tháng 2 2012 | GIÁO XỨ LỘC THỦY

tháng 2 2012

12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Jerusalem The Movie





Nội dung lời giải thích (Giới Trẻ Lộc Thủy dịch)
Click vào đây để xem văn bản bằng tiếng Anh



Làm thế nào để chúng ta tiếp cận Giê-ru-sa-lem, một thành phố từ hàng ngàn năm đã được coi là một trung tâm của thế giới?

Từ phương Tây, chúng tôi băng qua biển Địa Trung Hải đến những thành phố cảng mà một thời người Ai Cập, Phoenicia, người Hy Lạp và La Mã trị vì.


Từ phía Bắc, dọc theo  sông Jordan tới Biển Ga-li-lê. Ở đây trên các bờ biển, Chúa Giêsu thành Nazareth được biết đến như một thầy dạy, rao giảng trong các hội đường của làng Caphacnaum và nơi đây Ngài đã chọn những Tông đồ đầu tiên của mình trong số các ngư  phủ địa phương.


Từ phương Đông, người Do Thái và sau đó là bộ lạc của những người Arabia đi qua sa mạc Judea và Biển Chết.


Điểm thấp nhất trên trái đất đã mang lại một số phát hiện khảo cổ đáng kinh ngạc nhất của mọi thời đại: từ Biển chết kéo dài đến pháo đài Masada - 
cung điện của nhà vua Hêrôđê.
Chính nơi đây, sau sự sụp đổ của thành Giê-ru-sa-lem, các nhóm phiến quân Do Thái đã đứng lên chống lại quân đội La Mã.

Dọc theo con đường phía Đông Giê-ru-sa-lem, những ẩn sĩ Kitô giáo đầu tiên đã tìm kiếm sự cô độc trong sa mạc bằng cách xây dựng tu viện ở đó và suốt hơn 1.500 năm qua cho tới nay  vẫn còn những vị ẩn sĩ đang tu ở đó.


Khi chúng ta đến Giê-ru-sa-lem, chúng ta sẽ bước vào cổng nào đầu tiên trong số 7 cổng? Làm thế nào để đều hướng thời gian  đi đến các ngõ hẻm, những con đường mòn đã có thâm niên hàng thế kỷ được tạo nên bởi những người hành hương đã từng rảo qua các vùng đất Thánh?


Nhà thờ Mộ Chúa có mái vòm rất đẹp,
 nhiều Kitô hữu tin rằng chính nơi đây Chúa Giê-su bị đóng đinh và phục sinh.

Đối với người Do Thái, tảng đá khổng lồ hai nghìn năm tuổi ở bức tường tôn kính phía Tây  là nơi mà Abraham chuẩn bị sát tế con trai và vua Sa-lô-môn xây dựng đền thờ Do Thái đầu tiên.


Phía trên cùng của nền tảng đá là mái vòm Dome of Rock, El-Aqsa Mosque, người Hồi giáo tin rằng nơi đây tiên tri Ma-ho-mát đã được đem đi trong một cuộc hành trình đêm kỳ diệu và sau đó được lên thiên đàng.

Quay ngược thời gian trở về với  vùng đất ngập tràn những thăng trầm lịch sử, nơi được xem là nơi khai sinh ra đệ nhất luật (của người Do-thái).


Hãy khám phá những giao lộ của thế giới thông qua những câu chuyện của những người gọi nó là 'nhà'.


Hãy khám phá thành phố Jerusalem - một thành phố như đang tiếp tục khơi dậy trí tưởng tượng của hàng tỷ người và tìm hiểu lý do tại sao Giê-ru-sa-lem vẫn như  là "trái tim đang đập" của thế giới chúng ta ngày hôm nay.


Jerusalem | An Arcane/Cosmic Picture Film


Jerusalem The Movie





Nội dung lời giải thích
Click vào đây để xem bản dịch tiếng Việt ( by Giới trẻ Lộc Thủy)



How should we approach Jerusalem, a city which for thousands of years has been regarded as a center of the world? 
From the West, we cross the Mediterranean Sea to Port Cities, once governed by Egyptians, Phoenicians, Greeks, and Romans.
From the North, we follow the River Jordan to the Sea of Galilee. Here on these shores, a teacher known as Jesus of Nazareth preached in the synagogue of the village of Capernaum and found his first converts among the local fishermen.
From the East, the Israelites and later the tribes of Arabia traversed the Judean Desert and the Dead Sea. 
The lowest point on earth has yielded some of the most astonishing archaeological finds of all time: from the Dead Sea Scrolls to King Herod's Palace Fortress Masada.
It was here, after the destruction of Jerusalem, the group of Jewish rebels made the last stand against the Roman Army.
Along the Eastern road to Jerusalem, early Christian hermits, seeking solitude in the desert, built remote monasteries, some inhabited for over fifteen hundred years.
When we reach Jerusalem, which of the seven gates shall we enter? How should we navigate as time go to the alleyways shaped by centuries of processionists converging on the holy sites?   
The Church of the Holy Sepulchre whose great domes marked the place where many Christians believe Jesus was crucified and resurrected.
The massive two-thousand-year-old stone platform with its venerated Western Wall: for Jews, it was where Abraham prepared to sacrifice his son and Solomon built the first Jewish Temple.
The top of the stone platform is home to the Dome of the Rock, El-Aqsa Mosque, where Muslims believe the prophet Mohammed was taken in a miraculous night journey and ascended to heaven.
Travel back in time to a land steeped in layers of history, cherished as the birth place of the monotheism.
Explore this crossroads of the world through the stories of the people who call it 'home.'
Discover the city that continues to stir the imagination of billions of people and find out why Jerusalem remains the beating heart of our world today.


Jerusalem | An Arcane/Cosmic Picture Film


07:06:00

Giới trẻ Lộc Thủy xin giới thiệu trang blog học hỏi Kinh Thánh mới. 





Trang Blog
của Giu-se Lê Minh Thông, tu sĩ linh mục Dòng Đa Minh,
tiến sĩ thần học Kinh Thánh 
tại Université Catholique de Lyon, France,
chuyên về Tin Mừng Gio-an (Tin Mừng thứ tư),
đã được cha Giu-se Ngô Sĩ Đình O.P., Giám Tỉnh Dòng Đa Minh,
xét duyệt và chấp thuận ngày 13 tháng 12 năm 2010.

Đến với blog này các bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với những bản văn Kinh Thánh bằng tiếng Latinh. Nếu bạn muốn học luôn tiếng Latinh nữa cũng được!



Dưới đây Giới trẻ Lộc Thủy xin được phép trích dẫn một bài viết của tác giả như sau:

Tìm hiểu TM Ga: Ni-cô-đê-mô, hành trình từ “đêm tối” đến “ánh sáng”






Dẫn nhập

Khi đọc Tin Mừng thứ tư, độc giả thấy nhân vật Ni-cô-đê-mô xuất hiện ba lần, ở những nơi rất đặc biệt: Lần thứ nhất ở đầu Tin Mừng (3,1-12), lần thứ hai ở giữa (7,48-52) và lần thứ ba ở cuối sách Tin Mừng thứ tư (19,39-40). Có thể qua nhân vật Ni-cô-đê-mô, tác giả muốn gửi gắm đến độc giả một khuôn mẫu về hành trình tìm biết Đức Giê-su. Nói theo ngôn ngữ Tin Mừng, đó là hành trình “đến với” và “nói với”  Đức Giê-su; hành trình từ “bóng tối” đến “ánh sáng” theo nghĩa đen và nghĩa thần học của cặp từ này.

Trong ba lần nhân vật Ni-cô-đê-mô xuất hiện trong sách Tin Mừng, lần đầu tiên được thuật lại chi tiết hơn cả: Ni-cô-đê-mô đến gặp Đức Giê-su ban đêm và đối thoại với Người (3,1-12). Trong hai lần xuất hiện tiếp theo, tác giả đều nhắc lại cuộc gặp gỡ đầu tiên vào ban đêm này. Phần phân tích sau đây sẽ bàn chi tiết hơn về đoạn văn thứ nhất (3,1-12), còn hai đoạn văn tiếp theo sẽ được trình bày vắn tắt nhằm diễn tả sự tiến triển của Ni-cô-đê-mô trong hành trình từ “đêm tối” đến “ánh sáng”.

I. Xuất hiện lần thứ nhất: 
   “Đêm tối bên ngoài” và “tăm tối trong lòng”

Có nhiều đề tài trong cuộc đối thoại giữa Đức Giê-su và Ni-cô-đê-mô trong Tin Mừng thứ tư (3,1-12). Phần này chỉ tìm hiểu sơ lược đề tài: “Thấy mà chưa thấy”, “biết mà chưa biết” và tương phản giữa “ánh sáng” và “bóng tối” để minh hoạ cho hành trình của nhân vật Ni-cô-đê-mô. Lần xuất hiện đầu tiên của ông sẽ được tìm hiểu qua 4 mục: (1) Bản văn Ga 2,23–3,12. (2) Một số dấu hiệu văn chương nối kết 2,23-25 với 3,1-12. (3) Đề tài “Thấy mà chưa thấy” và “biết mà chưa biết”. (4) Tương phản giữa “ánh sáng” và “bóng tối”.

1. Bản văn Ga 2,23–3,12

Trích dẫn Tin Mừng thứ tư được dịch sát theo bản Hy Lạp: Bản văn Gio-an, TIN MỪNG và BA THƯ, Hy Lạp – Việt.

2,23Trong lúc Người [Đức Giê-su] ở Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Vượt Qua, nhiều kẻ đã tin vào danh của Người khi thấy các dấu lạ mà Người đã làm. 24Nhưng Đức Giê-su, chính Người không tin họ, vì Người biết tất cả, 25và Người không cần có ai làm chứng về con người, vì chính Người biết có gì nơi con người.
3,1Có một người trong những người Pha-ri-sêu, tên ông ấy là Ni-cô-đê-mô, một thủ lãnh của những người Do Thái2Ông này đến gặp Người ban đêm và nói với Người: “Thưa Ráp-bi, chúng tôi biết rằng: Ngài là một vị Thầy đến từ Thiên Chúa, vì không ai có thể làm được những dấu lạ Ngài làm, nếu Thiên Chúa không ở với người ấy.”
3Đức Giê-su trả lời và nói với ông ấy: “A-men, a-men, Tôi nói cho ông: Nếu ai không được sinh ra một lần nữa, thì không thể thấy vương quốc Thiên Chúa.”
4Ni-cô-đê-mô nói với Người: “Làm sao một người có thể được sinh ra khi đã già? Chẳng lẽ có thể trở vào lòng mẹ của mình lần thứ hai để được sinh ra sao?”
5Đức Giê-su trả lời: “A-men, a-men, Tôi nói cho ông: Nếu ai không được sinh ra bởi nước và Thần Khí, thì không thể bước vào vương quốc Thiên Chúa. 6Điều gì sinh ra bởi xác thịt là xác thịt; điều gì sinh ra bởi Thần Khí là thần khí. 7Ông đừng ngạc nhiên vì Tôi đã nói với ông: ‘Các ông cần phải được sinh ra một lần nữa.’ 8Gió muốn thổi ở đâu, ông nghe tiếng của nó, nhưng ông không biết nó từ đâu đến và đi đâu.Mọi kẻ được sinh ra bởi Thần Khí thì cũng như vậy.”
9Ni-cô-đê-mô trả lời và nói với Người: “Làm sao những điều ấy có thể xảy ra được?”
10Đức Giê-su trả lời và nói với ông: “Ông là bậc thầy của Ít-ra-en, mà không biết những điều ấy sao? 11A-men, a-men, Tôi nói cho ông: Điều chúng tôi đã biết, chúng tôi nói và điều chúng tôi đã thấy, chúng tôi làm chứng, và lời chứng của chúng tôi, các ông không đón nhận. 12Nếu những chuyện dưới đất Tôi nói với các ông mà các ông không tin, thì nếu Tôi nói với các ông về những chuyện trên trời làm sao các ông tin?

2. Nối kết giữa Ga 2,23-25 và 3,1-12

Cuộc đối thoại giữa Đức Giê-su và Ni-cô-đê-mô liên quan đến vấn đề chính: “sinh ra bởi trên”, “sinh ra một lần nữa” (3,3.7), “sinh bởi nước và Thần Khí” (3,5). Cuộc đối thoại kết thúc bằng sự không biết của Ni-cô-đê-mô, khi Đức Giê-su nói: “Ông là bậc thầy của Ít-ra-en, mà không biết những điều ấy sao?” (3,10) Phần tiếp theo là diễn từ độc thoại của Đức Giê-su (3,11-21). Người ta thường đọc câu chuyện Ni-cô-đê-mô từ chương 3 câu 1, tuy nhiên cách đọc này có thể làm lu mờ ý nghĩa và nét độc đáo của bản văn. Thực ra, có nhiều dấu hiệu văn chương nối kết câu chuyện (3,1-12) với trình thuật trước đó (2,23–25). Có thể liệt kê 5 chi tiết sau:

1) Trong bản văn trích dẫn trên đây, tên gọi “Đức Giê-su” không xuất hiện ở 3,2a. Dịch sát 3,2a theo bản văn Hy Lạp: “Ông này đến gặp Người ban đêm và nói với Người:...”. Để biết đại từ “người” là ai, cần đọc về phía trước. Danh xưng “Đức Giê-su” (Iêsous) xuất hiện trước 3,1-2 là ở 2,24: “Đức Giê-su (Iêsous) không tin họ, vì Người biết tất cả...” Vậy, nếu như bắt đầu đọc từ 3,1 độc giả sẽ không biết Ni-cô-đê-mô đến gặp ai và nói chuyện với ai. Chi tiết này đòi buộc nối kết 3,1-12 với 2,23-25. Một số bản dịch thêm tên gọi “Đức Giê-su” vào 3,2, nhưng danh xưng này không có trong bản văn Hy Lạp. Nối kết 3,1-12 với 2,23-25 làm lộ ra nhiều đề tài quan trọng của cuộc đối thoại (3,1-12).
  
2) Lời tuyên bố của Đức Giê-su: “Sinh ra một lần nữa” (3,3b) là điều kiện để “thấy vương quốc Thiên Chúa” (3,3c). Để có thể “sinh ra một lần nữa” (3,3b), điều quan trọng là nhận ra Đức Giê-su là ai và thực sự “thấy các dấu lạ Người đã làm”. Điều này đã nói đến ở 2,23b. Nên có nối kết giữa 2,23-25 và 3,1-12.

3) Đoạn văn 2,23–25 mở đầu bằng lời tóm kết của người thuật chuyện về các dấu lạ: “Trong lúc Người [Đức Giê-su] ở Giê-ru-sa-lem vào dịp lễ Vượt Qua, nhiều kẻ đã tin vào danh của Người khi thấy các dấu lạ mà Người đã làm” (2,23). Trong phần đối thoại, Ni-cô-đê-mô nhắc lại ý tưởng này khi dùng từ “dấu lạ” (to sêmeion) ở số nhiều: “các dấu lạ” kèm theo động từ “làm” (poieô) ở 3,2. Ni-cô-đê-mô nói với Đức Giê-su: “Thưa Ráp-bi, chúng tôi biết rằng: Ngài là một vị Thầy đến từ Thiên Chúa, vì không ai có thể làm được những dấu lạ Ngài làm, nếu Thiên Chúa không ở với người ấy” (3,2). Danh từ “dấu lạ” (to sêmeion) và động từ “làm” (poieô) nối kết ý tưởng 2,23-25 với 3,1-12.

4) Danh từ “anthrôpos” (con người, người) xuất hiện ở 2,24 và 3,1 là dấu hiệu nối kết giữa phần mở đầu (2,24-25) với phần đối thoại (3,1-12). Người thuật chuyện cho độc giả biết: “23Nhiều kẻ đã tin vào danh của Người [Đức Giê-su] khi thấy các dấu lạ mà Người đã làm...24Nhưng Đức Giê-su, chính Người không tin họ, vì Người biết tất cả,25và Người không cần có ai làm chứng về con người (anthrôpou), vì chính Người biết có gì nơi con người (anthrôpôi)” (2,23-25). Ở 2,25, danh từ “anthrôpos” (con người, người) xuất hiện 2 lần. Sang 3,1 danh từ “anthrôpos” lại xuất hiện để nói về Ni-cô-đê-mô: “Có một người (anthrôpos) trong những người Pha-ri-sêu, tên ông ấy là Ni-cô-đê-mô” (3,1). Theo mạch văn, Ni-cô-đê-mô là một trong những người (anthrôpos) mà Đức Giê-su biết những gì có nơi họ, bằng chứng là Đức Giê-su biết là Ni-cô-đê-mô “không biết” (3,10).

5) Đề tài “biết” (ginôskô) xuất hiện trong phần trình thuật (2,23-25) là đề tài chính trong cuộc đối thoại giữa Đức Giê-su và Ni-cô-đê-mô (3,1-12). Ông ấy đến gặp Đức Giê-su và khẳng định là biết Đức Giê-su, khi nói với Đức Giê-su: “Thưa Ráp-bi, chúng tôi biết rằng: Ngài là một vị Thầy đến từ Thiên Chúa, vì không ai có thể làm được những dấu lạ Ngài làm, nếu Thiên Chúa không ở với người ấy” (3,2). Câu này có ý châm biếm, vì cuối cuộc đối thoại Đức Giê-su cho thấy Ni-cô-đê-mô là người “không biết”. Đức Giê-su nói: “Ông là bậc thầy của Ít-ra-en, mà không biết những điều ấy sao?” (3,10) Điều này không làm độc giả ngạc nhiên vì người thuật chuyện đã cho biết trước đó là Đức Giê-su “biết có gì nơi con người” (2,25b).

Những quan sát về liên hệ giữa hai đoạn văn 2,23-25 và 3,1-12 cho thấy độc giả nên đọc câu chuyện từ câu 2,23 chứ không phải từ 3,1. Mạch văn 2,23–3,12 cho biết ý chính của bản văn là tác giả cho Ni-cô-đê-mô và cho độc giả biết thế nào là “thấy thực sự” (theôreô [2,23], horaô [3,3]) những dấu lạ Đức Giê-su đã làm, và thế nào là “biết thực sự” (ginôskô [2,24.25; 3,10]) oida [3,2.8.11]) những lời mặc khải của Đức Giê-su. Xem phân tích bối cảnh và cấu trúc đoạn văn Ga 2,23–3,36 trong tập sách YÊU và GHÉT, phần II, tr. 20-26.

3. “Thấy mà chưa thấy” và “biết mà chưa biết”

Ni-cô-đê-mô và dân chúng nghĩ là “đã thấy các dấu lạ” và “đã biết Đức Giê-su” nhưng thực ra họ “chưa thấy” và “chưa biết” Đức Giê-su thực sự là ai (2,23–3,12). Kiểu hành văn có nét châm biếm này nhằm đề cao vai trò mặc khải của Đức Giê-su. Để tránh tình trạng “tưởng là thấy”, “tưởng là biết” mà thực ra là “chưa thấy”, “chưa biết”, độc giả cần mở lòng đón nhận giáo huấn của Đức Giê-su. Đây là điều kiện tiên quyết để “thực sự thấy và biết” Người.

Ý tưởng “chưa thấy”, “chưa biết”, gợi đến sự tối tăm của lý trí con người. Sự tối tăm về trí hiểu biết của Ni-cô-đê-mô nối kết với việc ông đến gặp Đức Giê-su ban đêm (3,2). Từ bóng tối ban đêm gợi đến đến lòng trí tối tăm, vì không hiểu ý nghĩa lời Đức Giê-su nói. Đối diện với mặc khải của Đức Giê-su, Ni-cô-đê-mô như vừa đang ở trong bóng tối khách quan (ban đêm), vừa ở trong sự tối tăm chủ quan (hiểu lầm về điều Đức Giê-su nói).

Tuy vậy, điểm tích cực nơi nhân vật Ni-cô-đê-mô là ông đã “ĐẾN VỚI Đức Giê-su” và đã “NÓI VỚI Người” (3,2). Trong bối cảnh trên, có thể nói những lời mặc khải của Đức Giê-su là “ánh sáng”, là “những lời khai sáng” cho Ni-cô-đê-mô và cho độc giả. Đức Giê-su dẫn Ni-cô-đê-mô, và qua câu chuyện tác giả dẫn đưa độc giả, từ sự tối tăm trong tâm trí đến ánh sáng của sự hiểu biết. Biết thế nào là “sinh ra bởi trên” để “thấy Nước Thiên Chúa” (3,2-10).

4. “Ánh sáng” và “bóng tối”

Từ hình ảnh “ban đêm”, “bóng tối”, “đêm tối” của sự không hiểu biết đến “ánh sáng mặc khải”, phần cuối diễn từ độc thoại của Đức Giê-su (3,18-21) sử dụng cặp đối lập “ánh sáng – bóng tối” để xây dựng thần học: “Ánh sáng” là Đức Giê-su và “bóng tối” là thế lực chống đối, không đón nhận, không tin vào Đức Giê-su. Sau khi khẳng định tình yêu của Thiên Chúa dành cho thế gian (3,16-17), Đức Giê-su tuyên bố những lời mạnh mẽ ở 3,18-21:

18Ai tin vào Người [Đức Giê-su] thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh Con Một Thiên Chúa.19Đây là án xử: Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng người ta đã yêu mến bóng tối hơn ánh sáng, vì các việc của họ thì xấu xa. 20Vì mọi kẻ làm sự dữ thì ghét ánh sáng và không đến với ánh sáng để các việc của họ khỏi bị chê trách. 21Nhưng kẻ làm sự thật thì đến với ánh sáng để các việc của người ấy được bày tỏ ra là đã được thực hiện trong Thiên Chúa.”

Đối lập “ánh sáng – bóng tối” thể hiện nơi quyết định của con người: “Tin” hay “không tin” vào Đức Giê-su (3,18-19); “đến với” hay “không đến với” ánh sáng (3,20-21). Những kẻ lựa chọn đứng về phía bóng tối được Đức Giê-su định nghĩa: “Yêu mến bóng tối hơn ánh sáng” (3,19); họ “làm sự dữ” nên “không đến với ánh sáng” (3,20). Ngược lại, những kẻ “làm sự thật thì đến với ánh sáng” (3,21), nghĩa là đến với Đức Giê-su và tin vào Người.

Thần học đoạn văn 2,23–3,21 được xây dựng bởi động từ “đến” (erkhomai). Đức Giê-su là ánh sáng (8,12; 9,5) và Ánh sáng đã đến thế gian (3,18). Như thế, dù Ni-cô-đê-mô đến với Đức Giê-su ban đêm, thì ông ấy cũng đã đến với “ánh sáng”. Khi con người từ chối ánh sáng, nghĩa là không tin vào Đức Giê-su, sẽ trở thành người bị kết án như Đức Giê-su đã nói: “Ai tin vào Người thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh Con Một Thiên Chúa” (3,18).

Tóm lại, bối cảnh đoạn văn 2,23–3,12 đặt song song sự kiện nhiều người “tin” vào Đức Giê-su (2,23) và Ni-cô-đê-mô “biết” Đức Giê-su đến từ Thiên Chúa (3,2) nhờ “thấy các dấu lạ Đức Giê-su làm” (2,23; 3,2). Tuy nhiên, hành động “tin” và “biết” này chưa trọn vẹn. Bản văn 2,23–3,12 nhấn mạnh vai trò mặc khải của Đức Giê-su. Chính Đức Giê-su biết có gì nơi con người (2,25), chính Người biết là Ni-cô-đê-mô “không biết” (3,10). Qua đó, Đức Giê-su được trình bày như là Đấng biết mọi sự, Đấng mặc khải, Đấng từ trời xuống (3,13). Qua câu chuyện, đám đông (2,23), Ni-cô-đê-mô và độc giả được mời gọi mở lòng ra, lắng nghe và đón nhận lời mặc khải của Đức Giê-su, để nhờ đó được sinh ra bởi trên, sinh ra một lần nữa, sinh ra bởi nước và Thần Khí (3,3-7). Nhờ “thực sự thấy dấu lạ” và “hiểu biết lời mặc khải của Đức Giê-su”, con người có thể “đến với Người” và “tin vào Người”, nghĩa là “đến với ánh sáng” và “tin vào ánh sáng” để có sự sống đời đời (3,16-21).

Lần thứ nhất Ni-cô-đê-mô xuất hiện trong Tin Mừng đã khởi đầu một hành trình, hành trình đến với Đức Giê-su và đối thoại với Người. Bóng tối bên ngoài, gợi đến bóng tối trong lòng Ni-cô-đê-mô về sự hiểu biết. Ni-cô-đê-mô đã được Đức Giê-su soi sáng, nhưng cuối cuộc đối thoại (3,12), tác giả không cho biết phản ứng của Ni-cô-đê-mô như thế nào. Có lẽ ông ấy cần thời gian để suy nghĩ. Đúng thế, sau 5 chương của sách Tin Mừng (từ chương 3 đến chương 7) Ni-cô-đê-mô lại xuất hiện và bày tỏ lập trường ở 7,48-52.

II. Xuất hiện lần thứ hai (7,48-52)

Ni-cô-đê-mô xuất hiện lần thứ hai ở giữa sách Tin Mừng (7,48-52). Lần này độc giả thấy lập trường rõ ràng của Ni-cô-đê-mô trước sự hiện diện của những kẻ chống đối Đức Giê-su. Trong Tin Mừng thứ tư, xung đột giữa Đức Giê-su và giới lãnh đạo Do Thái đã xảy ra từ chương 2 (2,13-22), họ đã chất vấn Đức Giê-su khi Người thanh tẩy Đền thờ Giê-ru-sa-lem (2,18). Đến chương 5, sau khi Đức Giê-su chữa lành người bệnh tại hồ nước Bết-da-tha (5,1-9) thì đã xảy ra tranh luận giữa những người Do Thái và Đức Giê-su. Cuối cùng, họ đã quyết định giết Đức Giê-su. Người thuật chuyện tóm kết ở 5,18: “Những người Do Thái lại càng tìm Người để giết, vì Người không chỉ phá ngày sa-bát, nhưng còn nói Thiên Chúa là Cha của mình, tự cho mình ngang hàng với Thiên Chúa.”

Tranh luận ngày càng gay gắt được tiếp nối trong chương 7. Sau khi các thượng tế và những người Pha-ri-sêu sai thuộc hạ đi bắt Đức Giê-su (7,32) nhưng không thành công, thì Ni-cô-đê-mô xuất hiện và gián tiếp bênh vực Đức Giê-su: Người thuật chuyện kể ở 7,50-52: “50Ni-cô-đê-mô, người trước đây đã đến gặp Người, là một người trong nhóm họ, nói với họ: ‘51Lề Luật của chúng ta không kết án người nào, nếu trước đó không nghe người ấy và biết người ấy làm gì phải không?52Họ trả lời và nói với ông: ‘Không phải chính ông cũng là người Ga-li-lê sao? Hãy nghiên cứu và thấy rằng: Không một ngôn sứ nào xuất hiện từ Ga-li-lê’.” Việc những người Pha-ri-sêu khiển trách Ni-cô-đê-mô, vừa cho thấy họ không đồng tình với Ni-cô-đê-mô, vừa cho thấy Ni-cô-đê-mô đã nhận ra phần nào Đức Giê-su là ai, nhờ cuộc trao đổi trong lần gặp gỡ thứ nhất (3,1-12).

Ni-cô-đê-mô chưa công khai bênh vực Đức Giê-su nhưng phản ứng của ông cho thấy ông đã có thiện cảm với Người. Ở 3,2, người thuật chuyện giới thiệu: “Ni-cô-đê-mô là một thủ lãnh của những người Do Thái” (3,1), nên ông thuộc giới lãnh đạo Do Thái. Có thể nói rằng: Trong Tin Mừng thứ tư, có một số nhân vật quyền thế trong giới lãnh đạo Do Thái có thiện cảm với Đức Giê-su và tin vào Người. Thực vậy, cuối sứ vụ công khai của Đức Giê-su, tác giả Tin Mừng nhận định ở 12,42-43: “42Ngay cả trong giới lãnh đạo nhiều người đã tin vào Người [Đức Giê-su]. Nhưng vì những người Pha-ri-sêu, họ không tuyên xưng để không trở thành những kẻ bị khai trừ khỏi hội đường. 43Vì họ yêu mến vinh quang của con người hơn vinh quang của Thiên Chúa.” Có thể nói Ni-cô-đê-mô là một trong những người thuộc giới lãnh đạo Do Thái đã tin vào Đức Giê-su (12,42) nhưng vì sợ nên chưa dám tuyên xưng Đức Giê-su cách công khai. Điều này đã thay đổi vào cuối sách Tin Mừng, khi  Ni-cô-đê-mô xuất hiện lần thứ ba.

III. Xuất hiện lần thứ ba (19,39-40)

Lần thứ ba, Ni-cô-đê-mô xuất hiện trong Tin Mừng vào lúc rất đặc biệt: An táng Đức Giê-su. Sau khi Phi-la-tô cho phép ông Giu-se A-ri-ma-thê hạ xác Đức Giê-su xuống khỏi thập giá, người thuật chuyện kể: “39Ni-cô-đê-mô cũng đến mang theo mộc dược trộn với trầm hương khoảng một trăm cân [32,70 kg]  trước đây ông đến gặp Người ban đêm –.40Vậy các ông nhận lấy thi hài Đức Giê-su quấn bằng băng vải tẩm thuốc thơm, theo như tục lệ an táng của người Do Thái” (19,39-40).

Trong lần xuất hiện thứ ba, Ni-cô-đê-mô không nói lời nào cả, nhưng hành động của ông ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Trong lúc tất cả các môn đệ khác không hiện diện vào lúc an táng Thầy của họ thì có hai người lo việc an táng Đức Giê-su. Người thứ nhất là Giu-se A-ri-ma-thê, ông là “một môn đệ của Đức Giê-su, nhưng cách kín đáo vì sợ những người Do Thái” (19,38) và người thứ hai là Ni-cô-đê-mô, nhân vật có “biệt hiệu”: “Người đến gặp Đức Giê-su ban đêm” (3,2; 7,50; 19,39).

Xem ra Giu-se A-ri-ma-thê là người có uy thế, vì ông đã đến gặp Phi-la-tô và xin lấy xác Đức Giê-su để an táng trong mộ. Như thế, trong lúc các môn đệ đang sợ hãi vì Đức Giê-su bị giết chết trên thập giá, thì một nhân vật có uy thế và một nhân vật thuộc giới lãnh đạo Do Thái, đã lo việc an táng Đức Giê-su. Hành động của Ni-cô-đê-mô đã bày tỏ cách công khai lựa chọn của ông đứng về phía Đức Giê-su. Tuy bản văn không nói rõ Ni-cô-đê-mô là môn đệ Đức Giê-su, nhưng hành động lo việc an táng Đức Giê-su cho thấy ông ứng xử như là người môn đệ.

Tương phản giữa sự vắng mặt của “các môn đệ chính danh” (được nói đến trong Tin Mừng) và sự hiện diện của “các môn đệ vô danh” (đi theo Đức Giê-su cách kín đáo) trong biến cố an táng Đức Giê-su, là một trong những nét đặc thù của Tin Mừng thứ tư. Tương phản này làm cho “hành trình trở thành môn đệ Đức Giê-su” là đề tài độc đáo của sách Tin Mừng. Mọi người đều có thể trở thành môn đệ Đức Giê-su, kể cả giới lãnh đạo Do Thái.

Kết luận

Tìm hiểu ba lần xuất hiện của nhân vật Ni-cô-đê-mô (ở đầu, ở giữa và ở cuối sách Tin Mừng thứ tư) trên đây đã phác hoạ phần nào hành trình trở thành môn đệ Đức Giê-su. Có thể nói, hành trình của Ni-cô-đê-mô là hành trình từ “ban đêm” đến “ban ngày”, từ “bóng tối” đến “ánh sáng”, từ “đến với Đức Giê-su vào ban đêm” đến “bày tỏ công khai đứng về phía Người vào ban ngày”. Như thế, nhân vật Ni-cô-đê-mô là khuôn mẫu cho hành trình trở thành môn đệ Đức Giê-su nhờ biết cách “thấy dấu lạ” và biết cách “nghe lời mặc khải”.

Các dấu lạ và những lời mặc khải của Đức Giê-su không chỉ dành riêng cho nhân vật Ni-cô-đê-mô mà còn dành cho độc giả qua mọi thời đại. Nhận định của Ni-cô-đê-mô trong lần gặp gỡ đầu tiên: Tưởng mình biết Đức Giê-su nhưng thực ra chưa biết (3,2) cũng có thể là nhận định của độc giả. Hơn nữa, khi Ni-cô-đê-mô nói với Đức Giê-su: “Thưa Ráp-bi, chúng tôi biết rằng:..” (3,2) là ông nói đại diện cho một số người trong giới lãnh đạo Do Thái có thiện cảm với Đức Giê-su. Qua đó, đại từ số nhiều “chúng tôi” cũng bao hàm tất cả các độc giả mọi thời đại, có thiện cảm với Đức Giê-su, muốn “đến với” và “nói với” Người.

Hành trình của Ni-cô-đê-mô trong Tin Mừng thứ tư là lời mời gọi độc giả bước vào hành trình tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Bước đầu của cuộc tìm kiếm có thể còn chưa nhận biết rõ và ẩn chứa sự e dè nên có lẽ “phải đến gặp Đức Giê-su ban đêm“; nhưng một khi dám “đến với” và “nói với” Đức Giê-su đã là bước khởi đầu quan trọng. Chính Đức Giê-su là ánh sáng, lời mặc khải của Người sẽ soi sáng cho độc giả nhận biết con đường dẫn đến sự sống đích thực, vì chính Người “là con đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6)./.


Ngày 15 tháng 01 năm 2012
Giu-se Lê Minh Thông, O.P. 
email: josleminhthong@gmail.com 



40 Bài Suy Niệm Mùa Chay

Các bạn có thể download hoặc nghe trược tuyến 40 bài suy niệm

mùa chay năm nay theo từng danh mục dưới đây.

Cách download:

Bước 1: Các bạn đăng nhập với email là suyniem2102@gmail.com 
và mật khẩu là suyniem

Bước 2: Để con con chuột ở dòng chữ Download this video rồi nhấn chuột

bên phải.Trong menu vừa hiện ra, xin chọn Save target as
nếu dùng Internet Explorer của Microsoft. Nếu dùng Firefox, 
xin chọn menu Save link as.

21:09:00
PHÉP LẠ CỦA TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI
Ngày 25/02/2012 

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới

Cha Patrick Joseph Gillard-Peyton là vị Linh Mục tông đồ của Tràng Chuỗi Mân Côi


Cha Patrick Joseph Gillard-Peyton là vị Linh Mục tông đồ của Tràng Chuỗi Mân Côi. Cha chào đời ngày 9-1-1909 tại County Mayo trong gia đình Công Giáo nghèo thật nghèo bên nước Ái-nhĩ-lan. Năm 18 tuổi, Patrick cùng với bào huynh Tom sang Hoa Kỳ tìm kế sinh nhai. Nhưng rồi Chúa gọi, Patrick từ giã anh, gia nhập chủng viện.


Lúc gần chịu chức Linh Mục, thầy Patrick bỗng lâm bệnh lao phổi trầm trọng. Các bác sĩ cho biết vô phương cứu chữa! Giấc mơ Linh Mục trong phút chốc tan thành mây khói .. Thầy Patrick chán nản buông tay bỏ cuộc. Một vị Linh Mục lão thành bất ngờ đến thăm và nói với Thầy:
- Hãy kêu xin Đức Mẹ MARIA chữa lành bệnh. Đức Mẹ là nguồn sự sống. Hãy tin tưởng nơi Đức Mẹ và yêu mến Đức Mẹ như Người Mẹ thật. Hãy kiên trì van nài và tin chắc chắn Đức Mẹ sẽ chữa lành. Đức Mẹ sẽ tỏ ra vô cùng nhân hậu với Thầy. Chính vì chúng ta tin tưởng quá ít nơi Đức Mẹ nên Đức Mẹ không ban cho chúng ta nhiều ơn!


Nghe vị Linh Mục lão thành nói thế, Thầy Patrick bỗng nhớ lại chuỗi ngày niên thiếu nơi quê hương Ái-nhĩ-lan thân yêu. Thầy cũng nhớ đến ”liều thuốc thần” hiền mẫu Thầy vẫn dùng trong cơn gian nan khốn khó. Đó là Tràng Chuỗi Mân Côi. Cứ chiều đến, cả gia đình tụ họp và cùng nhau sốt sắng lần hạt Mân Côi.


Giờ đây, vì hết hy vọng nơi các phương thuốc chữa trị trần gian, Thầy Patrick hướng về Trời Cao và kêu van Hiền Mẫu MARIA Thiên Quốc qua Tràng Chuỗi Mân Côi. Và Thầy được lành bệnh thật.


Năm 1941 - 32 tuổi - Thầy Patrick Peyton hân hoan lãnh thiên chức Linh Mục trong dòng Thánh Giá. Từ đó Cha xác tín rằng:
- Thế giới cầu nguyện là thế giới hòa bình. Gia đình cầu nguyện là gia đình hiệp nhất.


Có lần Cha Patrick Peyton nói với danh ca Bing Crosby (1903-1977):
- Tôi đạt đến sự hiểu biết và yêu mến Đức Mẹ MARIA là nhờ lần hạt MÂN CÔI. Chính Tràng Chuỗi MÂN CÔI dạy tôi phải đặt tin tưởng nơi Đức Mẹ MARIA. Vì thế, để tỏ lòng ghi ơn Tràng Chuỗi MÂN CÔI, tôi quyết định dâng hiến trọn đời tôi để cổ võ mọi người yêu thích việc lần hạt MÂN CÔI. Nếu mọi người đáp lời tôi kêu gọi, mỗi ngày dành ra thời gian ngắn, rồi cả gia đình cùng nhau lần hạt MÂN CÔI, thì tôi có thể bảo đảm:
- Các tổ ấm đó sẽ trở thành vườn địa đàng!
Cha Patrick Peyton hiến toàn thân cho việc cổ võ các tín hữu đọc kinh Mân Côi. Cha khởi xướng chiến dịch ”Family Rosary Crusade”. Cha mong muốn có 10 triệu gia đình Công Giáo cũng như không Công Giáo đọc kinh Mân Côi.


Tháng 10 năm 1991 - 8 tháng trước khi từ trần - Cha Patrick Peyton còn cổ động chiến dịch quyên góp một triệu Chuỗi Mân Côi cho các tín hữu ở Nga và các nước cựu cộng sản Đông Âu. (Cha Patrick Peyton qua đời ngày 3-6-1992 tại Los Angeles, bang California, Hoa Kỳ, hưởng thọ 83 tuổi. 9 năm sau, ngày 1-6-2001, Đức Hồng Y Sean Patrick O'Malley, Tổng Giám Mục Boston, bang Massachusetts, khởi sự án xin phong thánh cho Cha Patrick Peyton).


Cho đến giữa tháng Giêng năm 1993, đã có 670 ngàn chuỗi Mân Côi gởi sang các nước thuộc khối Liên Sô trước kia và phân phát cho các tín hữu qua trung gian các cơ quan cứu trợ và các Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêxa Calcutta. Ngoài ra, 330 ngàn chuỗi Mân Côi khác cũng được gửi sang các nước thuộc miền Đông và Trung Âu.


Vì chiến dịch vượt quá mục tiêu ấn định ban đầu, ban tổ chức quyết định lạc quyên thêm một triệu chuỗi Mân Côi để gửi cho các tín hữu Công Giáo các nước cựu cộng sản.


Ngược dòng thời gian, chiến dịch Đọc Kinh Mân Côi do Cha Patrick Peyton cổ động đã mang lại kết quả không ngờ:


CỨU DÂN TỘC BRAZIL THOÁT NẠN CỘNG SẢN VÔ THẦN!


Brazil là quốc gia rộng lớn, có diện tích hơn 8 triệu rưỡi cây số vuông, tức chiếm phân nửa diện tích Nam Mỹ. Đầu thập niên 1960, Brazil có gần 80 triệu dân. Con số này hiện nay tăng gấp đôi và số tín hữu Công Giáo chiếm đến 88%.


Vào đầu thập niên 1960, Cha Peyton đã cổ động được tại thủ đô Rio de Janeiro gần 2 triệu tín hữu Công Giáo gia nhập phong trào Đọc Kinh Mân Côi. Đây cũng là thời kỳ chính trường Brazil giao động mạnh vì bị khủng hoảng và vì những hoạt động phá rối của đảng cộng sản!


Bất cứ nơi đâu có nghèo đói, có bất công, thì tức khắc, cộng sản lợi dụng nhảy vào ngay để tuyên truyền chủ nghĩa xã hội giả dối và hứa hẹn thiên đàng cho người dân! Đó cũng là trường hợp xảy ra tại Brazil.


Từ năm 1961 Brazil sống dưới quyền cai trị độc tài của ông João Goulart (1918-1976). Ông này muốn chính thức áp đặt ý thức hệ cộng sản vô thần trên quốc gia. Hiểu rõ ý đồ gian ác của ông, các thành viên phong trào ”Đọc Kinh Mân Côi Trong Gia Đình”, quyết tâm dùng Tràng Chuỗi Mân Côi để ngăn chặn hiểm họa cộng sản vô thần.


Đảng cộng sản Brazil vừa khinh thường vừa chế nhạo chiến dịch. Làm sao mà Kinh Mân Côi lại có thể chặn đứng được làn sóng vô thần đang lan nhanh và lan rộng?


Đầu năm 1964, đảng cộng sản chuẩn bị nhóm đại hội tại Belo Horizonte. Theo chương trình dự định thì đây là kỳ đại hội quan trọng, quyết định tương lai sống còn của đất nước Brazil.


Nhưng rồi biến cố bất ngờ xảy ra. Vào chính ngày khai mạc đại hội đảng cộng sản, hàng trăm ngàn người dân Brazil, tay cầm Tràng Chuỗi Mân Côi, tuốn ra đầy đường. Họ cùng nhau đọc lớn tiếng Kinh Mân Côi. Xong, họ tiến vào xâm chiếm trong và ngoài phòng họp, nơi sẽ diễn ra đại hội, mấy giờ trước khi đại hội bắt đầu .. Các đảng viên cộng sản đã không thể nào vào được phòng họp.


Kỳ đại hội đảng cộng sản Brazil năm đó bị thất bại ê chề. Ông João Goulart cùng với đồng bọn cán bộ cộng sản phải bỏ trốn ra hải ngoại. Nhờ thế mà nước Brazil rộng lớn thoát được ách cộng sản vô thần, thoát khỏi một chủ nghĩa xã hội gian trá chỉ mang đến khốn khổ và nghèo đói cho dân cho nước.


Và dĩ nhiên, mọi người dân Brazil đều biết rõ:
- ĐÂY LÀ PHÉP LẠ CỦA TRÀNG CHUỖI MÂN CÔI!


... Có điềm lớn xuất hiện trên trời: một Người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất hiện trên Trời: đó là một con rồng lớn, đỏ như lửa, có 7 đầu và 10 sừng, trên 7 đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên Trời mà quăng xuống đất. Rồi con rồng đứng chực sẵn trước mặt Người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi Bà sinh xong là nó nuốt ngay Con Bà. Bà đã sinh được một Người Con, một Người Con Trai, Người Con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con Bà được đưa ngay lên THIÊN CHÚA, lên tận ngai của Người. Còn Người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó THIÊN CHÚA đã dọn sẵn cho Bà một chỗ ở, để Bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày.

Bấy giờ có giao chiến trên Trời: Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và các Thiên Thần của Người giao chiến với con Mãng-Xà. Con Mãng-Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên Trời nữa. Con Mãng-Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Satan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ. Nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó. Và tôi nghe có tiếng hô to trên Trời:

”THIÊN CHÚA chúng ta thờ giờ đây ban ơn cứu độ,
giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền, và Đức KITÔ của Người,
giờ đây cũng biểu dương quyền bính” (Sách Khải Huyền 12,1-10).

(Albert Pfleger, ”FIORETTI DE LA VIERGE MARIE”, Mambré Editeur Diffuseur, 1992, trang 107-108)


Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
Nguồn RadioVaticana

21:08:00

TRÀNG KINH MÂN CÔI LÀ TRÀNG XÍCH CỨU RỖI

Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới


Thánh Massimiliano Maria Kolbe (1894-1941) từng nói:"Bao nhiêu tràng chuỗi Mân Côi là bấy nhiêu linh hồn được cứu rỗi!"
... Sử liệu cuộc đời thánh Giuseppe Cafasso (1811-1860), người Ý, ghi lại câu chuyện sau đây.

Vào một buổi sáng tinh sương, thánh Giuseppe Cafasso ra khỏi nhà thật sớm. Đường phố Torino (Bắc Ý) vắng lặng trống trơn. Bỗng thánh nhân gặp một cụ bà, ăn mặc nghèo nàn, dáng điệu lòm khòm, vừa đi vừa chậm rãi lần hạt Mân Côi. Ngạc nhiên, thánh nhân cất tiếng hỏi:
- Có chuyện gì vội mà cụ phải ra khỏi nhà sớm thế?

Bà cụ trả lời:
- Ô, thưa ngài, con đi dọn sạch các đường phố!

Không hiểu, thánh Giuseppe Cafasso hỏi lại:
- Dọn sạch các đường phố? Cụ ngụ ý nói gì thế?

Bà cụ thong thả đáp:
- Cha không thấy sao? Đêm vừa qua, diễn ra cuộc vui chơi trá hình (carnavale) và dân chúng phạm không biết bao nhiêu thứ tội. Vì thế, giờ đây, con muốn đi trở lại tất cả các nẻo đường ghi dấu vết tội lỗi, vừa đi vừa lần hạt Mân Côi. Các lời kinh ”Kính Mừng MARIA” sẽ trở thành hương thơm ngào ngạt tỏa ra thấm vào các nơi chốn tội lỗi!

Thật vậy, lời Kinh Mân Côi có sức mạnh tẩy luyện linh hồn khỏi các vết nhơ tội lỗi và ướp đượm ơn lành. Kinh Mân Côi cứu thoát các linh hồn. 
Thánh Massimiliano Maria Kolbe (1894-1941) từng nói:
- Bao nhiêu tràng chuỗi Mân Côi là bấy nhiêu linh hồn được cứu rỗi!

Kinh Mân Côi mang lại sự lành cho tất cả mọi người: từ kẻ tội lỗi đến người tốt lành cũng như các bậc thánh nhân.

Khi được hỏi ý kiến phải chọn Kinh nào, thánh Filippo Neri (1515-1595) không do dự trả lời ngay:

- Hãy lần hạt Mân Côi và lần hạt nhiều bao nhiêu có thể!
Vị tôi tớ Chúa, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI (1963-1978) cũng quả quyết:
- Tràng Kinh Mân côi là tràng xích cứu rỗi, rơi từ đôi tay chí thánh của Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Độ con người và của Đức Mẹ MARIA, Hiền Mẫu Ngài. Tràng Chuỗi Mân Côi tuôn đổ xuống trên chúng ta muôn vạn ơn lành. Và cũng từ Tràng Chuỗi Mân Côi, chúng ta dâng lên Các Ngài mọi ước muốn cùng trọn niềm hy vọng của chúng ta.

Tràng Chuỗi Mân Côi còn có sức mạnh lớn lao cứu thoát các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Ngục. Thánh 
Alfonso Maria de' Liguori (1696-1787) nhắn nhủ các con cái ngài:
- Nếu muốn cứu giúp các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Hình, hãy lần hạt Mân Côi cầu nguyện cho các vị ấy.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới
Cha thánh Pio da Pietrelcina (1887-1968)


Cha thánh Pio da Pietrelcina (1887-1968),[/b] mỗi lần trao tặng ai Tràng Chuỗi Mân Côi, ngài thường nói:
- Hãy đưa các Linh Hồn ra khỏi Lửa Luyện Ngục bằng việc lần hạt Mân Côi kính Đức Mẹ MARIA.

Vị thánh người Ý có lòng nhiệt thành an ủi các Linh Hồn nơi Lửa Luyện Tội bằng Tràng Kinh Mân Côi là thánh Pompilio Maria Pirrotti (1710-1766). Thánh nhân được đặc ân lần hạt hạt chung với các Đẳng Linh Hồn. Các Đẳng Linh Hồn thưa lớn tiếng lời kinh Kính Mừng MARIA với giọng trầm tĩnh và an bình, suốt trong buổi lần hạt Mân Côi chung với thánh Pompilio Maria Pirrotti.

Chị Lucia dos Santos (1907-2005), một trong ba trẻ mục đồng Fatima và là nữ tu dòng Kín Cát-Minh cũng nhấn mạnh:
- Kể từ khi Đức Trinh Nữ Rất Thánh MARIA ban cho Tràng Kinh Mân Côi có một hiệu lực mênh mông, không còn vấn đề nào thuộc bất cứ phạm vi tinh thần hay vật chất, quốc gia hay quốc tế, mà lại không giải quyết được với Kinh Mân Côi và với những hy sinh quảng đại của chúng ta.

Kinh Mân Côi và Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ MARIA sẽ ghi dấu chứng chiến thắng sau cùng của Nước THIÊN CHÚA nơi thời đại chúng ta đang sống.

Lòng hâm mộ lần hạt Mân Côi và lòng sùng kính Khiết Tâm Đức Mẹ MARIA là những bảo chứng chắc chắn cho ơn cứu rỗi loài người. Chính Đức Mẹ MARIA hứa với Chị Lucia dos Santos:
- Những ai siêng năng lần hạt Mân Côi và yêu mến Trái Tim Vẹn Sạch Mẹ, sẽ được THIÊN CHÚA yêu dấu cách riêng và sẽ trở thành bông hoa được Mẹ kết lại và dâng lên trước tòa Chúa.

... Kinh dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội

Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con toàn thể giáo hữu Việt Nam hết lòng tin cậy chạy đến cùng Mẹ.
Mẹ là Mẹ THIÊN CHÚA, là Mẹ chúng con, Mẹ là Nữ Vương Toàn Năng, là Đấng bầu cử cho chúng con trước tòa Chúa. Biết bao nhiêu lần, Mẹ đã cứu vãn Giáo Hội, và các dân tộc trong cơn nguy biến.
Chúng con hết lòng thành kính hiến dâng Giáo Hội và tổ quốc Việt Nam cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Để thực hành mệnh lệnh của Mẹ, và để nhờ Mẹ che chở phù trì, ngày nay và mãi mãi.
Xin Mẹ gìn giữ Giáo Hội Việt Nam. Xin Mẹ soi sáng hàng Giáo Phẩm, dìu dắt và thánh hóa các Linh Mục. Xin Mẹ giúp sức cho toàn thể giáo dân được trung thành giữ luật Chúa, và sốt sắng làm việc tông đồ. Xin Mẹ nâng đỡ và ủi an những anh chị em của chúng con, đang phải khốn khó vì Đạo Chúa.
Xin Mẹ chúc lành cho tổ quốc Việt Nam. Xin Mẹ hướng dẫn các nhà lãnh đạo dân tộc, xin Mẹ đem tinh thần Phúc Âm thấm nhuần tất cả các cơ cấu quốc gia, xin Mẹ cho toàn thể dân Việt biết đoàn kết, để cùng nhau xây dựng lại giang sơn.
Nhất là xin Mẹ cứu chúng con thoát nạn Cộng Sản vô thần, để mọi người được sống trong tự do, hòa bình, ngõ hầu Nước Chúa được mở rộng khắp nơi.
Chúng con nguyện muôn đời ghi nhớ ơn Mẹ, và cùng nhau xây dựng một đền thờ hay một công tác nào khác dâng kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, để lưu truyền cho hậu thế ơn che chở đặc biệt của Mẹ.
Lạy Mẹ MARIA Vô Nhiễm Nguyên Tội, chúng con thành khẩn kêu đến Mẹ, vì chúng con biết Mẹ sẽ nhậm lời chúng con. Và mặc dầu mọi nỗi khó khăn hiện tại, chúng con tin chắc Trái Tim Mẹ sẽ thắng. AMEN.


(Padre Stefano Maria Manelli, ”MAGGIO, mese di MARIA”, Casa Mariana Editrice, 1999, trang 192-197)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
NGuồn RadioVaticana.org

17:22:00
tem thư ngày xưa, tem thư đức mẹ lavang

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.