tháng 1 2014 | GIÁO XỨ LỘC THỦY

tháng 1 2014

12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

15:22:00

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU CÁC DÒNG TU 

NHỮNG PHƯƠNG THỨC HIỆN DIỆN VÀ DÂNG HIẾN

(Lịch sử các Dòng tu Công Giáo)

Lm Phanxicô X. Đào Trung Hiệu OP
Đời tu dưới mọi hình thức đều lấy việc "Theo chân Chúa Kitô" như Tin Mừng đề nghị làm quy luật tối thượng. Thế nhưng việc họa lại chân dung đấng Cứu Thế trong những hoàn cảnh đặc thù và những giai đoạn riêng biệt, đã làm nảy sinh rất nhiều những hình thức cộng đoàn tu trì.

Quả thật, tu cũng có nhiều lối ví như muôn cánh hoa trăm hương nghìn sắc, đua nở trong vườn hoa Hội Thánh. Trong tập “Dấu Ấn 350 năm”, tại Việt Nam hiện nay có 124 đơn vị tu trì, gồm 21 đan viện, 23 tỉnh dòng hoặc miền dòng thuộc Tòa Thánh, 50 dòng giáo phận, 29 tu hội và tu đoàn… (1) 

I. THEO HƯỚNG NHÌN THẦN HỌC
Đức Kitô đã đến trong trần gian, Ngài đã sống hòa nhập với môi trường mình đang sống. Hoạt động của Ngài, tuy chỉ trong một thời gian ngắn ngủi, nhưng lại đa dạng. Ngài hiện diện, chia sẻ, Ngài cầu nguyện và rao giảng, Ngài thăm viếng và chữa lành, Ngài huấn luyện và chúc phúc... Cuối cùng, trên Thập Giá, Ngài đã biểu lộ Tình Yêu của Thiên Chúa Cha, muốn phục sinh toàn nhân loại trong ơn cứu độ, muốn đảm nhiệm tất cả những khó khăn vất vả và những ước mơ hy vọng của con người. Sứ mạng của Ngài là khai mở "năm hồng ân Thiên Chúa" (Lc 4,17-19), và kêu gọi những tâm hồn thiện chí mạnh dạn nối tiếp vào con đường Ngài đã đi (Mt 19,12; Mc 10,21).
Theo hướng nhìn thần học, sự xuất hiện một Dòng Tu thường bắt đầu từ một "Hứng Khởi Nền Tảng" của vị sáng lập, trong từng hoàn cảnh lịch sử, để chọn lựa một tính chất hoặc phần vụ riêng biệt cho tập thể của mình, nhưng luôn mưu ích cho giáo hội (PC 2b). Nên tuy cũng là việc hiến dâng cuộc đời cho Thiên Chúa và tha nhân, nhưng lại được thể hiện bằng muôn ngàn cách thế hiện diện, mong họa lại một đôi nét riêng biệt trong toàn bộ cuộc đời của Đức Giêsu.
Giáo hội vẫn coi thành quả đó do ơn thúc đẩy và hướng dẫn của Chúa Thánh Linh (LG 43) nhằm góp phần giúp giáo hội chu toàn sứ mạng xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô. Hội Thánh, chính là những "Đoàn Sủng", như đã được thánh Phaolô đề cập trong thơ I Côrintô : “Người thì được Thần Khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì được Thần Khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần Khí ban cho lòng tin ; kẻ thì được … ban những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri ; kẻ thì được ơn phân định thần khí ; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ. Nhưng chính Thần Khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người (I Cr 12, 8-11).
Tiếp đến, để xác định rõ hướng đi của mình, mỗi Dòng Tu đều có một Quy Chế hay bản Hiến Luật riêng. Bản văn ấy sẽ trình bày về mục đích, tinh thần, bản chất, hoạt động mà mình chọn, cùng với những quy định về tổ chức và đào tạo. Khi Hiến Luật ấy được thẩm quyền giáo hội châu phê và công bố (Giám mục với Dòng giáo phận, Đức Thánh Cha với Dòng quốc tế), một Dòng Tu được chính thức thành lập.
Một lớp khấn dòng
Nếu theo quy định của Giáo Luật, tu sĩ là người tuyên giữ ba lời khuyên Phúc Âm : khiết tịnh, vâng lời và khó nghèo (GL 57,3-2) thì hơn thế nữa, họ phải trung thành với đoàn sủng của Dòng Tu mình chọn và có trách nhiệm trước những nhu cầu cụ thể của con người thời đại. Chính vì thế, các Dòng Tu luôn phải canh tân Hiến Luật của mình theo ba hướng : trở về Tin Mừng là nguồn phát sinh nếp sống Kitô hữu, trung thành với đoàn sủng của Dòng và thích ứng với hoàn cảnh mới của thời đại (PC 2).
Nhờ sự mạnh dạn canh tân này, người tu sĩ qua các thời đại, không ngừng khám phá ra những cách thế để đóng góp muôn ngàn bàn tay, khối óc và con tim, chung phần với tất cả mọi công dân trên trái đất. Đời tu, đặc biệt dưới ánh sáng của công đồng Vaticano II, không coi mình là bậc sống riêng biệt, mà chỉ là đi sâu hơn vào hiến lễ của bí tích thanh tẩy (PC 5), vào ơn gọi "vì Chúa dấn thân phục vụ".

 II. ĐỜI TU QUA DÒNG LỊCH SỬ
Người tu, dù sống dâng hiến, vẫn không xa lạ với "người đời". Họ vẫn là những con người "mang nặng nơi con tim, những gì thực sự là của con người" (GS 1). Cho nên đời tu cũng hòa nhập và chịu tác động qua lại với môi sinh, mà đặc biệt là những biến động trong lịch sử loài người. Vì thế, nếu xét đời tu như là một hiện tượng xã hội, ta có thể khái quát những chặng đường lịch sử, trên đó, đời tu xuất hiện qua những phương thế hiện diện góp phần tô thắm cho cuộc đời.
2.1 Từ ẩn tu đến đan viện Trung Cổ
Nếu từ ngày Giáo Hội sơ khai đã đề cao những người sống độc thân vì Nước Trời theo gương và giáo huấn của Đức Kitô và thánh Phaolô (Mt 19,12; I Cr.7,25t), thì phong trào tu trì chỉ thực sự phát triển vào khoảng năm 313, khi chiếu chỉ Milan của vua Constantin cho Giáo Hội được tự do. Khi đó Kitô giáo vượt qua cơn gian nan, từ các hầm mộ khải hoàn tiến vào điện Panthéon. Một đàng, giáo hội khoác thêm tấm áo bào lộng lẫy, đàng khác, quá nhiều người nhập đạo mà không được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sự sa sút về đời sống đạo đức đó thúc đẩy ngày càng nhiều tín hữu xa lánh vòng cương tỏa của trần gian để vào ẩn tu trong rừng hoặc sa mạc.
Những vị ẩn sĩ như thánh Antôn, khởi từ ước vọng sống hoàn thiện, đã làm cuộc mạo hiểm của niềm tin, vì ra đi mà không đoán được tương lai sẽ thế nào. Nhưng dần dà, số lượng ẩn sĩ gia tăng đã nối kết họ thành những tập thể ẩn tu, hoặc quy tụ quanh một ẩn sĩ nổi tiếng, hoặc chấp nhận một kỷ luật tập thể mới theo thánh Pacôme hay thánh Basiliô.
Thế nhưng, ngay từ giai đoạn này, việc "cách ly xã hội" của những ẩn sĩ, với thời gian, lại giống như một cuộc hành trình để hiệp thông với xã hội một cách khác hơn : họ đã nối kết với nhau thành xã hội mới của nước trời, họ đón tiếp mỗi ngày các khách hành hương đến xin lời chỉ giáo, và nếu cần, như thánh Antôn, họ trở về thành phố một thời gian để giúp đỡ anh em mình.
Với thánh Biển Đức, đời tu biến chuyển sang một giai đoạn mới. Trong hoàn cảnh Roma sụp đổ, man dân xâm lăng, văn hóa suy đồi... các đan viện từ nay được coi như trụ điểm để có thể tái tạo lại xã hội. Bằng lời khấn "vĩnh cư", người đan sĩ chọn đan viện làm quê hương để gắn bó với nhau suốt đời. Dần dần họ đưa ra một khuôn mẫu cấu tạo xã hội tương lai đang thành hình. Mỗi đan viện đều trở thành một trung tâm kinh tế, văn hóa và xã hội. Đan viện là trường học, là nơi cứu tế xã hội, là trung tâm quy tụ các tín hữu. Nhiều thành phố mới được hình thành quanh đan viện. Nhiều đan sĩ với uy tín của mình, lãnh nhận những chức vụ trong xã hội và trong giáo hội. Ảnh hưởng của các vị mạnh đến nỗi trở thành Kitô hữu lý tưởng. Người giáo dân đạo đức là người mô phỏng gần giống với đời tu đan sĩ: ăn chay, đánh tội và xa lánh trần gian.
Với tổ chức của Cluny (910) và Xitô (1098), Dòng Tu quốc tế xuất hiện, với một nhà Mẹ chỉ huy nhiều đan viện. Cao điểm của Cluny là 1450 đan viện (năm 1100) và của Xitô là 700 đan viện (năm 1200). Nhiều đan sĩ được chọn làm đặc sứ Tòa Thánh, với ơn miễn trừ, hoạt động do chỉ thị của giáo hoàng chứ không phải của giám mục, đã trở thành một lực lượng linh hoạt để phục vụ các công tác chung trong Giáo Hội.
2.2 Đến Dòng Tu Tông Đồ
Thế kỷ XII, xã hội Âu Châu có những biến động mạnh, với sự xuất hiện của những thành thị phồn thịnh và các trường đại học. Tiền bạc chiếm địa vị quan trọng và thần học được tranh luận theo đường lối mới. Chính lúc đó, ta thấy xuất hiện những Dòng Tu lấy thành thị làm trung tâm hoạt động. Đó là các Dòng hành khất : Phanxicô (1209), Đaminh (1216), Cát-Minh và Ẩn sĩ Augustin.
Đối lại lòng ham mê tiền bạc, tu sĩ các Dòng này chủ trương sống nghèo. Các vị di động (du thuyết) trong những khung cảnh xã hội mới và dần dần nắm giữ vai trò quan trọng trong nhiều đại học. Bên cạnh quy chế miễn trừ, các Dòng tu mới với tổ chức tập quyền, đã phục vụ rất đắc lực cho giáo hội phổ thế, giữa lúc các quốc gia Âu Châu đang thành hình, các vị là cố vấn cho các triều đình và góp phần không nhỏ cho mối liên hệ liên quốc gia. Các vị này là những sứ giả hòa bình và đã ảnh hưởng rất lớn trong việc soạn thảo các luật lệ tại mỗi miền, tất cả đều phải dựa trên luân lý Kitô giáo.
Bước vào thời Phục Hưng, giáo hội phải đối diện với những vấn đề mới và đa dạng hơn. Đồng thời cánh đồng truyền giáo cũng được mở rộng theo bước chân của các nhà thám hiểm. Các Dòng Hành Khất cũng nhanh chóng có mặt trên miền đất mới, nhưng sự xuất hiện của Dòng Tên (1534) mới thực sự phản ánh tâm tư của con người thời đại. "Tất cả cho Vinh Danh Chúa hơn". Dòng tu mới này đã phản ảnh quyết tâm của nhân loại thời Phục Hưng, nhấn mạnh đến ý chí phục vụ bằng bất cứ phương thế tiến bộ nào, đặc biệt là các ngành khoa học. Ngoài ra, theo quyết định của công đồng Trento về việc mở chủng viện, đây cũng là lúc xuất hiện các tu hội chuyên đào tạo chủng sinh như Xuân Bích.
2.3 Và các Dòng Tu chuyên biệt
Trước một xã hội ngày càng phát triển và phân công chuyên biệt hơn, các Dòng tu chuyên biệt cũng dần dần góp phần phục vụ cho con người. Chẳng hạn như các Dòng : Gioan Thiên Chúa phục vụ tại các bệnh viện (1537), Dòng Đức Bà (1597), Dòng Lasan (1680), Dòng Salêdiêng (1874) ưu tiên cho công tác giáo dục.... Hướng chuyên biệt phục vụ xã hội được đẩy lên cao độ với thánh Vinh sơn Phaolô. Bằng đức tin dũng cảm và lòng yêu tha nhân vô bờ, thánh nhân cùng với thánh nữ Louise Marillac sáng lập hình thức tu hành mới cho các "Nữ Tử Bác Ái" (1633) : "Lấy đường phố làm tu viện và người nghèo là đối tượng phục vụ".
Và đó cũng là chủ trương của linh mục L.Clauvet khi lập Dòng Phaolô thành Chartres năm 1694, chuyên việc bác ái. Đang khi Dòng Chúa Cứu Thế (1732) lại hướng hẳn đến giảng tĩnh tâm và những người nghèo ở vùng nông thôn, và nhiều Dòng tu khác đứng ra đảm nhiệm, đào sâu ý nghĩa và cổ võ một việc tôn kính trong giáo hội như : Dòng Thánh Tâm, Dòng Mến Thánh Giá (1670), Dòng Thánh Thể (1856), Dòng Trái Tim Đức Mẹ... Sự hiện diện của mỗi dòng tu này trở thành lời nhắc nhở người Kitô hữu về một "nhu cầu tâm linh" mà họ không được quên lãng.
Hướng chuyên biệt hóa các dòng tu còn được thể hiện bằng một thể thức khác, đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các dòng tu giáo phận. Vì nếu văn minh thế giới phải tôn trọng văn hóa địa phương, thì chính những Dòng tu địa phương, sẽ tìm ra những cách thế hoạt động hữu hiệu nhất. Công tác của Dòng tu này giới hạn theo không gian, thì bù lại, họ đảm nhiệm bất cứ công tác tôn giáo, xã hội, giáo dục ... mà tha nhân cần đến.
Các tu sĩ "tương lai"
Cuối cùng, trong giai đoạn gần đây, ta thấy sự xuất hiện của những tu hội đời. Trong môi trường xã hội hậu tục hóa, khi thế giới "đời" ngày càng tìm cách thoát ly khỏi ảnh hưởng của đạo, các anh chị em tu hội sống chìm ngay giữa lòng đời. Tuy vẫn tuyên giữ ba lời khuyên Phúc Âm, anh chị em không có tu phục riêng, không xây tu viện lớn, đôi khi cũng chẳng cần làm việc tông đổ trực tiếp nào, vì chủ trương "sống chứng tá" như men trong bột hiện diện chan hòa trong mọi môi trường của cõi nhân sinh...


III. TỔNG KẾT
Nhìn lại quá trình xuất hiện và chuyển biến của các phương thức hiện diện trên, không ai có thể phủ nhận tác động của xã hội vào đời tu. Đời tu thoát thai là ẩn sĩ, lớn lên thành đan sĩ, bước vào cuộc đời làm người tông đồ phục vụ, và dần dần đảm nhiệm mọi nỗi âu lo, thao thức, nỗ lực của con người đương thời. Từ lũy cấm đến chan hòa giữa lòng đời. Từ trường học Thiên Chúa để đến với anh em, chuyển qua việc tìm Chúa giữa tha nhân.
Dĩ nhiên, sự xuất hiện những dạng thức tu trì mới không làm giảm giá phương thức hiện diện cũ, nhưng ngược lại, làm nó thêm phong phú hơn lên. Như người đan sĩ, nếu không có hoàn cảnh dấn thân hoạt động tông đồ trực tiếp, thì cánh cửa đan viện cũng được mở rộng thêm ra, và ngay trong lời nguyện mỗi ngày của họ, cũng chất chứa biết bao nỗi trăn trở, ưu tư của con người thời đại.
Những chuyển hóa trên không phải do ngẫu nhiên. Nhưng vì yêu cầu của xã hội đòi hỏi, hay nói cách khác, khi Thiên Chúa vẫy gọi trong cuộc đời thực tế, đời tu phải đáp trả bằng chuyển hóa. Đời tu dấn thân vào xã hội trần thế, góp phần tác động vào xã hội, nhưng đồng thời cũng nhờ xã hội mà tăng tiến và thanh luyện. Do đó, người tu không được quyền "xa lạ với con người và vô tích sự giữa lòng trần thế" (LG 46), trái lại phải luôn can đảm duyệt lại phương thức hiện diện của mình nữa.
Liên tu sĩ họp mặt tại Ba Chuông (02.02.2010)
Liên tu sĩ họp mặt tại Ba Chuông (02.02.2010)
Chính vì thế, nếu mỗi Dòng Tu phải trung thành với đoàn sủng của Dòng mình khi tự canh tân, thì đàng khác, họ vẫn có trách nhiệm tham gia vào mọi sinh hoạt, sáng kiến và đề nghị của Giáo Hội đương thời (PC 2c), vẫn có trách nhiệm với môi trường cụ thể mà mình tiếp xúc (PC 2d).
Và cuối cùng, dù các Dòng Tu đa dạng thế nào đi nữa, tất cả sẽ gặp nhau trong thái độ "dâng và hiến" chính mình, theo gương Vị Mục Tử Giêsu : theo đuổi đức ái hoàn hảo trên hành trình phục vụ con người và xây dựng nước trời.
----------

Các tài liệu công đồng Vatican II sử dụng trong bài gồm :
+ Sắc lệnh về Đời tu Paefectae Caritatis, Đức Ái Hoàn Hảo, PC. 
+ Hiến chế Lumen Gentium, Ánh Sáng Muôn Dân, LG
+ Hiến chế Gaudium et Spes, Vui Mừng và Hy Vọng, GS

(1) Dấu ấn 350 Giáo hội CGVN, Nxb Phương Đông 2010, trang 32
Nguồn bài viết: http://gxdaminh.net

15:07:00
Các phép lạ về Bí Tích Thánh Thể

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Nguồn bài viết: http://www.catholic.org

Các phép lạ về Bí Tích Thánh Thể.
Ðể cho con người tin Mình và Máu Thánh là thịt và máu thật, Chúa làm nhiều phép lạ để chúng ta tin và năng đến với Phép Thánh Thể. Có nhiều phép lạ chứng minh trong Phép Thánh Thể có thật Thịt và Máu Chúa Giêsu. (Theo Jean Carroll Cruz, trong sách Eucharistic Miracles and Eucharistic Phenomena in the Lives of the Saints. Ed. Tan, Rockford, II. 1987, tr. 305, liệt kê có 32 phép lạ. Nhưng theo Jean Ladame et Richard Duvin, trong sách Les Prodioges Eucharistiques. Ed. France-Empire, Paris, 1981, tr. 258, ghi là có 59 phép lạ).
Phép lạ có thể chia làm 6 loại :
(1) Chúa Giêsu hiện ra trong Bánh Thánh, như ở Douai, Ulmes (1668), ở Bordeaux (1822)
(2) Nhờ Mình Thánh Chúa, bệnh nhân được khỏi bệnh một cách lạ lùng: người câm ở La Rochelle (1461), Anne La Fosse (1725) và ở Lộ Ðức.
(3) Nhờ Thánh Thể đã xảy ra nhiều hiện tượng lạ, như: dòng cuồng lưu bị chận đứng (1630), Lửa đang cháy bị dập tắt (1631).
(4) Nhờ Thánh Thể, nhiều tâm hồn được hoán cải: vua Abu Zeyt ở Caravaca (1232), Thánh Antôn, người rối đạo và con lừa, quận công Brunswick (1651).
(5) Thánh Thể giải thoát những hành động phạm thánh (La Haye, Hòa Lan, 1412)
(6) Bánh và rượu trở thành Thịt và Máu Thánh (Bolsene (1263), Lanciano (750)
Dưới đây xin ghi lại một số phép lạ.
1. Mình Thánh hiện hình như một em bé xinh đẹp
Trong tiểu sử thánh Louis IX (1214-1270) vua nước Pháp có ghi: Một linh mục đang làm lễ trong nhà nguyện của hoàng gia. Bỗng cha xuất thần vào lúc truyền phép. Người ta thấy trên tay ngài có một em bé đẹp tuyệt trần. Người ta chạy đi báo cho vua hay. Vua trả lời: ''Ta tin thật Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể. Ta không cần đến xem. Ta tin Ngài ở trong đó hơn ta thấy Ngài. Do đó Ta không đi xem kẻo mất công phúc đức tin của Ta.'' (LC. số 214, 7-2000, tr. 8)
2. Máu Thánh chảy ướt bàn thờ
Tại Ý, năm 1263, thành Bolsène, trong nhà thờ Sainte Catherine, một linh mục sau khi đọc lời truyền phép đã nghi ngờ về bánh và rượu trở thành Máu và Thịt Chúa Giêsu. Tức thì Máu Thánh chảy đẫm khăn thánh và khăn bàn thờ. Ðức Giáo Hoàng nghe tin này, bèn ra lệnh đem khăn về để tạm tại nhà thờ Orviette. Sau xây nhà thờ rộng rãi để kính khăn thánh này. Ngày 8-9-1264, Ðức Giáo Hoàng Urbano IV (1262-1268) đã ban hành tự sắc lệnh Transiturus, thành lập lễ kính Mình Thánh Chúa Giêsu, cử hành vào sau tuần 8 ngày của lễ Hiện Xuống. Thánh Thomas Aquino đã sáng tác nhiều bài hát vào dịp lễ này: Lauda sion, Pange lingua, Adoro Te, và các kinh: Sacris Solemniis, Verbum Supernum... dịp lễ này có kiệu Mình Thánh Chúa ra đường phố. (Thiên Hương. NKÐP, số 179, 6-6-1912, tr. 338- 342)
3. Mình Thánh bay thoát khỏi tay ăn trộm
Ðời vua Philippe de Hardi (1362-1404) của nước Pháp, một tên ăn trộm vào nhà thờ Saint Denis, lấy chén thánh đựng Mình Thánh Chúa định đem ra ngoài đồng trút Mình Thánh xuống rồi đem chén thánh đi bán. Nhưng Mình Thánh không rớt xuống mà lại bay chung quanh trên đầu tên ăn trộm. Thấy vậy người ta bắt nó nộp cho quan và báo cho cha sở. Cha Mattheu de Vendôme báo ngay và kêu gọi Ðức Cha, các linh mục tu sỹ đến cầu kinh và hát thánh vịnh. Trước sự chứng kiến của đông người, tự nhiên Mình Thánh từ trên không từ từ hạ xuống tay cha sở họ Saint Gervais. Ngày nay, hằng năm, tại nhà thờ Saint Gervais vẫn hát lễ trọng vào Chúa nhật đầu tháng 9 để kỷ niệm phép lạ này. (Bđd)
4. Mình Thánh chảy máu khi bị xúc phạm
Thời vua Philippe le Bel cai trị nước Pháp (1285-1314), năm 1290, có một bà nghèo mà đạo đức tốt. Bà phải đem cầm chiếc áo cho một người Do Thái. Ðến gần lễ Phục Sinh bà đến mượn lại chiếc áo đi dự lễ như người ta. Người chủ cho thuê đồng ý trả lại chiếc áo không lấy tiền vốn và lời với điều kiện buộc bà là chịu lễ xong phải nhả Mình Thánh ra và đem về cho anh ta. Bà bắt chước Giuđa bán Chúa Giêsu. Ép buộc nghe lời, bà nhả Mình Thánh vào khăn đem về cho tên kia. Nó để Mình Thánh trên bàn lấy dao nhọn đâm nhiều lát. Máu trong Mình Thánh chảy ra. Vợ nó cảm động nhưng nó vẫn chai đá, lấy búa và đinh đóng đinh Chúa Giêsu. Máu Chúa tiếp tục chảy lai láng. Nó đem Mình Thánh vào lửa đốt, song Mình Thánh bay lên khỏi lửa. Nó lại lấy Mình Thánh bỏ vào chảo nước sôi, nước trong chảo trở ra đỏ như máu và Mình Thánh bay lên cao biến thành hình Chúa Giêsu Chịu Nạn. Khi thấy dân chúng còn kéo nhau đến nhà thờ, thì đứa con của anh Do Thái chạy lại báo cho giáo dân hay là ''ba tôi đã giết Chúa của qúi vị rồi''. Nghe vậy, một bà giả bộ vào nhà nó xin lửa, thì bà thấy mọi sự y như vậy và thấy Ảnh Chuộc Tội còn trên không. Rồi Ảnh này biến thành bánh trắng như trước và đến ngự vào chiếc hộp nhỏ bà đang có đựng trong tay. Bà này đã đem nộp hộp có Mình Thánh cho cha sở Saint Jean en Grève để thờ kính trong nhà thờ cho tới khi chiến tranh tràn tới. Ðức Giám Mục Paris gọi anh Do Thái kia lại khuyên ăn năn trở lại, nhưng nó không chịu, ngài mới trao nộp cho quan. Quan bèn cho thiêu sống. Vợ con và một số bạn bè đã trở lại. Còn khu nhà đó đã phá đi và xây một nhà thờ. (Bđd).
5. Em bé vừa chịu Mình Thánh Chúa không bị cháy
Trước thời Thánh Giáo Hoàng Pio X, trẻ em chưa được rước lễ. Tại Constantinople, thủ đô La Mã cũ, vào thời giám mục Mennas, người ta có thói quen sau thánh lễ nếu còn dư Mình Thánh thì kêu và đem phát cho con nít, hay học trò nhỏ. Có một đứa trẻ Do Thái cũng đến rước Mình Thánh như trẻ khác. Khi em này về nhà, cha mẹ nó hỏi tại sao về trễ. Nó thật thà thưa vì ở lại rước lễ. Cha nó làm nghề nấu chế chai lọ thủy tinh, nghe vậy tức quá bèn bắt nó quăng luôn vào lò đang nấu thủy tinh. Người vợ đi đâu về nhà không hay câu chuyện, và thấy mất con, khóc lóc đi tìm con khắp nơi, suốt ba ngày mà không thấy. Em nhỏ trong lò thấy mẹ khóc thảm thiết, liền trả lời vọng ra là mình đang ở trong lò. Người ta đến cạy mở lò và đem em nhỏ ra. Nó còn sống, khỏe mạnh, tươi cười bước ra khỏi lò. Hỏi nó, nó cho hay có một bà sang trọng vào trong lò đem nước tưới lửa và đem đồ ăn nuôi nó sống. Cả thành đều hay tin này và cho đó là phép lạ. Hai mẹ con kia xin theo đạo. Nhưng người cha chấp nê không chịu hối cải, nên bị hoàng đế Justinien đóng đinh trên thập ác. (Bđd)
6. Tội bất kính với Mình Thánh
Năm 1277, cha xứ ở Maestrich, nước Pays-Bas đem Mình Thánh cho kẻ liệt, đi ngang qua cầu sông Meuse, gặp lũ trẻ đang nô giỡn nhảy múa trên cầu, mà không có đứa nào qùi lạy hay tỏ vẻ cung kính. Khi cha vừa đi qua khỏi cầu, tự nhiên cầu lún xuống xập ngay, làm đông trẻ em trên cầu chết hết. Ðược biết xưa kia, mỗi khi linh mục đem Mình Thánh cho kẻ liệt, thường có vài giáo dân đi theo, như đám rước nhỏ. Ðể ai thấy mà tôn kính.
7. Trong hỏa hoạn Mình Thánh không bị cháy
Năm 1608, trong nhà dòng Faverney, tại Besancon, ngày lễ Hiện Xuống có chầu Mình Thánh Chúa trọng thể. Trên bàn thờ trưng bông hoa, đèn nến thật nhiều. Vô ý, đèn cháy lan xuống khăn bàn thờ và cả nhà tạm và bàn thờ, thành đám cháy bùng lên. Trong khi lửa bốc cháy ngùn ngụt, Mình Thánh đựng trong hào quang cứ bay lên lơ lửng, trọn một ngày một đêm, không cần vật gì đỡ cả. Qua ngày thứ ba, người ta làm một bàn thờ khác thay bàn thờ đã cháy, và trong khi thánh lễ khác được cử hành, thì hào quang từ từ đặt xuống bàn thờ. Giữa bao nhiêu người chứng kiến hát kinh chúc tụng. (Bđd)
8. Bánh rượu trở thành Thịt Máu Thánh
Ðây là phép lạ cổ kính nhất, đã được Tòa Thánh cho xét nghiệm 5 lần, và ngày nay Thánh Tích vẫn còn trưng bày, được rất đông khách hành hương khắp nơi kính viếng.
Trình thuật phép lạ:

Phép Lạ Thánh Thể tại Lanciano

Vào năm 750, thế kỷ thứ 8, tại Lanciano, nước Ý, trong đan viện thánh Legonziano, có một linh mục dòng Basilio, nay gọi là tu viện thánh Phanxiô, đức tin lung lay không vững chắc. Ngài giỏi về khoa học, mà dốt về khoa Thiên Chúa học. Càng ngày đan sỹ càng nghi ngờ trong bánh rượu được thánh hiến có thực Mình và Máu Chúa Giêsu không. Cha này liên tục cầu xin Chúa cho mình hết nghi ngờ này. Chúa nhân từ nâng đỡ người con đang bị mây mờ che phủ. Một hôm, trong khi dâng lễ, đan sỹ còn đắm chìm trong sự sai lầm của mình, sau khi đọc lời truyền phép, cha bối rối, bàng hoàng vì phép lạ tỏ tường, cha thấy ngay trước mặt: bánh trở thành Thịt và rượu trở thành Máu. Từ sợ hãi cha đi đến hài lòng về tinh thần tỏ rõ trên đôi mắt và tâm hồn. Với nét mặt vui tươi, mắt ngấn lệ, cha quay nói với giáo dân và những người có mặt: Hỡi những người đang tham dự chung quanh đây thật có phúc. Vì Chúa đã tỏ hiện trong bí tích Cực Thánh và trở nên hữu hình ngay dưới mắt anh em, để phá vỡ sự cứng lòng chai đá của tôi. Xin anh em tiến đến gần mà chiêm ngắm. Chúa đã trở nên gần gũi với chúng ta. Ðây là Thịt và Máu Chúa Giêsu yêu qúi của chúng ta.
Người ta không biết rõ tên linh mục đan sỹ này. Chỉ biết ngài là linh mục thuộc đan viện nhỏ của Thánh Basilio đến Lanciano tỵ nạn, trong làn sóng di cư của các đan sỹ Ðông Phương tới nước Ý, thời vua Leone III L'Isaurico. Thời này, từ năm 726 có phong trào mạnh mẽ đập phá tượng ảnh, chống lại việc tôn kính các ảnh tượng đạo. Phong trào này buộc các đan sỹ phải lưu vong ra ngoại quốc. Dân chúng ở Lanciano dành cho nhóm đan sỹ di cư này nhà thờ nhỏ Thánh Legonziano. Tại đây, trong thánh lễ bằng tiếng Latinh các đan sỹ dùng bánh lớn tròn, khác với bánh hình vuông có men của đan sỹ Hy lạp.
Bảo tồn thánh tích:
Phép lạ này được ghi chép trên tài liệu viết trên giấy da rất cổ. Nhưng vào đầu thế kỷ 15 bị hai đan sỹ dòng Basilio lấy cắp của dòng Phanxicô. Hiện nay chỉ còn tài liệu năm 1631, ghi trên giấy da bằng tiếng Hy Lạp và Latinh về tất cả chi tiết phép lạ ở Lanciano.
Các đan sỹ Basilio giữ gìn thánh tích qúi giá cho tới năm 1176. Rồi được các đan sỹ Biển Ðức thay thế. Tới năm 1252, dòng Phanxicô nhận bảo quản cho tới ngày nay. Năm 1258, một đền thờ rộng lớn được xây bao trùm nhà thờ nhỏ thánh Legonziano. Và đem đặt thánh tích ở đây. Năm 1809, theo lệnh vua Napoléon I, bãi bỏ các dòng tu, dòng Phanxico phải rời đi và mãi tới năm 1953 mới trở lại sinh hoạt bình thường.
Trước hết Thánh tích được đặt trong một hòm bằng ngà voi và được đặt tại nguyện đường cạnh nhà thờ chính. Năm 1902 được lưu giữ đàng sau bàn thờ ở giữa cung nguyện. Bánh Thánh trở thành Thịt, như ngày nay người ta quan sát, được kính giữ trong hào quang bằng bạc, có kích thước như Mình Thánh lớn vẫn được các linh mục dùng trong Thánh Lễ. Thịt có màu hơi nâu và trở thành hồng nếu quan sát dưới ánh sáng trong. Rượu hóa thành Máu được kính giữ trong chén thánh bằng thủy tinh, họp thành 5 giọt to nhỏ khác nhau. Từ năm 1923, Thịt Thánh được trưng bày trong một hào quang, và những hột máu khô được đựng trong một chén lễ thủy tinh ở dưới chân hào quang. Trước nay, qua thời gian, các Thánh Tích được các tín hữu và khách hành hương rất mực tôn kính. Vào những dịp đặc biệt Thánh Tích được rước qua các đường phố trong thị trấn.
Khảo nghiệm kiểm chứng:

Rượu hóa thành Máu được kính giữ trong chén thánh bằng thủy tinh, họp thành 5 giọt to nhỏ khác nhau

Ðể đánh tan dư luận và hồ nghi lâu đời trong dân chúng, sau công đồng Trente (1545-1563) Tòa Thánh tỏ ra nhân nhượng hơn đối với những Thánh Tích cổ kính, nên đã 5 lần cho khảo nghiệm Thánh Tích ở Lanciano, và kết như sau:
- Năm 1574, chứng từ còn ghi lại để trong nhà nguyện bên tay phải gian chính nhà thờ. Sau mấy trăm năm, Thánh Tích được đựng trong hòm sắt: Thịt vẫn còn nguyên vẹn. Máu phân thành 5 phần không đều nhau. Khi thì 5 phần hiệp thành một cục khi thì tách rời ra.
- Năm 1637, Ðức Tổng Giám Mục Rodriguez cho cân lại máu đã đông từ lâu, trước mặt giới hữu trách và đông người. Ðược thấy trọng lượng 5 cục máu cộng lại cũng bằng từng cục. Trọng lượng 5 cục là 16, 505 grames. Nếu cân riêng từng cục, thì từng cục là: 8 gr, 2,45gr, 2,85 gr, 2,05 gr và 1,15 gr. Cần thêm vào 5 gr bụi máu.
- Năm 1770 và 1886, có cuộc tranh luận về sự biến thể từ bánh ruợu hóa ra Thánh Thể chất (la transsubstantiation) qua trọng lượng như cân đo ở trên. Chúa muốn chứng tỏ dấu hiệu mới sự hiện diện của Ngài trong Mầu Nhiệm Thánh Thể. Tức là trong mỗi giọt rượu và mẩu bánh được thánh hiến có sự hiện diện thực sự của toàn thể Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu.
- Năm 1970, sau công đồng Vatican 2 (1962-1965) dòng Phanxico đã được phép của Tòa Thánh quyết định để cho khoa học hiện đại nghiên cứu Thánh Tích và trao công việc cho nhóm giáo sư Odoardo Linoli, thuộc đại học Siena. Ngày 18-11-1970, giáo sư Linoli lấy một phần Thánh Tích phân tích. Phúc trình nghiên cứu được công bố vào tháng 3-1971, xác nhận: Những mảnh thịt màu nâu lấy từ hào quang Mình Thánh thực sự là thịt người, thịt cơ tim với đầy đủ yếu tố như một trái tim thực. Miếng thịt đó có hình dáng như một hốc ở giữa. Ðó là hốc của sự co rút của cơ tim. Chung quanh Thánh Tích có những lỗ nhỏ như có vết đinh thâu qua. Chứng tỏ rằng quả tim bị co lại như tim người chết. Ðược biết ngày xưa, sau khi xảy ra phép lạ, các tu sỹ đã căng và đóng bằng đinh miếng thịt ra trên miếng gỗ, nên thịt phải co lại theo mọi hướng. Cuộc nghiên cứu này còn xác quyết: Máu vàng nâu trong chén Thánh được đóng kín thuộc nhóm AB, và có khoáng chất thường có trong tim người.

Bánh Thánh trở thành Thịt, như ngày nay người ta quan sát, được kính giữ trong hào quang bằng bạc, có kích thước như Mình Thánh lớn vẫn được các linh mục dùng trong Thánh Lễ.

Sau khi nghiên cứu, giáo sư Linoli tuyên bố: Tôi không thể ngờ được trong những điều tôi phân tích đó có những chất hữu cơ cách đây 12 thế kỷ. Khoa học phải đầu hàng đứng trước sự kiện lạ lùng không thể giải thích nổi. Ông đã viết kèm theo hồ sơ phân tích, cho dòng Phanxico một câu ngắn: In principio erat Verbum et Verbum Caro factum est. (Từ đầu đã có Ngôi Lời và Ngôi Lời đã trở nên Thịt) (LC. Số 214, 7-2000, tr. 8-11).
Khi còn tại thế, Chúa làm phép lạ để làm vinh danh Thiên Chúa. Như Chúa đã nói khi chữa Lazarô sống lại (Ga. 11,4), người mù từ bẩm sinh được khỏi (Ga 9, 2-3). Phép lạ Thánh Thể cũng vậy. Thánh Thể là mầu nhiệm. Chỉ có con mắt đức tin mới cảm nhận được. Hành hương để có dịp chứng kiến phép lạ Thánh Thể là để xin Chúa tăng thêm đức tin với lòng mến yêu. Như Thánh Phêrô chúc ''Tuy không thấy Ngài, anh em vẫn yêu mến. Tuy chưa giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang, bởi đã nhận được thành quả đức tin, là ơn cứu độ con người.'' (1Pr. 1,8)
Ít nhất một tuần một lần, chúng ta tham dự thánh lễ và chịu MìnhThánh Chúa thật sốt sắng. Ðể Chúa ở mãi với chúng ta, làm của nuôi cả hồn lẫn xác.
9. Không ăn vẫn sống
Thánh Nikolas de Flue có tên gọi thân mật là Bruder Klaus (1417-1487), bổn mạng nước Thụy Sỹ, trước khi qua đời 20 năm, coi như một phép lạ về Phép Thánh Thể. Trong 20 năm, Ngài đã từng sống hạnh phúc trong bậc gia đình với vợ và 10 con, giàu sang và chức quyền. Năm 1467, nghe tiếng Chúa gọi, với sự ưng thuận của vợ con, Ngài từ giã gia đình, bỏ hết mọi sự sống đời ẩn tu, nhiệm nhặt, chay tịnh, ở miền Alsace. Suốt 20 năm không ăn không uống gì cho đến khi qua đời.
Xưa và nay, nghe vậy người ta cho là khó tin?
Thời ấy, hay tin, dân chúng đã đến bao vây hang động Ranft, một tháng, nơi ngài tu trì, xem có ai ra vào tiếp tế gì không. Sau một tháng canh giữ, không thấy gì, người ta mới cho đó không phải là chuyện bịa đặt.
Về Giáo quyền, trước những tin ngược xuôi, đã cử Ðức Cha Thomas, giám mục phụ tá Konstanz, đến tận nơi gặp thánh nhân xem sao. Ðức Cha đem theo bánh rượu để thử nghiệm. Sau khi tìm hiểu về ơn gọi của Nicolas, Ðức Cha hỏi Nicolas: Theo Nicolas, nhân đức nào quan trọng. Nicolas thưa: đức vâng lời. Ðức Cha liền lấy bánh và rượu giấu trong cặp mang theo, bẻ làm 3, đưa cho Nicolas, và bảo: hãy vâng lời, ăn đi. Nicolas cầm một miếng bánh, bẻ làm làm 3 miếng nhỏ nữa. Lâu ngày không ăn, khó khăn lắm, Nicolas mới ăn hết phần nhỏ bánh và uống chút rượu. Nhưng vừa nuốt khỏi miệng, liền ói ra ngay. Kinh ngạc Ðức cha kính phục Nicolas không ăn không uống mà vẫn sống.
Chuyện lạ được loan ra khắp miền. Cha Oswald Ysner, linh hướng của Nicolas đã làm sáng tỏ sự việc và cho biết: từ đầu, cha đã hướng dẫn Nicolas về việc chay tịnh và xác quyết, mỗi khi sau khi chịu lễ, Nicolas cho biết trong người có sức chịu đựng mầu nhiệm lạ thường, sức mạnh tràn ngập, bùng lên trong người, như ngây ngất khiến mình dư sức chịu đựng không còn muốn ăn uống gì nữa. Sau khi thánh nhân qua đời, người ta thử nghiệm một khúc xương của ngài xem xương đó của một người có bao nhiêu tuổi. Kết quả cho biết khúc xương đó của người từ 40 đến 60 tuổi. Khoa học giảo nghiệm xác định sự biến dưỡng của Nicolas ngưng vào quãng 50 tuổi. Kết quả vừa kể, bổ túc và xác nhận Thánh Nicolas trong 20 năm cuối đời sống nhờ tác động của Phép Thánh Thể.
Năm 1481, Thụy sỹ có sự tranh chấp ranh giới quyền hành, Thánh nhân đã trở về dàn xếp, đem lại hòa bình cho cả nước. Sau đó ngài lại trở về tu xá Ranft, tiếp tục tu sống thêm 6 năm nữa mới qua đời (21-3-1487), có vợ con xung quanh. Cả Thụy sỹ, Tin Lành lẫn Công giáo đều qúi mến, tôn kính.
Ðức Giáo Hoàng Pio XII tôn phong ngài lên bậc hiển thánh ngày 15-5-1947. Và chọn ngày 25-9, làm lễ kính Thánh Nicolas. (Ðiển Ngữ Các Thánh, Lm. Hồng Phúc, tr. 222-223. Báo TTÐM. Số 301,4-2003, tr. 30)

(Thi Chương)

12:26:00

SỐNG ĐẠO TRƯỞNG THÀNH


Giáo hoàng Phanxicô nói:

Kitô giáo không chỉ giới hạn trong Mười Điều Răn,
nhưng còn là việc để mình được biến đổi   

VAITCAN 10/4/2013 - Trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục loạt bài giáo lý về Năm Đức Tin. Ngài giải thích rằng
Kitô giáo không chỉ giới hạn trong Mười Điều Răn,
nhưng còn là việc để mình được biến đổi
nhờ ân sủng, tình yêu và hy vọng của Thiên Chúa.

Trước hơn 70,000 người tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha giải thích rằng
Đức tin cần được chăm sóc và nuôi dưỡng hàng ngày,
thông qua suy tư, cầu nguyện, các việc bác ái và các Bí tích.

Ngài nói:
 "Được tái sinh trong Phép Rửa, chúng ta nhận được ân sủng của Chúa Thánh Thần và trở thành Con cái của Đức Chúa Trời.
Thiên Chúa giờ đây là Cha của chúng ta:
Ngài đối xử với chúng ta như là những đứa con yêu dấu của Ngài,
Ngài thấu hiểu chúng ta, tha thứ cho chúng ta, bảo bọc chúng ta,
và yêu thương chúng ta ngay cả khi chúng ta đi chệch hướng.

Kitô giáo không chỉ đơn giản là vấn đề giữ các giới răn,
nhưng là sống một cuộc sống mới trong Chúa Kitô,
suy nghĩ và hành động như Chúa Kitô,
và để mình được đổi mới nhờ tình yêu Chúa Kitô!

Nhưng cuộc sống mới này cần được nuôi dưỡng hàng ngày
bằng cách nghe Lời Chúa, cầu nguyện, chia sẻ, chịu các bí tích,
đặc biệt là bí tích Hòa giải và bí tích Thánh Thể,
và thực hành các công việc bác ái.
Thiên Chúa phải là trung tâm của cuộc sống chúng ta!
Với chứng tá hàng ngày của chúng ta cho niềm vui, sự tự do và hy vọng nảy
 Nhờ vào chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và sự chết,
chúng ta cũng đem lại cho thế giới của chúng ta một sự giúp đỡ quý báu
vì anh chị em của chúng ta có thể nâng tầm nhìn của họ lên trời cao,
hướng về Thiên Chúa và ơn cứu độ.


Nhận định của Tamlinhvaodoi

Nghe đâu có một vài phản ứng tiêu cực khi họ lý luận rằng:
Giáo hoàng tuyên bố xóa bỏ Mười điều rằn thì rất nguy hiểm, nhiều người sẽ tha hồ phạm tội: trộm cắp, ngoại tình, thâm chí giết người….
Thực ra ý của Giáo hoàng nằm ở vế thứ hai:
Được biến đổi nhờ Đức Kitô
Tại sao vây?
Bởi vì Giáo hoàng nhận thấy phần đông các tín hữu sống đạo theo kiểu nô lệ lề luật. Phaolô đã từng khẳng định
Tội lỗi sẽ không còn quyền chi đối với anh em nữa, vì anh em không còn lệ thuộc vào Lề Luật, nhưng lệ thuộc vào ân sủng. (Rm 6:14) 
Mà lệ thuộc vào ơn sủng chính là  
Hãy để mình được đổi mới nhờ tình yêu Chúa Kitô!
Hay nói cách khác lệ thuộc vào ơn sủng chính là  
Nhờ tình yêu Chúa Kitô!  Mà chúng ta được được đổi mới
Đổi mới bằng cách nào?
Giáo hoàng khuyên chúng ta:
Nghe Lời Chúa, suy tư, cầu nguyện, các việc bác ái và các Bí tích.
Hiện nay chúng ta sống đạo thế nào?
Đọc Lời Chúa mỗi ngày bao nhiêu phút?
Cầu nguyện với Chúa mỗi ngày bao nhiêu phút?
Đây là 2 việc quan trọng nhất và tương đối dễ dàng nhất thế mà mấy ai trong chúng ta chịu thực hiện để cuộc sống đạo của mình ngày càng trưởng thành hơn
Đây chính là vấn đề mà chúng ta phải đặt lại cho chính lòng mình…
Và quan trong là quyết tâm lên chương trình để thực hiện cho bằng được 2 điều căn bản này:
Đọc Lời Chúa mỗi ngày.
Cầu nguyện với Chúa mỗi ngày.
Chia Sẻ Kiểm Nghiệm
Văn Hóa Loại Trừ

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL



Đề tài 1 (đoạn Tông Huấn 53 - ngày 2/1/2014)

"Chính con người bị coi là những sản vật tiêu thụ được sử dụng rồi sau đó bị thải đi. Chúng ta đã tạo nên một thứ văn hóa 'disposable - thải trừ' là thứ văn hóa hiện nay đang lan tràn. Không phải chỉ là vấn đề khai thác và đàn áp mà là một cái gì đó mới mẻ. Vấn đề loại trừ cuối cùng có liên quan tới những gì thuộc về xã hội chúng ta sống; những ai bị loại trừ không còn ở dưới đáy của xã hội hay ở ngoài rìa của xã hội hoặc bị tước lột - họ thậm chí không còn thuộc về xã hội nữa. Thành phần bị loại trừ không bị 'khai thác' mà là thành phần bị ruồng bỏ (outcast), thành phần 'cặn bã dư thừa' (leftover)".

Gợi ý đầu:

1- Về ý nghĩa của câu đề tài
- Ở đây Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh đến "thành phần bị ruồng bỏ (outcast), thành phần 'cặn bã dư thừa' (leftover)"
- Theo Đức Thánh Cha, những người anh chị em này còn tệ hơn cả những ai: "ở dưới đáy của xã hội hay ở ngoài rìa của xã hội hoặc bị tước lột"
- Người "ở dưới đáy của xã hội", như trường hợp buôn người, buôn gái mãi dâm, hay nô lệ tình dục v.v., nhưng vẫn còn giá trị lợi dụng;
- Người "ở ngoài rìa xã hội", như trường hợp của những ai di dân hoặc tị nạn bị hất hủi không được tiếp đón v.v., nhưng vẫn còn được thế giới quan tâm;
- Người "bị tước lột", như trường hợp của những ai bị tước đoạt các thứ quyền làm người v.v., nhưng vẫn còn được các cơ quan nhân quyền bênh vực.
- Còn "thành phần bị ruồng bỏ (outcast), thành phần 'cặn bã dư thừa' (leftover)" là thành phần "không còn thuộc về xã hội nữa".
- Chẳng hạn trường hợp được Đức Thánh Cha nói đến trong cùng một đoạn 53 của bức Tông Thư:
"Tại sao có thể xẩy ra chuyện một người già lão vô gia cư bị chết phơi thây ra đó
thì không phải là một tin tức cần được loan báo
 trong khi đó lại loan tin thị trường chứng khoán xuống 2 điểm chứ?
Đó là một trong trường hợp bị loại trừ". 

2- Về cảm nghiệm từ câu đề tài:
- Muốn biết chúng ta có bị ảnh hưởng hay lây nhiễm "thứ văn hóa 'disposable - thải trừ' là thứ văn hóa hiện nay đang lan tràn" này chúng ta hãy căn cứ vào câu ĐTC nói ở đoạn 54 trong cùng Bức Tông Huấn ấy, nguyên văn như sau:
- "Thứ văn hóa giầu thịnh này đã khiến cho chúng ta trở thành u mê; chúng ta cảm thấy kích động khi thị trường cống hiến cho chúng ta một cái gì đó mới mẻ để mua; trong khi đó tất cả những cuộc sống lăn lộn bởi thiếu cơ hội vươn lên chỉ như là một thứ cảnh tượng bàng quan; chúng không làm cho chúng ta cảm thấy rung động".

3- Về áp dụng theo câu đề tài
- Căn cứ vào lời trên đây của ĐTC Phanxicô, vừa có tính cách cảnh giác vừa kêu gọi, chúng ta hãy tự kiểm xem trong vấn đề ăn uống, phục sức và đồ dùng của chúng ta, ở chỗ:
- Khi ăn uống chúng ta có ăn uống một cách phung phí trong khi có biết bao nhiêu người anh chị em của chúng ta đang đói khát không có gì để ăn để uống, thậm chí chết đói!
- Khi mua sắm (quần áo, trang sức hay đồ dùng) chúng ta có thích (hơn là cần) là mua (chẳng hạn đang có I-phone 4 bỏ đi mua I-phone 5), mua cho nhiều (rồi không biết mình có bao nhêu, hoặc mặc không hết hay không biết mặc bộ nào v.v.), trong khi đó biết bao người không gì để mặc, không đồ để xài!
- Nếu chúng ta như "Người động lòng thương", chúng ta cần phải ra tay hành động giúp đáp một cách cụ thể những người anh chị em bị xã hội loại trừ, những người anh chị em bị coi là phế thải.
- Chúng ta theo tự nhiên dễ động lòng thương khi nghe tin một anh chị em homeless ở San Jose California cuối năm trước bị chết mấy ngày mà không ai biết, hay có những người anh chị em homeless cũng ở Bắc California bị chết vì trời đột nhiên trở lạnh quá sức.
- Chúng ta động lòng thương thực sự, chứ không phải chỉ động lòng thương xuông vậy thôi, ở chỗ mỗi khi biết được trời trở lạnh quá độ, chúng ta có thể chạy báo tin cho những người anh chị em homeless của chúng ta để họ là những người không có phương tiện để theo dõi tin tức biết mà tìm cách trú ẩn.
- Chúng ta động lòng thương hơn nữa khi chúng ta tìm cách đưa những người anh chị em homeless của chúng ta vào một chỗ trú ẩn an toàn nào đó, kẻo chính họ cũng không biết đâu mà nương ẩn để thoát khỏi thiên tai khắc nghiệt.
- Chúng ta động lòng thương một cách thực tế và thiết thực rất thích đáng với trường hợp của hầu hết trong chúng ta đó là chúng ta ăn uống và mua sắm một cách vừa đáp ứng nhu cầu của mình vừa có thể giúp đáp cho biết bao người anh chị em bần cùng khốn khổ đang cần chúng ta giúp đáp. 


Chia sẻ chung:

Về người homeless:
Có những người homeless rất giầu, nhưng thích sống thoải mái như vậy; hay có những người homeless rất thành thực, vớ được tiền bạc của ai thì đi trả lại, không tham lam; tại Việt Nam một trong những miền nghèo khổ nhất đó là ở Sapa Miền Bắc gần biên giới Trung Hoa, nơi có các gia đình anh chị em thiểu số tuy không homeless nhưng cũng hết sức đáng thương.

Về việc làm từ thiện:
Chở người quá giang trên xe có thể nguy hiểm, cứ gọi 911 là an toàn nhất; có người nghèo khổ sử dụng cùng một mánh khóe ở các nơi khác nhau để làm tiền; tuy nhiên có những trường hợp thức ăn dư thừa phải đổ đi chứ không được cho dù chính người nghèo xin, vì sợ trách nhiệm gây ngộ độc; một khi giúp ai nên giúp ngay kẻo lỡ cơ hội vì họ không thể chờ đợi mình v.v.

Về trường hợp mất trộm:
Một khi bị mất trộm tất nhiên ai cũng tiếc xót và giận kẻ trộm, nhưng nên nghĩ rằng nếu họ xin chắc mình không cho và vì họ nghèo khổ nên mới lấy trộm thì thôi kể như tặng cho họ; có trường hợp ăn trộm mà không có tội, đó là khi ai đó gần chết mà xin chúng ta không cho thì họ có quyền ăn trộm để có thể sống còn, vì của cải vật chất là để phục vụ con người chứ không phải con người làm nô lệ cho vật chất.

Hy vọng những kiểm nghiệm trên đây cũng mang lại phần nào lợi ích sống đạo cho một số tâm hồn nào chưa có dịp đọc Tông Huấn Niềm Vui Phúc Âm, hay đọc rồi thì biết vậy, nên chưa lưu ý tới việc học hỏi để có thể áp dụng thực thi những gì được kêu gọi và phấn khích từ chính Vị Đại Diện Chúa Kitô trên trần gian rất khẩn trương vào lúc này đây, để mỗi người đều thực sự cảm thấy Niềm Vui Phúc Âm nhờ đó chia sẻ cho mọi người anh chị em của mình Niềm Vui Phúc Âm của Chúa!

- "Tôi mời gọi tất cả mọi Kitô hữu, ở khắp mọi nơi, vào chính lúc này đây, hãy thực hiện một cuộc tái tấu gặp gỡ riêng tư với Chúa Giêsu Kitô, hay ít là hãy cởi mở để cho Người gặp gỡ mình. Tôi xin tất cả anh chị em hãy không ngừng làm như thế mỗi ngày. Không ai được nghĩ rằng lời mời gọi này không nhắm đến họ, vì 'không ai bị loại trừ ra khỏi niềm vui được Chúa mang đến cho' [Paul VI, Apostolic Exhortation Gaudete in Domino (9 May 1975), 22: AAS 67 (1975), 297.]" (khoản 3);

- "Chỉ nhờ có cuộc gặp gỡ này - hay cuộc tái tấu gặp gỡ - với tình yêu của Thiên Chúa, một cuộc gặp gỡ làm bừng nở một thứ thân tình phong phú, chúng ta mới được giải phóng khỏi cảnh hạn hẹp và bám chặt lấy bản thân mình của chúng ta… Vì nếu chúng ta đã lãnh nhận được thứ tình yêu phục hồi ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta thì tại sao chúng ta lại không chia sẻ tình yêu ấy cho người khác chứ?" (khoản 8).


Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.