Lịch sử Dòng Chị Em Đa Minh Việt Nam (O.P. - DOMINICAN SISTERS) | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Lịch sử Dòng Chị Em Đa Minh Việt Nam (O.P. - DOMINICAN SISTERS)

16:55:00

CHỊ EM ĐA MINH VIỆT NAM (O.P. - DOMINICAN SISTERS)

  
Dòng nữ Đa Minh Việt Nam -Chị Em Đa Minh Việt Nam
Dòng nữ Đa Minh Việt Nam
Lược sử: 
Thời kỳ sơ khai: Chị em Đa Minh Việt Nam được nảy sinh từ cánh đồng truyền giáo thấm máu đào của các anh hùng tử đạo, trong đó có các phần tử gia đình Đa Minh. Từ hậu bán thế kỷ XVII, các thừa sai Đa Minh sang Việt Nam truyền giáo tại Đàng Ngoài (1676), đã quy tụ chị em và thành lập các cộng đoàn chị em Đa Minh trong địa phận Đông Đàng Ngoài, sau trở thành khu vực địa phận dòng (nay là các giáo phận Hải Phòng, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Bùi Chu, Thái Bình).
Nhà Mụ Đa Minh đầu tiên được thiết lập tại Trung Linh năm 1715, do cha chính dòng Bustamante Hy O.P. Chị em mặc y phục đơn giản như các phụ nữ đương thời nhưng có đội khăn lúp, sống thành cộng đoàn, giữ ba lời khuyên Phúc Âm, theo luật chung gọi là Lề luật Nhà Mụ. Mỗi nhà là một cộng đoàn biệt lập dưới quyền điều khiển của bà Mụ (từ “Bà Mụ” ở Việt Nam vào thế kỷ XVII - XVIII để chỉ những phụ nữ học thức và thuộc dòng tôn thất nơi cung đình). Bà Mụ thường phải là người đứng tuổi, nhân đức, kinh nghiệm, do cha chính dòng cắt cử hoặc chị em ái mộ và được cha chính chấp thuận. Năm 1860, đã có bản Lề Luật bằng chữ Nôm, dựa theo Luật dòng nữ Đa Minh Tây Ban Nha và sửa đổi cho thích nghi với hoàn cảnh Giáo Hội và xã hội địa phương. Mãi đến thập niên 1920, mới có tên Nhà Phước thay cho Nhà Mụ.
    Từ thuở sơ khai, chị em Đa Minh vốn tự lực cánh sinh bằng công sức lao động của chính mình. Các chị thường làm nghề dệt, may, xay lúa, giã gạo, bào chế thuốc đông y gia truyền. Nếp sống thanh bần, đạm bạc nhưng các chị rất tích cực cộng tác với các linh mục trong việc tông đồ mục vụ. Các chị nhận dạy kinh bổn cho các nữ dự tòng, chia thành từng đôi đi bán thuốc dạo trong các làng lương dân, hầu có dịp tiếp xúc và loan báo Tin Mừng, rửa tội trẻ em nguy tử, hoặc chuộc lấy đem về nuôi tại nhà thiên thần. Nhà Thiên Thần gọi là Cô nhi viện, thường nuôi trẻ mồ côi bị bỏ rơi từ sơ sinh đến 12 tuổi. (Năm 1916, địa phận Trung [Bùi Chu] có 15 nhà, nuôi 3.353 em) hoặc nhà thương (nhà thương chỉ chung các viện bác ái: bệnh viện, dưỡng lão viện, trại phong. Năm 1916, địa phận Trung có 17 nhà).
    Trong thời cấm đạo, các chị là những người thông tin, liên lạc thư từ, lo liệu cơm nước thuốc men, và có khi đem Mình Thánh Chúa cho các đấng chịu giam cầm vì đức tin.
   Sau thời bách hại, chị em được phái đến các làng mạc trong giáo phận, giúp các phụ nữ bị ép bỏ đạo cưới chồng ngoại giáo (khoảng 400 người trở lại vào dịp này). Trong thời bình yên, chị em dạy học mẫu giáo (riêng tại Bùi Chu có 2 trường dành cho nữ sinh) và tham gia công tác xã hội (phục vụ nhà thiên thần và nhà thương).
   Trải qua các giai đoạn lịch sử, nhất là trong thời kỳ bách hại, chị em Đa Minh đã lập nhiều công lớn đối với Giáo hội Việt Nam, khiến các Công đồng Kẻ Sặt (1900), Kẻ Sở (1912), và Đông Dương (Hà Nội, 1934) đều có lời khen ngợi. Chính Công đồng Kẻ Sở và Công đồng Miền Đông Dương, điều 104-106, đã khuyến khích các đấng bản quyền liên hệ, sớm lo liệu cho chị em các nhà phước trở thành dòng có lời khấn theo Giáo luật (Bộ Giáo luật năm 1917) và Quy tắc các dòng địa phận của Thánh Bộ Truyền giáo. Số chị em ngày càng phát triển và có mặt khắp các địa phận dòng, riêng Bùi Chu, thời Đức cha Munagorri Trung, O.P. (1907-1936) có 17 nhà. Năm 1916, địa phận Trung có 475 chị nhà phước Đa Minh; năm 1933, có 780 chị (x. Lm. Bùi Đức Sinh, O.P., Dòng Đa Minh Trên Đất Việt, quyển II, Sài Gòn 1995, tr. 219-225).
    Thời kỳ lập dòng: Theo ý Toà Thánh và nguyện vọng của các Công đồng Miền tại Việt Nam, Đức cha Đôminicô Maria Hồ Ngọc Cẩn, giám mục giáo phận Bùi Chu (1935-1948), đã lấy một phần nhân sự và tài sản của các nhà phước Mến Thánh Giá và Đa Minh để ký sắc lệnh lập dòng Con Đức Mẹ Mân Côi Bùi Chu ngày 8-9-1946 và chọn nhà phước Đa Minh Trung Linh làm Nhà Mẹ cho dòng mới. Địa phận Bùi Chu lúc ấy có 14 Nhà Phước Đa Minh và 2 Nhà Phước Mến Thánh Giá là Kiên Lao và Liên Thượng. Trong số các Nhà Phước Đa Minh thì  7 nhà: Trung Linh, Kiên Lao, Ninh Cường, Liên Nội, Liên Ngoại, Liên Thượng, Hạ Linh và một số chị em thuộc 7 nhà còn lại đã gia nhập dòng mới.
   Ngày 4-8-1950, sau khi được tấn phong giám mục và cai quản địa phận Bùi Chu, kế vị Đức cha Hồ Ngọc Cẩn, công việc đầu tiên của Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi thực hiện cho giáo phận là cải tổ 7 nhà phước Đa Minh còn lại (Bùi Chu, Phú Nhai, Trung Lao, Quần Cống, Sa Châu, Trung Lễ và Liễu Đề) thành dòng nữ Đa Minh theo Giáo luật và chọn nhà phước Bùi Chu (bên cạnh Toà giám mục Bùi Chu) làm Nhà Mẹ.
   Đức cha đã nhờ cha Alonso Bá, O.P., là giáo sư thần học và giáo luật ở Giáo hoàng Chủng viện Thánh Albertô Nam Định, soạn thảo Nội quy cho chị em. Bản Nội quy - gồm Tu luật Thánh Augustin và Hiến pháp soạn theo Hiến pháp dòng Anh Em Thuyết Giáo - đã đệ đạt lên Toà Thánh ngày 19-11-1950 và được Hồng y Petrus Fumasoni Biondi, Bộ trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, châu phê ngày 21-3-1951, qua công văn  Prot. số 1.243/51.
   Ngày 30-4-1951, Đức cha Phêrô Maria tuyên bố sắc chỉ lập dòng tại Bùi Chu, với danh xưng là Dòng Chị Em Đa Minh Việt Nam, thánh hiệu Catarina Siena, thuộc quyền giám mục giáo phận.
  Bổn mạng chính: Thánh Catarina Siena, 29-4.
   Châm ngôn và đặc sủng: Theo tinh thần Thánh Tổ phụ Đa Minh: “Nói với Chúa để rồi đi nói về Chúa”, tức là “chia sẻ cho tha nhân những gì mình đã chiêm niệm”.
   Mục đích: Làm vinh danh Chúa và thánh hoá bản thân bằng cách khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm, theo Hiến pháp Chị Em Đa Minh Việt Nam, Chỉ nam dòng và tinh thần Tu luật Thánh Augustin. Mục đích riêng: truyền giáo và giáo dục.
   Hoạt động:
- Truyền giáo cho lương dân,
- Giáo dục đức tin và văn hoá cho thanh thiếu niên,
- Tham gia các hoạt động thăng tiến con người, đặc biệt quan tâm đến những người nghèo khổ, các bệnh nhân và những người bị áp bức,
- Chị em còn làm việc tông đồ bằng cầu nguyện, hy sinh và chứng tá đời sống.
   Điều kiện tuyển chọn:
- Dưới 25 tuổi,
- Sức khoẻ tốt, không mắc bệnh di truyền hay khuyết tật,
- Trí phán đoán lành mạnh, khả năng tiếp thu tương xứng với trình độ văn hoá hay lứa tuổi,
- Khả năng sống cộng đoàn và tinh thần trách nhiệm.
Nguồn bài viết: http://www.philocquetoi.com/tu-si/cac-hoi-dong/chi-em-da-minh-viet-nam.html

Lịch sử và linh đạo Dòng Chị Em Đa Minh Việt Nam, Dòng nữ Đa Minh Việt Nam -Chị Em Đa Minh Việt Nam

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.