tháng 1 2016 | GIÁO XỨ LỘC THỦY

tháng 1 2016

12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Giám mục Đinh Đức Đạo vừa công bố rằng Vatican và chính quyền Việt Nam đang xúc tiến công việc trong mùa xuân này và sẽ mở cửa Đại học Thần học Công giáo vào mùa thu

Với người Công giáo Việt Nam, mùa xuân này sẽ khá khác những năm trước. Hai bước mang tính quyết định đang được thực hiện để thành lập học viện thần học Công giáo tầm mức đại học đầu tiên ở đất nước Đông Nam Á này.
Đại Học Công Giáo Việt Nam
Đại Học Công Giáo Việt Nam trong tương lai

Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo, chủ tịch ủy ban giáo dục của hội đồng giám mục, đang mĩm cười và đầy lạc quan nói rằng dự án này sẽ đánh dấu một bước chuyển mình trong lịch sử quốc gia. ‘Đại học Công giáo sẽ sớm thành hiện thực. Chúng tôi đang chờ Thánh Bộ Giáo dục Công giáo phê chuẩn dự án này vào tháng 5, sau đó các giám mục Việt Nam sẽ xem xét các kế hoạch chi tiết.’
Đức Cha Đinh Đức Đạo, Đức Giám Mục Đinh Đức Đạo
Đức Cha Đinh Đức Đạo
Và chính quyền Hà Nội cũng bật đèn xanh cho việc này. Hồi tháng 7 năm 2014, chính quyền đã ủng hộ cho dự án này. Không có chướng ngại lớn nào đối với việc lập một Đại học Công giáo với phân viện hạt nhân dành riêng cho thần học. Các triển vọng sắp tới cho sự hiện diện và sứ mạng của Giáo hội Công giáo ở Việt Nam, vừa mới mà vừa cũ – trước khi chế độ Cộng sản nắm quyền, người Công giáo đã lập một số đại học cho phép các tín hữu, linh mục và tu sỹ được tiếp cận với nghiên cứu thần học và hàn lâm ngay trong nước.
Nhưng sau đó, là một thời gian tăm tối về mặt văn hóa và tâm linh. 60 năm chịu đựng, với việc đóng cửa các trường đại học Công giáo, quốc hữu hóa các trường và học viện của Công giáo, hủy bỏ tự do giảng dạy. Người dân vẫn còn bị tước đoạt tự do, bất chấp Việt Nam đã bước qua một giai đoạn lịch sử hoàn toàn mới và bất chấp việc Giáo hội và Chính quyền đã có những bước tiến quan trọng trong việc xác định rõ hơn quan hệ đôi bên. Các dòng tu Công giáo có thể mở các trường mẫu giáo, nhưng chỉ thế mà thôi. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi chính quyền bật đèn xanh cho một Đại học Công giáo.
Với sự điềm tĩnh của một người tín thác vào Chúa Quan Phòng, giám mục Đạo, người đã có thời gian giảng dạy ở Đại học Giáo hoàng Urban trong nhiều năm, nói về các bước cần thiết để thực hiện dự án này và lên kế hoạch cho mọi mặt của một đại học mới mở, bao gồm các giáo sư, chương trình giảng dạy, các công trình, và thư viện.
Trong giai đoạn đầu này, mối quan hệ thân thiết với Học viện Công giáo Paris được thành lập năm 1875, sẽ rất đáng giá. Thỏa thuận với đại học Pháp danh tiếng này là nhờ giám mục Nguyễn Chí Linh có mối quan hệ tốt với học viện này khi ngài có dịp nghiên cứu ở đây.
Quan trọng nhất, là sự hợp tác này sẽ rất hữu dụng, khi theo kế hoạch, Giáo hội dự định mở năm học đầu tiên ngay mùa thu năm 2015 này.
Chỉ còn cách đích vài bước nữa mà thôi, và giám mục Đạo giải thích rằng mục tiêu của học viện sẽ là ‘nâng cao tiêu chuấn giáo dục hàn lâm cho các giáo sỹ Việt Nam và dân Chúa.’
Giám mục nói rằng, ‘Giáo dục quan trọng, bởi với tín hữu Công giáo, đức tin sống nhờ vào truyền thống mà thôi thì không đủ. Các thách thức toàn cầu, các tư tưởng mới, và sự hiện đại đã đặt ra cho các linh mục, tu sỹ và giáo dân nhu cầu làm sao sống đức tin với sự hiểu biết và suy tư sâu sắc hơn.’
Sự quyết tâm của Giáo hội Việt Nam dành cho đại học này, cũng là một dấu chỉ quan tâm đến người trẻ, ‘những người có thể bị làn gió thế tục hóa cuốn bay đi mãi.’ Giáo dục cho các thế hệ mới, là một sứ mạng then chốt, và các giám mục Việt Nam đã có một kế hoạch toàn diện bao gồm các hành động và khởi xướng trên tình hình hiện thời khi không thể tự trị điều hành các học viện giáo dục.
Một khía cạnh then chốt khác là về yếu tố bên ngoài: Giáo hội với 7 triệu người Công giáo, là đất nước có số người Công giáo đông thứ hai ở châu Á, sau Phi Luật Tân. Do đó, ‘Việt Nam muốn đối thoại với các đại học Kitô giáo và không Kitô giáo khác ở châu Á, để mở rộng tầm nhìn’ và đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong các quan hệ liên tôn giáo và liên văn hóa. Ở Việt Nam, các chủng viện đầy tràn thỉnh sinh, và sẵn sàng gởi các linh mục và nhà truyền giáo của mình đến mọi nơi khắp lục địa.
J.B. Thái Hòa chuyển dịch
Nguồn: http://giaoxutanviet.com

Những suy tư trong cuộc sống, những cách ứng xử cần có, những kinh nghiệm trong cuộc sống, những mẫu sống tích cực... rồi đến những kỹ năng sống khác mà chúng ta đang cần.

nghệ thuật sống, làm sao để sống tốt

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.