn thành năm 1944 và mang đậm phong cách kiến trúc Deco. Đây là một trong số những tượng đài quan trọng nhất của Mexico và là tượng đài vì nó tọa lạc ngay trung tâm của đất nước này. Trước đây đã từng tồn tại những bức tượng nhỏ hơn, nhưng toàn bộ đã bị phá hủy trong suốt cuộc cách mạng của chính phủ chống tôn giáo thời bấy giờ. Bức tượng Chúa Kitô Vua được dựng lên vì danh dự của những Kitô hữu đã đứng lên chống lại chế độ đó.

Tượng Chúa Kitô Vua ở Maratea – Ý

Cao: 21.23 m (69.8 feet)
Bức tượng này được làm bằng đá cẩm thạch từ một mỏ đá gần thành phố Carrara. Không giống như những bức tượng khác được xây dựng nhờ sự quyên góp của công chúng, Tượng Chúa Kitô Vua được dựng lên bởi tiền riêng của một doanh nhân vùng  Piedmontese, ông tên là  Stefano Rivetti. Ông muốn vinh danh đạo thánh của cũng như thành phố Maratea của mình khi đặt bức tượng trên đỉnh ngọn đồi Monte San Biagio.( từ ngọn đồi này người ta có thể nhìn thấy toàn bộ thành phố).



Tượng Chúa Kitô Vua ở Noas – Mexico

Cao – 21.8 m (71.5 feet)


Tên của bức tượng Cerro de las Noas (tên của một loài cây xương rồng ở sa mạc Cactus) cũng là tên của ngọn đồi mà bức tượng đang tọa lạc. Công trình này được khởi công vào năm 1973 và kéo dài 17 năm mới hoàn thành. Ngay dưới chân tượng là bản sao vùng đất thánh (dựng lại các thánh địa tại Jerusalem), và một nhà hàng nữa.


Bức tượng tọa lạc taị thành phố Coahuila - một thành phố thuộc Torreón - Mexico. Nó được thiết kế bởi nhà điêu khắc Vladimir Alvarado. Công trình khổng lồ này phải dùng hết một khối lượng bê tông khổng lồ lên tới 580 tấn.

Tượng Chúa Kitô Vua ở Peru

Cao: 22 m (72 feet)
Bệ tượng cao: 15 m (49 feet)



Bức tượng Cristo del Pacífico (tạm dich: Chúa Kitô Vua ở Thái Bình Dương), là "món quà chia tay" của một tổng thống mãn nhiệm, khi ông thua cuộc trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2011. Ông quyết định rằng, món quà cuối cùng của ông dành cho dân chúng phải là một bản sao gần giống với bức tượng Chúa Kitô Vua ở Rio- Brazil. Tuy nhiên, điều này khiến ông bị chỉ trích nặng nề, vì rằng Peru nên tự thiết kế riêng cho mình một bức tượng hơn là một sự sao chép.



Tượng Thánh Tâm Chúa Giê-su ở Mexico

Cao: 23 m (75 feet)


Image Credit Flickr User SuperFem


Cách Rosarito thuộc thành phố Mexico 6 dặm- phía trên  thị trấn nghỉ mát của El Morro. Bức tượng to lớn này được làm bằng bằng thép và sợi thủy tinh. Tiếng Tây Ban Nha gọi là " Cristo del Sagrado Corazon" (vì đa phần người Mexico là người di cư từ gốc người Tây Ban Nha) 


Nhà điêu khắc, Gregorio của Tijuana, tuyên bố rằng bức tượng này thuộc danh sách những bức tượng nổi tiếng trên thế giới vì (kỹ thuật )màu sắc của nó chứ không phải là chiều cao. Vì hầu hết các bức tượng khổng lồ khác có trong danh sách đều có màu trắng hoặc đơn sắc.


 Cristo Rey de los Álamos – Mexico - Tượng Chúa Ki-tô Vua ở Álamos Mêxicô

cao 23.3 mét


Tọa lạc tại biên giới thành phố Tijuana ở Baja California, bức tượng được làm từ ​​nhựa và sợi thủy tinh, tạo nên một tượng đài Chúa Ki-tô Vua duy nhất với sự kết hợp độc đáo cho thành phố này.


Bức tượng cao gần 24 mét, được đặt trên một mái vòm của nhà thờ San Martin de Porres of Tijuana.


The Broken Christ – Mexico - Tượng Chúa Ki-tô cụt tay-chân ở Mexico

Cao 25 mét


Image Credit Wikimedia
Bức tượng "bất thường" này xuất xứ từ San Jose de Gracia, Aquascalientes ở Mexico. Nhà điêu khắc  El Cristo Roto  đã thu hút hàng ngàn khách hành hương đến đây mỗi năm. (Phía dưới bệ tượng có ghi lý do dẫn đến cánh tay và Chân Chúa vẫn để nguyên trạng thái bị gãy) 


Image Credit Flickr User Allez ASNL

Đây là dòng thông tin bên dưới bệ tượng: "Leave me broken… I’d like that when you look at me broken like this, you’d remember many of your brothers and sisters who are broken, poor, indigent, oppressed, sick, mutilated… without arms:  because they are incapacitated, left without any means to work; without feet: because they are impeded to walk their way; without face: because they have been robbed of their honor and prestige. They are forgotten… those who see them turn away since they are like me – a broken Christ!"


Christ Roi des Houches - France - Tượng Chúa Ki-tô Vua ở thành phố Houches, nước Pháp

Cao 25 mét
Bức tượng Chúa Ki-tô Vua khổng lồ này cao 25 mét, tọa lạc tại thị trấn Les Houches, Haute-Savoie nước Pháp. Bức tượng đứng trên một ngọn núi đá đối diện thung lũng Chamonix.


L'Abbé Claude Delassiat, Mục sư của thành phố Les Houches từng là người khởi xướng việc xây dựng bức tượng này với mục đích công bố vương quyền phổ quát của Chúa Kitô - Vua các Vua. Viên đá đầu tiên được đặt vào tháng Tám năm 1933 và sau một năm làm việc, bức tượng được khánh thành vào ngày 19 tháng 8 năm 1934.



Jesus of the Mercy – Nicaragua - tượng Chúa Thương Xót ở Nicaragua

Cao 26 mét


Christ the King – Columbia - Tượng Chúa Ki-tô Vua ở Columbia

Cao 26 mét
Image Credit Flickr User hectormesa


Bức tượng này đứng trên một trong 2 ngọn núi cao có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố. Công trình này được xây dựng năm 1953 và được coi như biểu tượng của sự tôn kính Chúa cũng như biểu tượng của hòa bình  và sự bảo vệ của Chúa cho người dân Columbia. Bức tượng được dựng trên đỉnh núi Los Cristales mà từ đó, bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của thành phố Cali.


Thông thường người ta lên đỉnh núi bằng xe cáp hoặc đi bộ qua nhiều bậc thang xoắn ốc để lên tới độ cao 1,440 mét so với mực nước biển. 
Bức tượng năng khoảng 464 tấn.

Cristo Rei of Dili, East Timor - Tượng Chúa Ki-tô Vua ở Đông Timor

Cao 27 mét (tính cả quả địa cầu)
Bức tượng Chúa Ki-tô Vua này là món quà của nước Indonesia tặng cho người dân Đông Timor, khi Đông Timor vẫn còn là một tỉnh của Indonesia, nhưng sau đó Đông Timor đã trở thành môt nước độc lập vào năm 2002. Bức tượng này là một trong những điểm du lich chính của đất nước này.


Khác với những bức tượng khác, Bức tượng này được làm bằng đồng bao gồm 27 phần khác nhau được thiết kế tại Bandung và được tái thiết tại Situ. Công trình này kéo dài 3 tháng, và ra mắt công chúng vào năm 1996.


Christ the King – Portugal - Tượng Chúa Ki-tô Vua ở Bồ Đào Nha


Cao: 28 meters (92 feet)
Đôn : 82 meters (269 feet)

Bức tượng này được xây dựng nawm, nhưng mãi tới 1959. Bức tượng tượng trưng cho lòng biết ơn của người Bồ Đào Nha vì đã được thoát khỏi sự tàn phá tồi tệ của chiến tranh thế giới thứ 2.


Bức tượng được đặt trên một bệ cao giữa trung tâm thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha. Xung quanh bức tượng có một khoảng không gian đủ an toàn cho toàn cư dân, nếu như có sự cố nào đó xảy ra! Hai cánh tay Chúa giang rộng như đang ôm lấy toàn thành phố.




Cristo Resucitado – Mexico - Tượng Chúa Phục Sinh ở Mexico

Cao: 30 mét (98.5 feet)
Bệ: 18 mét (60 feet)

Bức tượng được dựng lên bên trong một nghĩa trang tại  San Rafael, Tlalnepantla. Nhà điêu khắc David Gutierrez Becerril đã dùng đá hồng để tạo nên bức tượng này. Công trình được hoàn thành vào đầu những năm 1970, was completed in the early 1970s. Becerril paid đã đặc biệt chú trọng đến các loại vải để tạo nên trang phục cho Chúa Giê-su bằng loại đá hồng mà ông đã chọn.


Christ Blessing – Indonesia - Tượng Chúa Chúc Lành ở Indonesia

Cao: 30 mét (98.5 feet)
Bệ: 18 mét (60 feet)

Tiếng Indonesia gọi bức tượng này là: " Kristus kase Berkat " Bức tượng được xây dựng  năm 2010 từ 25 tấn thép và sợi; được đặt trên đỉnh núi của khu trung tâm thành phố Manado, và được xem như là biểu tượng mới nhất của thành phố.




Christ of Otero – Spain - Tượng Chúa Ki-tô Vua ở Tây Ban Nha

Cao:  30 mét (98.5 feet)
Bạn có thể tìm thấy bức tượng này ở vùng ngoại ô thành phố Palencia nước Tây Ban Nha. Công trình được khởi công năm 1931 theo phong cách phong trào nghệ thuật Deco. Công trình này được nhà điêu khắc  Victorio Macho thiết kế (sau này ông được mai táng dưới chân của bức tượng này).


Đây có lẽ là một trong những tượng đài về Chúa Giê-su ít được biết đến nhất. Người ta cho rằng nhà điêu khắc đã muốn dựng bức tượng này trong vóc dáng hoàn toàn thẳng đứng và mảnh mai nhằm mục đích tạo nên sự tương phản với những cánh đồng xung quanh bức tượng trong vùng Castilla này.



Christ the Redeemer –  Brazil - Tượng Chúa Cứu Thế ở Brazil

Cao: 30.1 mét (99 feet)
Bệ tượng:  6 mét (20 feet)

có lẽ bức tượng nổi tiếng nhất trên thế giới là bức tượng này. Tượng được xây dựng giữa năm 1926 và 1931 và đã trở thành nguồn cảm hứng cho những bức tượng khác (như đã giới thiệu trong bài này)


Mặc dầu ý tưởng dựng tượng đã từng được đề bạt vào những năm 1850, nhưng mãi tới 1921 mới được tiến hành. 



Christ of Vung Tau - Vietnam - Tượng Chúa Ki-tô Vua ở Vũng Tàu - việt Nam

Cao: 32 mét  (104 feet)
Bệ tượng cao: 4 mét (15 feet)



Hiệp hội Công Giáo tại Tp. Vũng Tàu đã bắt đầu xây dựng bức tượng khổng lồ vào năm 1974 và đã hoàn thành năm 1993. nàyThe Catholic Association of the Vietnamese city of Vung Tau started construction on this huge statue in 1974 and it was finished in 1993. Mặt trước của bức tượng hướng về phía nam của bờ biển với hai cánh tay giang rộng như bao bức tượng khác. Tuy nhiên, Các tia hào quang (cũng là dây thu lôi) trên phần đầu của bức tượng được làm bằng kim loại.
.
Nếu có thể leo lên gần 200 bậc thang phía trong tượng,bạn có thể bước ra 2 cánh tay của bức tượng để ngắm cảnh. Bức tượng được dựng bằng bê tông với một lớp vỏ bằng đá Granite.
.


Christ the King – Poland - Tượng Chúa Ki-tô Vua ở Ba-Lan

Cao: 33 meters (108 feet)
Vương miện cao: 3 meters (9.8 feet)

Bức tượng nổi tiếng này được người Ba-Lan gọi là"Pomnik Chrystusa Król", Bức tượng Chúa Ki-tô Vua này là bức tượng Chúa cao nhất thế giới. (nếu tính cả Vương miện).  Công trình được một vị linh mục về hưu - Sylwester Zawadzki giám sát và hoàn thành vào năm 2010 Bức tượng cao 33 mét này được làm bằng bê tông và sợi thủy tinh (con số 33  tượng trưng cho năm Chúa chịu chết) .Thống kê cho thấy: Phần đầu tượng nặng 15 tấn và tổng thể nặng 440 tấn.


Bức tượng không phải là một thể thống nhất, vì nó được dựng lên từ nhiều phần riêng lẽ nhau. Chi phí cho bức tượng được nhiều người địa phương tài trợ mà thôi! Although there was some resistance from the organization that  handles most affairs relating to liturgical practices of the Latin Catholic Church and, indeed the Polish government (who halted the work for a while due to health and safety concerns) the project was completed in2010 and is proving to be a massive draw for Christians in this predominantly Catholic country.


It may be somewhat contentious not including the crown in the overall height but then if you count the top you would have to count the bottom (the pedestals) which would re-order this list significantly and the Polish Christ would still not be at the top. Yet this is not, after all, a competition!




Christ of Peace – Bolivia - Tượng Chúa Ki-tô Vua Hòa Bình ở Boliva

Cao: 34.2 meters (112.2 feet)
Bệ tượng: 6.24 meters (20.5 feet)



Image Credit Flickr User palegoldenrod
Bức tượng nằm ở phía tây thị trấn Cristo - trung tâm thành phố Bolivia. Để lên đỉnh đồi, bạn phải bước trên 2 ngàn bậc, tuy nhiên bạn có thể đi bằng cáp, nếu muốn!


Hai cánh tay Chúa giang rộng: tay trái chỉ về hướng nam và tay phải chỉ về hướng bắc. Công trình được hoàn thành vào tháng 11 năm 1997, sau 10 năm xây dựng. Đây là một trong những bức tượng mô phỏng theo tượng Chúa Cứu Thế ở Brazil, với độ cao 2,840 mét so với mực nước biển, điều này không những khiến cho bức tượng trở thành một trong những bức tượng lớn nhất thế giới, mà còn là một trong những bức tượng cao nhất so với mực nước biển.


Đây cũng là bức tượng nặng nhất từ trước tới nay. (2,200 tấn). Khác với hầu hết các bức tượng khác, bạn có thể leo lên phần đầu khổng lồ của bức tượng ( rộng 4,64 mét) với 1,399 bậc thang. (Tuy nhiên bạn chỉ đc leo lên vào ngày Chúa Nhật mà thôi, các ngày khác không mở cửa)


Image Credit Flickr User RedGirl87First Image Credit Flickr User Rodrigo Soldon

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.