2017 | GIÁO XỨ LỘC THỦY

2017

12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

14:50:00
Dưới đây là một vài video hướng dẫn Cách Đan Lá, Tỉa Lá, Uốn Lá Tạo Hình Trong Cắm Hoa Phụng Vụ, để các bạn tham khảo.
Chúc các bạn thành công!

Cách Đan Lá, Tỉa Lá, Uốn Lá Tạo Hình Trong Cắm Hoa Phụng Vụ

Cách Đan Lá Nghệ thuật có thể dùng trong nhà thờ


Cách uốn/đan lá thành Hoa Hồng có thể dùng trong cắm hoa nhà thờ

Cách uốn/đan Lá thành hình các chú chim


nhà thờ Giáo xứ Hiền Môn
Họ Bờ Dài được Linh mục Phêrô Cao Hữu Hân[1] thành lập năm 1947 (sau này cháu ruột của Linh mục Cao Hữu Hân là Linh mục Cao Hữu Tạo đổi thành Họ Hiền Môn)

Lúc mới được thành lập, họ Bờ Dài thuộc họ Cự Tân [nay là Giáo xứ Cự Tân]




Tân giáo xứ Hiền Môn - Thánh lễ tạ ơn hồng ân được nâng lên hàng giáo xứ và đón cha quản xứ tiên khởi

Sau hơn nửa thế kỷ được bao bọc trong xứ mẹ Thanh Dạ, hôm nay (21/2/2017), trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập giáo họ, cộng đoàn Hiền Môn đã được Bề trên Giáo phận nâng lên hàng giáo xứ, đồng thời bổ nhiệm cha Phêrô Ngô Đức Viết làm cha quản xứ tiên khởi. Đó quả là một ngày hồng phúc đối với người tín hữu Hiền Môn. Từ nay một viễn cảnh mới sẽ mở ra, báo hiệu một tương lai tươi sáng trên hành trình đức tin của một cộng đoàn nằm ở địa bàn Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Vinh-HienMon-04.jpg

Thánh lễ tạ ơn của tân giáo xứ Hiền Môn được Đức cha Phaolô Maria chủ sự. Đồng tế và hiệp dâng thánh lễ có qúi cha trong và ngoài giáo hạt Vàng Mai, quí tu sĩ nam nữ, quí khách và đông đảo cộng đoàn dân Chúa.

Đến với cộng đoàn Hiền Môn trong ngày lễ tạ ơn hôm nay, hẳn ai cũng cảm nhận được không khí rộn ràng, tươi vui trong tiếng trống chiêng, kèn nhạc làm sôi động cả một vùng trời miền biển Quỳnh Lưu. Khuôn mặt mọi người đều hiện lên niềm vui hạnh phúc, trên tay cầm những bông hoa xinh tươi như đang chào mừng, vẫy gọi quan khách cùng muôn người về với Hiền Môn trong ngày trọng đại này.

Ngược dòng thời gian, theo một số tài liệu còn lưu lại, từ xa xưa Hiền Môn là một vùng đất hoang sơ, dân cư thưa thớt, lúc này có một số bà con giáo dân thuộc giáo họ Cự Tân (xứ Thanh Dạ), tới đây sinh sống, công việc thường ngày của họ là đánh bắt tôm cá trên con lạch nhỏ đổ ra biển, để kiếm kế sinh nhai.

Đến năm 1957, nhận thấy tín hữu vùng này ngày càng đông số, giao thông đi lại khó khăn, cùng với ước nguyện nung nấu bấy lâu của người tín hữu “Xóm Đò Mơ”, nên Bề trên Giáo phận đã cho thành lập giáo họ Hiền Môn, tách từ giáo xứ Cự Tân.

Từ đó đến nay, trải qua quãng thời gian 60 năm trên hành trình đức tin trong dòng lịch sử thăng trầm của đất nước, dẫu nhiều phen phải đối diện với bao khó khăn, có lúc tưởng chừng như đã bị xóa sổ bởi những cơn sóng dữ của thời cuộc, nhưng với tình thương quan phòng của Thiên Chúa, cộng đoàn tín hữu Hiền Môn vẫn luôn can trường đứng vững trong đức tin. Để hôm nay, sau bao cố gắng bảo tồn đức tin và vươn mình lớn mạnh trong thử thách, cộng đoàn Hiền Môn đã chính thức được nâng lên hàng giáo xứ, sánh ngang cùng hàng với trăm giáo xứ khác trong khắp Giáo phận.

Ai về với tân giáo xứ Hiền Môn hôm nay, hẵn sẽ cảm nhận được bao đổi thay của cộng đoàn tín hữu nơi đây: ngôi nhà thờ được hoàn thiện vào năm 1997 nay vẫn còn khang trang, cao rộng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tâm linh cho 1.136 tín hữu trong cộng đoàn. Bên cạnh là ngôi nhà phòng cấp bốn được trần gỗ nhỏ gọn nhưng đầy đủ tiện nghi. Ngôi trường giáo lý 02 tầng, 10 phòng, khang trang, sạch đẹp. Ngoài ra cộng đoàn còn có nhà máy nước sạch đủ để cung cấp nước uống thường xuyên cho 205 hộ gia đình trong giáo xứ. Tất cả các công trình đó nằm trong tổng thể khuôn viên gần 2 hecta đã được quy hoạch quy cũ, bề thế.

Cùng với việc kiến thiết cơ sở vật chất, cộng đoàn đức tin Hiền Môn còn có đời sống tâm linh sống động với nhiều hội đoàn Công Giáo tiến hành như: Lêgiô Marie, Gia Đình Thánh Tâm, Phan Sinh, Thiếu Nhi Thánh Thể. Người tín hữu Hiền Môn tích cực tham dự thánh lễ và các giờ kinh nguyện cách đông đảo, sốt sắng. Cộng đoàn nhiệt thành trong các công việc bác ái tông đồ. Người tín hữu Hiền Môn luôn có tinh thần mạnh mẽ trong việc đóng góp xây dựng giáo xứ, Giáo Hội.

Trước phần khai lễ, cha Phaolô Trần Ngọc Du quản xứ Thanh Dạ, quản hạt Vàng Mai, đã công bố văn bằng quyết định thành lập xứ Hiền Môn và bổ nhiệm cha Phêrô Ngô Đức Viết quản xứ tiên khởi, của Đức Giám mục Giáo phận.

Với quyết định thành lập giáo xứ và bổ nhiệm cha quản xứ Hiền Môn hôm nay, từ nay cộng đoàn Hiền Môn chính thức trở thành một giáo xứ thực thụ, có tư cách pháp nhân, quyền lợi và nghĩa vụ như bao giáo xứ khác trong Giáo phận.

Chia sẻ trong thánh lễ, Đức cha Phaolô Maria nhấn mạnh đến vai trò của cha quản xứ trong cộng đoàn, ngài nói: “Cha quản xứ là linh hồn của giáo xứ, là người của ân sủng, đến ở giữa chúng ta, cùng đồng lao cộng khổ với chúng ta và mang lại cuộc sống an vui hạnh phúc cho chúng ta. Công việc của ngài là cầu nối giữa Thiên Chúa và con người, là người quản lý và trao ban ân sủng của Thiên Chúa cho con người. Cha quản xứ có một vai trò đặc biệt, ngài là một yếu tố cấu tạo nên giáo xứ và ngài là linh hồn của giáo xứ. Ngài là người chăn dắt đoàn chiên, ngài có trách nhiệm chăm sóc đoàn chiên và dẫn đưa đoàn chiên tới đồng cỏ xanh tươi. Ngài là tiếng kêu tố cáo những bất công, những tội ác mà kẻ thù gây ra cho đoàn chiên”.

Thánh lễ kết thúc với những tâm tình chúc mừng đến từ giáo xứ mẹ Thanh Dạ, giáo xứ Đồng Tâm, nơi cha Phêrô Ngô Đức Viết đã từng quản xứ, và đặc biệt là lời tri ân của cộng đoàn tín hữu tân giáo xứ Hiền Môn gửi tới Đức cha, quí cha, quí khách và cách riêng là cha quản xứ tiên khởi của giáo xứ Hiền Môn.

Trong ngày trọng đại hôm nay, niềm vui hân hoan hiện rõ trên từng khuôn mặt rạng ngời của người tín hữu Hiền Môn, nhưng thấp thoáng đâu đó vẫn có những khuôn mặt thẫn thờ, thương nhớ cha Phêrô thân yêu đã từng chung sống gắn bó với giáo xứ Đồng Tâm trong quãng thời gian hơn 8 năm qua.

Đối với tân giáo xứ Hiền Môn dù đã có những bước khởi đầu tốt đẹp, nhưng để trở thành một giáo xứ lớn mạnh trong tương lai, mỗi người con của Hiền Môn hôm nay cần phải sống đoàn kết, hiệp nhất, yêu thương, để cùng với cha quản xứ vượt qua bao khó khăn trong công tác xây dựng giáo xứ. Hi vọng một ngày không xa, Hiền Môn sẽ là một giáo xứ lớn mạnh trong đức tin, phát triển về kinh tế, xứng danh là một trong những giáo xứ trưởng thành ở vùng cực bắc Giáo phận.



[1] Linh mục Phêrô Cao Hữu Hân (em ruột Linh mục Cao Hữu Tạo) sinh năm 1865 tại Cồn Giữa, Quảng Bình; Thầy giảng, dạy Tiểu chủng viện Xã Đoài; Chánh xứ Trung Nghĩa, chánh xứ Cam Lâm Hà Tĩnh; chánh xứ Tân Yên Nghệ An 1932–1945; Hưu dưỡng tại Thanh Dã Cự Tân. Lập giáo họ Hiền Môn năm 1947; Vào Nam hưu dưỡng tại giáo họ Thanh Xuân, La Gi, Bình Thuận năm 1955;Ngài chỉ có một linh mục nghĩa tử là cha Phêrô Nguyễn Văn Bường, gốc Mỹ Dụ Nghệ An, chuyên truyền giáo ở Lào và chết tại Lào; Ngài có tiếng thông minh, uyên thâm, hiếu học, giỏi La ngữ, Hán ngữ, Pháp ngữ. Cuối cùng đang khi mải mê học Anh ngữ thì đã tắt thở trên ghế bố, ngày 7-10-1965, lúc tay còn cầm cuốn Thánh Kinh Anh Ngữ.
Cả hai anh em đồng có một đường lối giáo dục thiết thực và cụ thể. Cha Cao Hữu Tạo là mẫu gương của lòng sùng kính Đức Mẹ, tôn thờ bí tích Thánh Thể và chịu khó ngồi tòa giải tội bất cứ khi nào, sáng, trưa, chiều, tối. Có khi một đêm chỉ ngủ được vài giờ và thức dậy rất nhanh mỗi khi nghe giáo dân gõ cửa xin xưng tội. Ngài có thể giải tội trường kỳ không cần ăn uống ngủ nghỉ. Đặc biệt trong các ngày lễ lớn: Cấm Phòng, Chầu Lượt, Làm Phúc các giáo họ đến nỗi các linh mục có mặt đều phải khâm phục về sự kiên nhẫn bền sức khi ngài ngồi tòa. Chính vì lý do đó cha được mệnh danh là cha thánh Gioan Vianney ở Việt Nam. Riêng cha Cao Hữu Hân còn có lòng sùng kính thánh Giuse, thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và các thánh Tử Đạo Việt Nam. (x. Chân dung linh mục Việt Nam: Linh mục Phêrô Cao Hữu Tạo và linh mục Phêrô Cao Hữu Hân, trên http://www.hdgmvietnam.org/chan-dung-linh-muc-viet-nam-linh-muc-phero-cao-huu-tao-va-linh-muc-phero-cao-huu-han/920.43.13.aspx, truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2014).

Một thoáng nhà thờ tân giáo xứ Cự Tân

[youtube src="2kF7TWrHbe8"][/youtube]


Tân giáo xứ Cự Tân: Hình thành và phát triển

Ngày 02/02/2017, Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã chính thức thông báo Quyết định số 0217/QĐ-TGM công bố giáo họ Cự Tân được nâng lên hàng chuẩn giáo xứ trong giáo hạt Vàng Mai vừa mới được thành lập. Thật là một tin vui cho tất cả con cái giáo họ Cự Tân. Sau bao nhiêu năm mong chờ, hôm nay niềm mơ ước của mọi người đã thành hiện thực. Đồng thời đức cha Phaolô cũng đã bổ nhiệm tân linh mục Giuse Nguyễn Văn Quy làm cha quản xứ tân giáo xứ Cự Tân.
Ngày 20/02/2017 giáo xứ đã tổ chức đón cha xứ tiên khởi với Thánh lễ tạ ơn có sự hiện diện của Đức cha Phaolô Maria Cao ĐìnhThuyên, quý cha trong và ngoài giáo hạt, và đông đảo quý khách tới hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho tân giáo xứ Cự Tân.

Nhân dịp này, chúng ta cùng nhìn lại một chặng đường dài trong quá trình hình thành và phát triển giáo xứ Cự Tân.
Trúc Vọng là một địa danh đã có hơn 6 thế kỷ nhưng có lẽ nhiều người chưa bao giờ biết. Hôm nay nhân dịp Cự Tân, hậu thân của Trúc Vọng được nâng lên chuẩn giáo xứ, chúng tôi muốn giới thiệu cùng quý độc giả chặng đường dài trong quá trình hình thành và phát triển giáo xứ.
Sau khi nghiên cứu và tham khảo các tài liệu có trong tay, chúng tôi viết bài nầy để kỷ niệm 603 năm hình thành và hiện hữu của quê hương (1414-2017), đồng thời mừng hai biến cố: 260 năm hạt giống tin mừng đến với xóm đạo Ngã Ba - Trúc Vọng (khoảng 1757 - 1758), và 200 năm thành lập họ giáo Trúc Vọng (1817-2017), năm 1859 Trúc Vọng (Bến Nậy) được đổi tên là giáo họ Cự Tân thuộc giáo xứ Thanh Dạ.
Ngày 02 tháng 2 năm 2017, giáo họ Cự Tân được Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp nâng lên chuẩn giáo xứ, hạt Vàng Mai.
Cự Tân là tên gọi của một địa danh thuộc xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, hậu thân của Trúc Vọng phường. Người ta không biết chắc chắn ai đã đặt tên đó cho xóm nhỏ chài lưới thuộc phường Trúc Vọng hiện hữu từ năm 1414.
Thuở ban đầu, giáo họ Cự Tân thuộc giáo xứ Cẩm Trường. Đến năm 1914, hai giáo họ Cự Tân và Thanh Dạ sáp nhập với nhau thành giáo xứ Thanh Dạ.
Tên gọi diễn tả đặc tính của địa danh: "Vùng đất rộng lớn mới khai phá". Theo Hán Việt Tự Điển thì Cự là to lớn, và Tân là bến đò. "Cự" cũng có nghĩa là "chống trả", "cự tuyệt" và "cự phách". "Tân" là "mới", hay là "bến đò", nhưng cũng có nghĩa là "sự cực khổ", "tân toan". Khi các bậc tiền bối dùng danh từ Cự Tân để đặt tên cho quê hương thì muốn hiểu theo ý nghĩa tốt đẹp của nó. Chữ to lớn ghép với mới mẻđể nói lên ý  nghĩa thực tế là vùng đất mới rộng lớn của Trúc Vọng, và theo vị trí địa lí đặc trưng cụ thể thì cũng được gọi là Bến Lớn, mà dân địa phương gọi là Bến Nậy. Danh từ Cự Tân được viết theo Hán ngữ là  .
Cự Tân là danh xưng mới được thay cho Trúc Vọng phường. Chữ Trúc Vọng viết bằng chữ Hán có thể là  . Sách Địa Chí Văn Hoá huyện Quỳnh Lưu, xuất bản lần thứ hai năm 2008, trang 75-79, có đề cập đến Trúc Vọng. Đại khái tác giả viết: "Cuối đời nhà Trần, ông Trần Án, tham gia khởi nghĩa chống quân Minh cùng vời Trần Tùng Quang sau khi thất bại, về cứ trú và lập phường Trúc Vọng năm 1414, một vùng sác sú hẻo lánh thuộc huyện Quỳnh Lưu ngày nay. Như thế tính đến năm 2017 thì Trúc Vọng đã được 603 năm tuổi.
Như vậy họ đạo Trúc Vọng được thành lập ngay năm sau khi đạo Công giáo đã truyền vào vùng Quỳnh Lưu từ năm 1735, như sách Địa Chí Văn Hoá huyện Quỳnh Lưu viết ở trang 706. Tuy nhiên, lịch sử cho biết trước đó hơn một thế kỷ đã có người Công giáo trong vùng Quỳnh Lưu. Thật vậy, cuốn Lịch Sử Giáo Phận Vinh, tập I, xuất bản 2015, cho chúng ta thấy rằng: trước đó hơn 100 năm đã có các thừa sai Âu Châu vào Diễn Châu phủ giảng đạo. (Diễn Châu phủ thời bấy giờ bao gồm cả huyện Quỳnh Lưu hiện nay). Năm 1632 thừa sai Emmanuel Ferreyra, người Bồ Đào Nha, đã vào vùng Nghệ An giảng đạo từ năm 1673 đến 1677, và sau đó ngài ra Bắc hoạt động… Chính thừa sai nầy cho biết: "Năm 1673 Xứ Nghệ có đến hơn 200 nhà thờ và nhà nguyện (…) và chỉ trong 4 tháng đầu năm 1676 cha đã rửa tội cho 900 người lớn". Cũng chính thừa sai Emmanuel Ferreyra đã gởi những bản tường trình cho Bề Trên của mình để báo cáo về thành quả 47 năm hoạt động truyền giáo tại Nghệ An, đặc biệt ở Diễn Châu phủ khoảng năm 1629 đến 1677. Trong các bản tường trình của ngài có ghi tên 42 xóm đạo trên địa bàn vùng Diễn Châu, Quỳnh Lưu.
Trúc Vọng xin thành lập giáo họ tự trị và đồng thời quyết định làm một nhà thờ thay thế nhà thờ nhỏ lợp tranh trước kia để mọi người tụ họp đọc kinh sớm tối với nhau. Ông Phêrô Hồ Hữu Đồn là ông Trùm đầu tiên của xóm đạo vào năm 1757. Nhờ có bảng danh sách liên tiếp các ông Trùm họ Cự Tân mà chúng ta biết được sự phát triển của giáo họ trong suốt dòng lịch sử 260 năm qua (1757-2017).
Ngày nay, những câu hỏi được đặt ra cho chúng ta là: Trúc Vọng đã theo đạo Công giáo từ bao giờ? Ai rao giảng Tin Mừng cho Trúc Vọng? Ai là người đầu tiên theo đạo Công giáo tại đây? Vì sao Trúc Vọng phường trở thành họ đạo Công giáo toàn tòng?
Theo sách Kỷ Yếu giáo xứ Cẩm Trường, cuối tháng 3 năm 1629, thừa sai giáo sĩ Đắc Lộ đã ghé qua cửa Chúa và rửa tội cho nhiều người sống rải rác trong 8 xóm: Vàng Mai, Trúc Vọng Phường, tức là Ngã Ba Bến Nậy, Kẻ Quèn, Kẻ Ngói, Văn Thai, Kẻ Sào... (trang21). Nhưng treo truyền khẩu của cha ông kể lại, vào khoảng năm 1757 - 1758, Trúc Vọng phường đã có nhiều người theo đạo. Trúc Vọng theo đạo Công giáo nhờ các thừa sai Âu Châu thời đó đã vào cửa Cờn hoặc cửa Quèn rồi đền Trúc Vọng giảng đạo trước khi các ngài lập xóm đạo tại Mành Sơn và Cẩm Trường như chúng tôi vừa trích dẫn trên đây.
Theo sử sách, hai xóm đạo Mành Sơn và Cẩm Trường là những làng đầu tiên trong vùng Quỳnh Lưu theo đạo Công giáo. Vì thế có người cho rằng những người Công giáo Cẩm Trường và Mành Sơn đến Trúc Vọng sinh sống lập nghiệp là những hạt nhân truyền đạt đạo Công giáo cho Trúc Vọng phường. Cũng có thể là người dân Trúc Vọng vì liên hệ giao lưu với những người có đạo ở Mành Sơn và Cẩm Trường, và nhờ ảnh hưởng của những người Công giáo mà họ theo đạo. Nhưng giả thuyết đáng tin cậy hơn cả là họ lấy vợ gả chồng với những người Công giáo nên theo đạo. Và sau cùng là những người đã theo đạo Công giáo tại các làng bên lương lân cận đến Trúc Vọng định cư với mục đích tránh bắt bớ sách nhiễu hoặc để việc giữ đạo của gia đình họ được dễ dàng hơn. Đó cũng là quan điểm của tác giả sách "Lịch Sử Làng Xã Quỳnh Thanh", xuất bản tháng tư năm 2014 để kỉ niệm 60 năm ngày thành lập xã và cũng là quan điểm của chúng tôi.
Ngoài ra còn một nguyên nhân khác cũng cần nêu lên ở đây: Theo sách Địa Chí Văn Hoá Quỳnh Lưu xuất bản năm 2008, từ trang 706 đến 713, thì đạo Công giáo được truyền vào huyện Quỳnh Lưu rất sớm (1735). Tác giả cuốn sách nói: Các làng, như Mành Sơn, Cẩm Trường và Thanh Dạ, Cự Tân… đã có người theo đạo Công giáo. Nhưng như chúng tôi đã nói trên đây, và sách "Album Giáo phận Vinh", xuất bản năm 1999, trang 16, viết rằng: "Năm 1632 có mấy thừa sai gốc Bồ Đào
Nha giảng đạo tại vùng Nghệ An". Và sách Album giáo phận Vinh viết tiếp: "Sau đó 8 năm, nghĩa là năm 1640 trong tỉnh Nghệ An đã có 70 làng Công giáo và vùng Quỳnh Lưu có xóm đạo Kẻ Gấm (Cẩm Trường)". Và mới đây sách "Lịch Sử Giáo Phận Vinh", xuất bản 2014, trang 54 đến 61, nói về việc truyền giáo của các thừa sai người Bồ-Đào-Nha Cabral, Cardoso, Majorica và Emmanuel Ferreyra... truyền đạo vùng Nghệ An: Năm 1647 các ngài vào giáo phận Nam Đàng Ngoài (Vinh) hoạt động truyền giáo. Các ngài viết trong bản báo cáo: "Vào tảng sáng, chúng tôi tới Quêmangu (tức Kẻ Mành), nơi thừa sai Callopresi đã từ trần. Ông trùm của họ đạo nầy là Goakim đang bị tù, nên chúng tôi không muốn lên bờ, nhưng giáo hữu đến mời chúng tôi ghé làng nầy một ít (…)[1]. Như thế trước năm 1735 mà sách Địa Chí Văn Hoá Quỳnh Lưu nói hơn một thế kỷ, các thừa sai đã vào cửa Quèn và lập xóm đạo Kẻ Mành rồi. Thời xưa các phương tiện giao thông chủ yếu là đường thủy. Các thừa sai đến Việt Nam giảng đạo thường đi bằng tàu thuỷ vào các cửa lạch. Vì thế lạch Quèn ở Mành Sơn là nơi các thừa sai vào rao giảng Phúc Âm trước tiên tại vùng Quỳnh Luu. Nhưng Kẻ Gấm xem ra thuận tiện hơn cả để các ngài đặt địa sở truyền giáo trong vùng Quỳnh Lưu những năm đầu.
Trúc Vọng là phường chài lưới trải dài từ đền Cờn đến gần Mành Sơn (cửa Quèn), vì thế có mối liên hệ nghề nghiệp với người Mành Sơn. Rất có thể người Trúc Vọng đón nhận đức tin Công giáo rất sớm nhờ tiếp xúc với những người có đạo làng Mành Sơn và Kẻ Gấm (Cẩm Trường), cụ thể là lập gia đình với nhau. Và các thừa sai ở Cẩm Trường thỉnh thoảng cũng đến Trúc Vọng rao giảng Phúc Âm và cử hành các phép Bí Tích.
Một lý do khác nữa không kém phần quan trọng: Trúc Vọng thời đó là một vùng sác sú hẻo lánh, đường sá chưa có như ngày nay, vì thế Trúc Vọng là một nơi ẩn trốn lý tưởng cho những tín hữu Công giáo lúc bị bắt bớ cấm đạo. Nhiều gia đình công giáo tìm đến Trúc Vọng sinh sống vì đó là một xóm đạo hẻo lánh. Chẳng hạn linh mục Gioan Đậu Ngọc Châu ra Quỳnh Lưu thay thế cho cha Phêrô Vũ Đăng Khoa đã bị bắt và kết án trảm quyết. Ngài đã xuống Trúc Vọng lẩn trốn, vì ngài đang bị truy lùng. Ngày 28 tháng 6 âm lịch năm 1859 ngài bị bắt và sau đó ngài bị xử chém đầu ngày 21 tháng 11 cùng năm tại Quán Bàu ( thuộc TP. Vinh hiện nay). Điều đó cho thấy rằng Trúc Vọng thời đó đã là một "xóm đạo", một nơi có đa số là người Công giáo.
Năm 2016 được Đức giám mục ngỏ ý cho giáo họ nâng lên hàng giáo xứ. Vì thế ngày 13 tháng 2 năm 2016, ông Phêrô Trần Văn Cảnh, Chủ tịch HĐMV giáo họ, đã gửi cho Đức cha Phaolô một lá thư kèm theo bản đồ hành chính giáo họ. Ngày 18 tháng 2 năm 2016, Đức cha Phaolô đã có dịp đến thăm giáo họ và xem hiện trường địa điểm thành lập giáo họ mới (Thanh Bình).
Ngày 20 tháng 2 năm 2013, giáo họ được Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh, nâng lên thành giáo họ độc lập. Với bằng sai số 10/13 BSLM, cha Bernardus Vũ Sỹ Tráng phụ trách (administrator) giáo họ Cự Tân. Đây là một mốc son đánh dấu giai đoạn giáo họ chuẩn bị nâng lên giáo xứ. Cha Bernardus cai quản giáo họ với tư cách linh mục Phụ Trách được 2 năm. Theo bằng sai mới, ngày 6 tháng 2 năm 2015, cha Bernardus từ giã giáo họ tới nhận nhiệm vụ quản xứ Vĩnh Yên, giáo hạt Thuận Nghĩa. Đồng thời Đức cha Phaolô đặt cha Antôn Nguyễn Văn Thanh làm chính xứ Thanh Dạ và tân linh mục JB. Nguyễn Ngọc Minh làm Cha Phó giáo xứ Thanh Dạ. Ngày 19 tháng 1 năm 2015, hai cha về Thanh Dạ nhận xứ. Giáo họ Cự Tân trở lại vị trí cũ, nghĩa là một giáo họ trực thuộc giáo xứ Thanh Dạ như trước đây. Trong buổi họp HĐMV giáo xứ và HĐMV các giáo họ, cha quản xứ Antôn đã phân công cha phó JB. Nguyễn Ngọc Minh phụ trách hai giáo họ Cự Tân và Hiền Môn.
Nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển chuẩn giáo xứ Cự Tân, với biết bao thăng trầm nhưng Cự Tân đã vươn lên trưởng thành để nay được xứng đáng là một giáo xứ sánh cùng các giáo xứ khác trong giáo phận Vinh rộng lớn và giàu truyền thống. Nhìn lại để chúng ta cùng tạ ơn Chúa đã thương ban cho Cự Tân biết bao ơn lành. Hôm nay, hòa cùng niềm vui với 2909 con tim trong giáo xứ, chúng ta hân hoan vui mừng cảm tạ Chúa, Đức Mẹ và thánh Phêrô Bổn Mạng. Nhờ lời chuyển cầu chủa thánh Phêrô, nguyện xin Chúa ban cho giáo xứ Cự Tân luôn được bình an và hiệp nhất, phát triển và thịnh vượng.












 Nguồn: http://giaophanvinh.net

1. Thánh Lễ thành lập tân Giáo hạt Vàng Mai

2. Tên gọi "Vàng Mai"

Tên gọi này đã có từ rất lâu trong dân gian. "Vàng Mai" là tên gọi được dùng để nói đến vùng đất của những cây mai vàng. 

Trên các bản đồ xa xưa, nhất là các bản đồ truyền giáo (kể từ thời Giáo sỹ Đắc Lộ truyền giáo tại Tonkin, tức Bắc Kỳ Việt Nam) đều có ghi địa danh "VangMai" này. 

Điều đáng chú ý ở đây là, bên cạnh địa danh "Vàng Mai" luôn  ghi địa danh “Cua ciua”, “Cuaciva” có khi viết là “Cvaciva” (những cách viết khác nhau này là những cách viết phiêm âm ra tiếng Việt khác nhau của từ “Cửa Chúa”, tức cửa Bà Chúa ở làng Phương Cần). Chính nơi đây, thừa sai Đắc-Lộ đã cập bến đầu tiên vào năm 1629, để vào truyền giáo tại vùng đất Quỳnh Lưu này.

Linh mục Phaolô Trần Ngọc Du (nguyên Cha xứ Giáo xứ Đồng Troóc, xã Phúc Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) được bổ nhiệm làm Quản hạt tiên khởi cho giáo hạt Vàng Mai, đặt trụ sở tại Giáo xứ Thanh Dạ, xã Quỳnh Thanh, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Bản đồ truyền giáo do thừa sai Đắc - Lộ vẽ



3. Bối cảnh hình thành giáo hạt Vàng Mai



Vàng Mai! Địa danh đầu tiên đã ghi dấu mốc lịch sử 388 năm đón nhận hạt giống Tin Mừng trên dải đất Vinh, sau bao thế kỷ tưởng như đã bị chôn vùi lãng quên, nay đã được hồi sinh cách mạnh mẽ, qua việc Đức Giám mục Giáo phận chính thức công bố thành lập tân giáo hạt Vàng Mai, gồm 9 giáo xứ với trên 22.000 giáo dân. Sự kiện này đánh dấu một mốc son có ý nghĩa lịch sử nhưng đồng thời mở ra viễn cảnh mới trên hành trình đức tin cho tân giáo hạt nằm ở miền cực bắc giáo phận.

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.