Hội Thừa Sai Việt Nam | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Hội Thừa Sai Việt Nam

19:43:00

HỘI THỪA SAI VIỆT NAM

   Lịch sử: Hội Thừa sai Việt Nam được Hội đồng Giám mục (HĐGM) Việt Nam quyết định thành lập năm 1971, và được trao cho Đức Tgm. Philipphê Nguyễn Kim Điền đặc trách.
   Khi Hội được báo cáo cho Toà Thánh, các ban ngành liên hệ, như Đức Khâm sứ Toà Thánh tại Việt Nam, Đức Hồng y Tổng trưởng và Đức Giám mục Tổng Thư ký Bộ Truyền giáo, rồi cuối cùng chính ĐTC Phaolô VI đã có văn thư bày tỏ sự ưng thuận và khích lệ.
   Bắt tay vào việc, Đức cha đặc trách đã soạn thảo một Quy chế và đệ trình lên HĐGM. Quy chế này được chuẩn y ngày 23-8-1972 để thử nghiệm trong vòng 3 năm.
   Ngày 1-9-1972, Đức cha đặc trách đã gửi tới các linh mục Việt Nam một lá thư ngỏ trình bày nguồn gốc, đường hướng và Quy chế tạm thời của Hội Thừa sai Việt Nam.
   Trong hơn hai năm hoạt động, tính tới 1975, Hội đã có được 75 thành viên, gồm 6 cộng đoàn, 3 gia đình thừa sai và 1 Đại chủng viện Thừa sai (chính thức thành lập ngày 7-8-1974). Sau biến cố 1975, hoàn cảnh đã thay đổi và sinh hoạt của Hội cũng bị ngưng trệ. Đức Tgm. Philipphê Nguyễn Kim Điền không thể gặp gỡ thường xuyên anh em thừa sai như trước. Nên vào năm 1978, HĐGM đã quyết định trao Hội cho Đức Tgm. Phaolô Nguyễn Văn Bình. Vì quá bận nhiều việc, Đức cha Bình lại trao việc điều hành và huấn luyện cho các cha trong Hội. Sinh hoạt của Hội gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt từ 19-3-1992, khi Hội được Đức cha Tổng Thư ký Emmanuel Lê Phong Thuận, thay mặt HĐGM Việt Nam, đề nghị ngưng hoạt động vì tình trạng yếu kém về nhân sự của Hội.
   Khi có lệnh ngưng hoạt động, nhiều anh em đã tìm đường khác để tiến thân, nhưng một số vẫn tha thiết với lý tưởng Thừa sai, nên ngày 5-10-1998, Hội đã đệ trình lên Đức Hồng y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng một thỉnh nguyện thư, xin can thiệp với HĐGM để Hội được sinh hoạt trở lại. Thỉnh nguyện đã được HĐGM chấp thuận trong khoá họp tháng 10-1999, Hội đã chính thức có giám mục đặc trách mới là Đức cha Phêrô Trần Đình Tứ, giám mục giáo phận Phú Cường.
   Quy chế Hội Thừa sai Việt Nam đang sử dụng đã được HĐGM Việt Nam chuẩn y ngày 23-8-1972 chỉ có tính cách tạm thời, còn rất đơn sơ, được soạn thảo trong hoàn cảnh khác với hiện nay, và đã hết hạn từ lâu, nên cần được cập nhật hoá. Đức cha đặc trách và ban điều hành dự trù soạn thảo một Quy chế mới để đệ trình lên HĐGM.
   Bổn mạng: Lễ Các Thánh Việt Nam, 24-11.
   Mục đích:
   - Để Giáo hội Việt Nam tỏ lòng biết ơn Thiên Chúa đã ban đức tin cho dân tộc mình từ năm 1533.
   - Để Giáo hội Việt Nam chia sẻ với Giáo Hội toàn cầu bổn phận truyền giáo cho các dân tộc (x. TG, số 20).
   - Nhất là để tín hữu Việt Nam tích cực sống đạo hơn vì càng truyền giáo thì đức tin càng mạnh mẽ.
   Tổ chức: Vì Hội thể hiện nhiệm vụ đặc biệt của HĐGM Việt Nam, nên Hội có nhiệm vụ quy tụ, đào tạo, hướng dẫn các nhà truyền giáo Việt Nam, thuộc mọi thành phần Dân Chúa (giáo sĩ, tu sĩ, giáo dân độc thân, hay có gia đình)  ra đi rao giảng Tin Mừng giữa lương dân trong cũng như ngoài nước theo tinh thần Sắc lệnh Truyền giáo Ad gentes của Công đồng Vatican II (số 23).
   Nhân sự hiện nay: Hội có 5 cộng đoàn chính thức (trụ sở, thần học, triết học, ứng sinh, thực tập và truyền giáo) với 8 linh mục cộng tác trong việc điều hành huấn luyện, 52 thành viên đang theo học, thực tập hay thử luyện: anh em đã học xong Thần học 13, đang học Thần học 7, đang học Triết học 14, đang thực tập truyền giáo 7,  đang học đại học 11.
   Điều kiện tuyển chọn và quy trình huấn luyện: Hội Thừa Sai Việt Nam có 3 ngành: linh mục, tu sĩ và giáo dân.
   - Đối với các ứng sinh linh mục và tu sĩ (trợ tá thừa sai): quy trình huấn luyện được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn đại học và giai đoạn đại chủng viện. Để được nhận vào ứng sinh đại học, các ứng sinh phải thi đậu hay đang học tại một trường đại học nào đó. Sau khi tốt nghiệp đại học, các ứng sinh sẽ học chương trình đại chủng viện.
   Cả trong thời gian đại học lẫn đại chủng viện, ngoài những môn học của trường, các ứng sinh phải học thêm những môn chuyên biệt về truyền giáo như: tìm hiểu về các tôn giáo, các nền văn hoá, đối thoại, hội nhập văn hoá, nhất là truyền giáo học.
   - Đối với các gia đình thừa sai: sẽ do Quy chế mới quy định. Hiện Đức cha đặc trách và Ban Điều hành đang soạn thảo một quy chế mới, nhằm bổ sung cho quy chế tạm thời năm 1972 và sẽ đệ trình lên HĐGM VN.
   Địa chỉ liên lạc:
   Hội Thừa sai Việt Nam
   C/o: Giám mục Phêrô Trần Đình Tứ
   Toà Giám Mục Phú Cường
   444 Cách Mạng Tháng Tám, phường Hiệp Thành,
   Tx. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Nguồn: http://www.philocquetoi.com/tu-si/cac-hoi-dong/hoi-thua-sai-viet-nam.html

Hội Thừa sai Việt Nam được Hội đồng Giám mục (HĐGM) Việt Nam quyết định thành lập năm 1971, và được trao cho Đức Tgm. Philipphê Nguyễn Kim Điền đặc trách....

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.