tháng 10 2013 | GIÁO XỨ LỘC THỦY

tháng 10 2013

12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

07:20:00
Chúa trong tôi rất nhỏ
Tôi được một linh mục dạy giáo lý mỗi tuần 1 giờ vào chiều thứ tư trong tuần. Bố tôi thương đứa con gái ngỗ nghịch nhất nhà, tánh tình thẳng thắn và ngang tàng giống con trai, nên bố tôi cho phép tôi học giáo lý công giáo để “tòng phu”. Học được bao nhiêu giờ tôi cũng không nhớ, học những gì tôi cũng không biết có lưu lại trong tâm hồn tôi được bao nhiêu… chỉ biết khi cha tuyên bố cho phép được làm phép Thánh tẩy là tôi thở phào nhẹ nhõm. Thế là tôi trở thành một “tân tòng Chúa”, từ ngày “tân tòng phu”.
Trong đời sống hôn nhân, mỗi Chúa Nhật vợ chồng tôi đều diện đẹp đến nhà thờ chánh tòa dự Thánh Lễ mà không khi nào vào ngồi ở hàng ghế trong nhà thờ, ông chồng tôi chỉ muốn đứng ở ngưỡng cửa nhà thờ và khi rước lễ xong là chàng kéo tôi ra, khi không rước lễ thì trong lúc người ta đi lên Cung Thánh, chúng tôi đi ra ngoài, leo lên chiếc xe Honda hai bánh chạy một mạch ra phố, lân la hết hàng phở, đến hàng càphê, hang chè, hang bánh… rồi làm một tour dạo phố, khi trời đẹp chúng tôi cưỡi Honda chạy quanh bờ hồ ngắm cảnh, ngắm hoa ở vườn Bích Câu, rồi mới về nhà. Bà mẹ đỡ đầu của tôi chắc để ý theo dõi chúng tôi, một hôm bà đón chúng tôi ở sân nhà thờ  nhắc nhở, khi nào cha ban phép lành xong các con hãy ra về nhé. - Ôi, quê xệ!!!
Trước và sau khi nhận phép Thánh Tẩy tôi thấy mình chả có gì khác. Chúa ở trong tôi chả thấy đâu cả, chắc Chúa ngủ yên và ngủ say. Tôi sống đạo như thế kéo dài chả biết là bao lâu, chỉ có hình thức bên ngoài vào ngày Chúa Nhật thôi, còn bên trong thì rỗng tuếch rỗng toác, chẳng có tí nào là Chúa. Lần lượt những đứa con ra đời, đứa nào chồng tôi cũng tìm bạn của anh đỡ đầu cho con trong ngày Lễ Thánh Tẩy… và rồi đời sống đức tin cũng vẫn vậy, dù rằng suốt thời gian mang bầu và khi sanh các cháu, tôi thỉnh thoảng lần chuỗi 50 Kinh Kính Mừng, mà không hề biết suy gẫm về sự thương, sự vui, sự mừng ra sao cả. Tôi cũng chẳng có chút cảm nghiệm gì về Chúa về Đức Mẹ.
Các con tôi bắt đầu đến trường rồi tuổi teen, tôi thấy mình phải có trách nhiệm dạy con biết về Chúa, mà mình có biết gì về Chúa đâu, hỏi chồng, hỏi vài người đạo gốc, đạo dòng mà cũng không ai đáp ứng rõ ràng cho tôi hiểu về Chúa ra sao. Thôi thì cứ giao các con cho các cha ở nhà thờ. Đi dự lễ ngày Chúa Nhật tôi nghe các bài đọc, càng thấy chả hiểu gì và nghe giảng tôi cũng chả nhận được chi.
Tôi hỏi cha trong tòa giải tội cũng không được giải thích thỏa đáng. Bao nhiêu câu hỏi về Chúa trong đầu vẫn cứ có lúc lẩn vẩn trong đầu. Tôi thắc mắc và hỏi nhiều câu mọi người cho là vớ vẩn nên không giải thích được.
Biến cố tháng 4.1975 đến, chồng tôi phải đi tù cải tạo, một mình nuôi 4 đứa con trong khốn khó, vì chồng là “ngụy quân” nên bị đuổi khỏi sở, không công ăn việc làm, không biết buôn bán, tôi lăn lưng ra đi làm đủ mọi nghề bằng tay chân. Ở cuối bờ hồ Xuân Hương, gần nhà tôi có một biệt thự, chắc là của ông “cán bộ nhớn” nào đó đang sửa, tôi xin được việc phụ hồ để kiếm gạo nuôi con và để khỏi phải bị đuổi đi kinh tế mới. Có cô hàng xóm ngày xưa, gần nhà ba mẹ tôi thấy tôi khổ quá, vì mỗi khi cô đi ngang hiện trường nhìn thấy tôi ăn mặc xốc xếch, khệ nệ bưng những ki xi măng, bê những cục gạch nặng nề mà mặt thì chảy xệ buồn hiu, có khi tay xúc hồ, tay quệt nước mắt nên cô thương tình bèn rủ đi buôn bán may ra khá hơn chăng…
Tuy sống khổ cực, thiếu thốn mọi bề mà Chúa Nhật nào mẹ con tôi cũng ăn mặc tươm tất nhất có thể, đi dự Thánh Lễ. (mẹ con tôi chỉ mỗi người có một bộ đồ tươm tất nhất để dành cho ngày Chúa Nhật)
Bây giở suy niệm câu Kinh Thánh (Ga. 3,30)” Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi” này tôi mới thấy Chúa ở trong tôi có một xí, bé tẹo tèo teo.!!!...
Lúc này chắc Chúa ở trong tôi dường như thức dậy mỗi Chúa Nhật
rồi Chúa lại thiếp đi và ngủ say.
Mỗi sáng hai con trai lớn, đứa 11 tuổi, đứa 12  lo dậy sớm để đi giúp lễ 5 giờ 30 sáng. “Đồ tế nhuyễn, của riêng tây” đã ra hết chợ trời để có gạo cho con ăn nên các cháu không biết giờ, có hôm chúng đến nhà thờ chắc khoảng 3 hay 4 giờ sáng, chưa mở cửa, hai đứa co ro ôm nhau ngoài góc cửa nhà thờ, ngủ quên trong gió lạnh Dalat cho đến khi ông từ đến mở cửa nhà thờ. Tội nghiệp mẹ con tôi quá.!!!
Chắc Chúa cùng ngủ với các con tôi. Tạ ơn Chúa!!!
Không biết Chúa to hay bé bao nhiêu trong lòng các con tôi.???
Từ ngày ra hải ngoại, được sống trong đất nước tự do, lần đầu tiên tôi rủ nhà tôi đi tĩnh tâm do linh mục đồng hương tổ chức, vì từ khi gia nhập đạo Chúa, tôi chưa hề biết tĩnh tâm ra sao. Từ chiều thứ bẩy bắt đầu đến nhà tĩnh tâm tôi được gặp gỡ nhiều đồng hương thật vui. Giới thiệu nhau rồi chúng tôi ăn chiều, sau đó Thánh Lễ rồi đi ngủ. Lần đầu quen nhau nên chả ai ngủ nghê gì cả. Suốt đêm cứ rì rầm đủ thứ chuyện về quê nhà, về vượt thoát…v.v…Sáng hôm sau chúng tôi được cha cho mọi người chia sẻ về đời sống đức tin. Thôi thì các bà, các ông lại tha hồ kể lể đủ thứ chuyện bên quê nhà, chuyện cha xứ, chuyện xứ đạo. Ăn trưa xong, chúng tôi dự Thánh Lễ rồi chầu Thánh Thể và kết thúc.
Đi tĩnh tâm về tôi cũng vui lắm, thấy thú vị vì quen một số đồng hương, được chia sẻ đủ thứ chuyện, được chầu Thánh Thể (mà hồi giờ tôi chưa hề biết)… rồi năm nào vị LM cũng lập lại cuộc tĩnh tâm như thế.
Tôi thấy mình chẳng học được gì về Chúa cả.
Những thắc mắc trong tâm hồn lại ngồn ngộn trở về mà chẳng biết hỏi ai, chẳng có một sách báo hay thông tin nào về đạo mà đọc cả.
Năm 1989 tôi được mời dự Đại Hội Sinh Viên Công Giáo Âu Châu, tổ chức ở Strassbourg, Pháp Quốc. Dịp này tôi được một linh mục giới thiệu đi dự một khóa tĩnh tâm theophương pháp linh thao của Thánh Inhazio-Loyola. Trong 3 ngày linh thao tại Brüssels, tôi mới biết thế nào là Ơn Cứu Độ, và hiểu sơ sơ về Lịch Sử Cứu Độ. Tôi được Chúa dạy tập thể thao cho linh hồn tôi, bằng những giờ thinh lặng để lắng nghe tiếng Chúa, khi cầu nguyện với đoạn Phúc Âm mà cha giảng phòng vừa hướng dẫn.
Tiếng Chúa thật mảnh, thật thanh, thật nhẹ, thật khẽ nên càng lắng đọng tâm hồn bao nhiêu, ta nghe được tiếng Chúa rõ bấy nhiêu.
Tôi đã gặp được Chúa Giêsu, tôi yêu thích và quý trọng nhất khi Chúa chạm đến trái tim “ngổn ngang trăm mối” của tôi thật dịu dàng mà thắm thiết, thật sâu thẳm mà ngọt ngào biết bao!!!. Những giọt nước mắt biết ơn, cảm động, sung sướng tuôn tràn, ngập đầy hạnh phúc trong tôi. Lần đầu tiên tôi biết Chúa Giêsu, là con Thiên Chúa xuống thế làm người, là Đấng Kitô chịu chết trên cây thập tự để chuộc tội cho thiên hạ và cho chính cá nhân tôi. Lần đầu tiên tôi biết đến Lời Chúa, Kinh Thánh, Tin Mừng là gì, Giáo Hội là ai ??? Các Thánh là ai ???
và quan trọng nhất tôi là ai.? Là ai mà Chúa thương yêu vậy ???
Bây giờ Chúa ở trong tôi thật sự thức dậy rồi Chúa thức dậy và làm những điều kỳ diệu, mở trí khôn cho tôi hiểu Ngài, mở trái tim cho tôi biết yêu Ngài.Tôi nhớ đoạn Tin Mừng “Trong khi Đức Giêsu đang ở đằng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức người dậy và nói: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy chẳng lo gì sao? Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: “Im đi! câm đi!”. Gió liền tắt và biển lặng như tờ” (Mc 4, 38-39.)  
Tâm hồn tôi bây giờ đã có Chúa ngự “ở đằng lái” để hướng dẫn tôi đi trên con đường của Thầy: “Ta là đường.là sự thật và là sự sống”. (Ga 14,6)
Từ đó mỗi ngày tôi để cho Chúa dắt tôi đi với Lời Chúa, những lúc này tôi được sống giây phút lặng thinh êm ả bên Chúa, tôi hiểu Chúa, và yêu Chúa. Tôi cố gắng mỗi năm đều đi dự tĩnh tâm linh thao để có những ngày nghỉ ngơi tĩnh lặng bên Chúa, được sống trọn vẹn với Ngài, được Chúa yêu thương an ủi, xoa dịu những vết thương, những nỗi đau trong đời sống thường ngày, và tôi được yêu Ngài dồi dào hơn.
Tôi biết Chúa ở trong tôi đang lớn lênvà lớn chừng nào thì tôi không biết.
Thước để đo xem Chúa lớn bao nhiêu trong linh hồn chúng ta là
Mỗi ngày tôi sống với Chúa trong lòng mình bao nhiêu phút…
Chỉ có một người đã yêu Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực, chính là Thánh Phaolô, khi Thánh nhân thốt lên:
Tôi sống không phải tôi sống mà là Chúa sống trong tôi”
Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, Chúa đã gieo vào lòng con hạt giống Giêsu từ bao nhiêu năm nay thế mà con không biết chăm bón cho hạt giống nẩy mần lớn lên, mà chính con đã để cho thế gian trong con đè chết ngạt hạt giống ấy, mặc dầu nhiều lúc hạt giống cũng đã nứt mần, muốn ngoi lên,  nhưng bóng tối đầy đặc đã vô tình ngăn chặn không cho Hạt Giống Giêsu lớn lên 
Lạy Chúa Giêsu, xin mở lòng, mở trí cho cá nhân con và cho chúng con, những tín hữu biết yêu Chúa trên hết mọi sự. Xin cho chúng con biết noi gương và sống như Thánh Phaolô.  Amen.
Elisabeth Nguyễn

07:14:00
Suy niệm Lời Ngài đọc trong tuần thứ 31 thường niên năm C 03.11..2013
“Mơ ước, hiền như truyện trẻ thơ,”
“hoài nghi từng nét, mực phai mờ.”
(dẫn từ thơ Đinh Hùng)
Lc 19: 1-10

Mơ ước truyện trẻ thơ của nhà thơ đâu bằng ước mơ chuyện nhà Đạo có Chúa đoái hoài như truyện ông Da-kêu ở trình thuật hôm nay.
Trình thuật thánh Luca, nay mô tả chuyện người thu thuế thấp bé lại có tâm hồn rất thanh cao, tốt lành chuyên giúp người khác có quyết tâm. Ông Da-kêu nói: Ông quyết tâm tặng phân nửa tài sản mình có cho kẻ nghèo khổ, và nếu chẳng may ông có làm cho ai bị thiệt thòi cách nào đó, thì ông sẽ hoàn trả gấp bốn. Chuyện ông Da-kêu, tác-giả không cho biết: ông hành đạo và giữ đạo cách nào; cũng chẳng kể về chuyện ông có đến đền thờ tham dự nghi thức phụng vụ đều đặn không, cũng đâu biết.
Bởi, vào thời thánh Luca ghi chép Tin Mừng, thì đền thờ của người Do thái đã bị phá hủy, nhưng thánh Luca lại đã kể tình tiết câu chuyện xảy ra trước ngày đền thờ bị tàn phá. Ông không kể là nhân vật Da-kêu thấp bé, lùn tịt có ăn chay giữ luật Torah Do thái không và cũng chẳng đề cập gì về chuyện ngày vui/lễ hội đình đám; và cũng chẳng dám bàn về tập tục trong Đạo mà người Do thái tuân giữ cũng như phổ biến cho công chúng, cách công khai. Ông Da-kêu muốn trở thành đạo-hữu bình thường và làm những điều thông thường phải Đạo với mọi người, thôi.     
Thời hôm nay, cũng đã thấy nhiều người hành-xử giống như thế. Họ có niềm tin của dân con Đạo Chúa khá mãnh liệt, nhưng không công khai xuất hiện trước mặt mọi người. Họ có quan-hệ tốt với nhiều người nhưng vẫn không được gọi là người tốt lành/hạnh đạo chuyên chăm đi nhà thờ/nhà thánh.
Chuyện ông Da-kêu hôm nay, cũng lôi kéo người đọc và người nghe để biết thêm về các sinh-hoạt bác ái/từ thiện nơi Đạo Chúa vẫn âm thầm đến với người nghèo/khổ có nhu cầu thể chất cũng như tinh-thần để được giúp. Gọi các vị này là thừa-tác-viên, tức: các nhà hoạt-động hữu hiệu trong công-cuộc quảng bá/truyền rao niềm tin cho người không có cơ được biết Chúa. Các vị, làm nhiều việc hữu-hiệu nhưng không hợm hĩnh tự cho mình là người biết đọc kinh, siêng chăm đi nhà thờ/nhà thánh cách thường xuyên quá mức đòi hỏi.
Các vị là những người làm công việc giúp đỡ nhiều người khác. Xem thế thì, cả ông Da-kêu lẫn những người hoạt-động hữu-hiệu đã và đang leo lên cây cao để có vị-thế thuận-lợi là thấy được Chúa, nơi người nghèo.
Chuyện ông Da-kêu vời Chúa gợi cho ta ý tưởng là: hôm nay, Hội thánh Chúa ở trần thế, vẫn còn đó những con người lý tưởng, nhưng vẫn không ồn ào chuyện kinh kệ, rước sách hoặc sinh hoạt bề ngoài chuyện nhà thờ hay phụng vụ. Nhưng, họ vẫn sống thực thụ cuộc sống đích thực theo Lời Chúa khuyên; và, đã biến các lời khuyên dạy của Thầy Chí Thánh thành hành động bác ái/từ thiện.
Ở đây nữa, truyện ông Da-kêu thực thi giúp người nghèo/khổ không hẳn chỉ là gợi ý của tác giả Tin Mừng thôi, nhưng là nhắc nhớ/khuyên nhủ người đọc Tin Mừng hãy khám phá ra lần nữa, ý-nghĩa và nhu-cầu thực-hiện trọng trách của Kitô-hữu, có bổn phận như ông Da-kêu tìm “thấy” Chúa cho bằng được; ngõ hầu tỏ bày quyết tâm thực hiện công ích giúp người nghèo/khổ thiếu thốn. Nghèo/khổ vật chất và/hoặc kiến thức. Thiếu thốn, phương tiện sống cho ra người, đúng ý nghĩa.
Truyện ông Da-kêu hôm nay, đã khẳng-định vai trò tạo sức hút thực thi bác ái/từ thiện. Bác ái/từ thiện, như thực tại hoà trộn nhiều thứ, trong đó có: lòng thương người, tính thực-dụng và phương-cách tổ chức. Lòng thương người, tự nó, không có nghĩa là mình sẽ làm được mọi thứ nếu không có được tính thực-dụng. Có tính thực-dụng, mà không có lòng thương người, thì thật ra, cũng chả “sờ chạm” hoặc tiếp cận được ai; hoặc đến được người nghèo/khổ nào thì cũng không thương yêu, chăm sóc họ.
Biết tổ-chức, mà không có lòng thương người theo tính thực dụng/thực tiễn, thì sẽ có khuynh hướng tự vỗ béo, nuôi dưỡng chính mình, chứ người nghèo/khổ nào hưởng được lợi lộc gì cho cam. Nghèo khổ/thiếu thốn là những ai? Nghèo khó/khốn khổ luôn biến đổi nhưng lúc nào cũng có đó, vào mọi thời và xã hội.         
Thời hôm nay, ví dụ về người nghèo/khổ thiếu thốn bao gồm cả di dân/tị nạn sống bấp-bênh, tạm bợ tại hầu hết các quốc gia. Với những người này, nghèo và khổ không là trường hợp của người thiếu ăn/thiếu mặc, dù loại hình nghèo và khổ nay vẫn đầy dẫy khắp nơi, trên thế giới.
Nghèo và khổ, trước hết và trên hết, là ngôn-từ diễn tả tư tưởng, ước muốn của mình và của người. Nơi đất khách quê người, cảm nghiệm đầu tiên họ từng trải, là: cảm nhận/nghiệm sinh về khả-năng nắm bắt, hiểu biết ý nghĩa của ngôn-từ mà người khác đã nói. Phần đông những người nghèo về kiến thức/hiểu biết về âm giọng và tiếng nói mà người khác từng phát âm hoặc diễn tả, nên không phát-biểu được điều mình muốn nói cho người khác hiểu. Kết cuộc dẫn đến kỳ thị, ngộ nhận, chỉ cười trừ.
Nghèo khổ/túng thiếu còn thấy ở nhiều địa hạt khác nữa. Địa hạt khoa học, vi tính, khiến lạc lõng mất mát mọi thông tin cần thiết cho cuộc sống khác với quê mình. Thế nên, đa số những người mới tới đất miền xa lạ -chí ít là nữ-phụ-  vẫn cần có người giúp đỡ. Di dân nào cũng cần người khác giúp đỡ dạy dỗ để hiểu tiếng “mẹ đẻ” mới theo ngôn ngữ phố chợ, chứ không phải ngôn từ ở sách vở. Nơi xứ lạ, người mới đến sinh sống có cảm giác như mình tuy là người sinh viên đại học lớn xác đấy, nhưng chưa từng kinh qua trường lớp tiểu học hoặc mẫu giáo, nào hết. 
  Nếu người di dân/nghèo khổ hoặc túng thiếu lại không được ai giúp đỡ, hẳn là họ sẽ bo mình trong một thế giới của riêng mình; nên, ngay như dân địa phương nơi đó cũng không biết là có đám người di dân đang gần gũi. Di dân như thế, sẽ mất đi khả năng tự mình vượt ra khỏi mọi khó khăn; mất cả niềm tự trọng lẫn tự tin nên chẳng tin tưởng vào bất cứ ai, đấng bậc nào. Họ ra như con trẻ không được người nào chăm sóc. Điều họ cần hơn cả là: giúp họ khám phá ra gia đình mới, từ từ giúp họ hiểu/biết và trao đổi, hoặc đối thoại. Việc này còn là điều tiên quyết trước cả nhu cầu học pháp-cú, văn-phạm cùng tự vựng của bất cứ ngôn-ngữ nào cũ/mới. Di dân mới tới, vẫn cần các nhà sinh hoạt bác ái/từ thiện giúp đỡ họ giải toả những khó khăn, vấp váp bằng nụ cười đầy thiện cảm.
Giống như Da-kêu người thu thuế hoặc thân thuộc vẫn vui bước ra khỏi nhà để giúp đỡ khi ông và họ có nhu cầu trèo lên cây để thấy được Chúa có mặt ở với người khèo hèn, cùng khổ. Di dân thời nào cũng cần làm quen với nền văn hoá sở tại khả dĩ giúp họ tái-tạo niềm tin-yêu đã để mất.
Các nhà hoạt-động bác ái/từ thiện là thành phần của nền văn-hoá, của thánh Hội có hiệp thông/liên kết giúp người có nhu cầu tối-thiểu. Bởi, nhà từ-thiện dù không là kẻ tin vào Đấng Thánh Hiền rất lành và rất thánh vẫn là người chân phương, hiền từ chuyên giùm giúp những người nghèo và khổ đang cần giúp đỡ. Tín-hữu Đức Kitô, theo định nghĩa, chính là nhà từ thiện chuyên giùm giúp hết mọi người, không phân biệt tôn giáo hoặc tín-ngưỡng.
Không văn hoá nào có thể tồn tại mà lại không có tín ngưỡng. Mỗi nền văn hoá đều có truyền thống, truyện kể, nghi thức tôn giáo, đạo đức chức năng và giáo lý riêng của mình. Trong mỗi văn hoá, đều có thông điệp nhắn nhủ mọi người nên giúp đỡ kẻ yếu hèn, nghèo khổ. Cùng với truyền thống đó, còn có tín ngưỡng và mọi sự mang tính chất xã hội.        
Niềm tin thì khác. Đó, không là loại hình tôn giáo. Nhưng niềm tin giúp con người thấy được Chúa nơi con người và thấy được chân trời rộng lớn hơn chính tôn giáo thấy. Khi niềm tin thấy được người có nhu cầu thì sẽ thấy nhiều người nghèo/khổ, nhiều nhu cầu hơn ai hết. Với nhiều người, tầm nhìn của niềm tin sẽ không kéo dài khi đạo giáo không hỗ trợ. Rủi thay, chuyện ngược đời lại trở thành sự thật, tức: tôn giáo thường sống dai hơn niềm tin. Tôn giáo sẽ khập khiễng khi con người mất niềm tin. Và lúc đó, tôn giáo sẽ trở thành chiến-hào tập trung vào mình, rồi đóng kín, dữ dằn và cố-chấp. Lúc đó, không còn nhớ gì người nghèo/khổ, nhiều nhu cầu hơn bao giờ hết.
Cũng là điều tốt nếu các Da-kêu thời đại lại sẽ phát-hiện được tôn-giáo trong khi vẫn là Da-kêu còn niềm tin. Cũng sẽ là điều tốt đẹp, giả như các nhà từ thiện lại đến được với các nhóm hội cầu nguyện dù thuộc tôn giáo nào đi nữa, quyết thu hút hết mọi người, cả những người đang tìm Chúa. 
Cầu và mong sao những người như thế vẫn tồn tại và đang làm những việc tốt đẹp như mơ ước. Mơ và ước như ước mơ của nhà thơ từng thổ lộ, rằng:

Mơ ước hiền như truyện trẻ thơ,
Hoài nghi từng nét mực phai mờ.
Chữ Yêu lượn nét hoa kiều diễm,
Tưởng thấy nghìn đuôi mắt hẹn hò.”
(Đinh Hùng – Bao Giờ Em Lấy Chồng)

            Như nhà thơ có ước mơ, dù chỉ mỗi chuyện trăm năm vợ chồng, nhà Đạo mình cũng mơ ước chuyện được thấy Chúa nơi người nghèo/khổ. Để rồi, tất cả mọi người sẽ chiêm niệm về Tình Thương Yêu chẳng “hoài nghi”, nhưng vẫn tin chắc vào Lời Chúa, như sự thật chẳng hề phai, bao giờ.

Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh   
Mai Tá lược dịch

CHIẾC CẦU THANG KỲ DIỆU (THÁNH CẢ GIUSE) Ở SANTA FE, HOA KỲ



... Nơi một Nhà Nguyện tại thành phố Santa Fe thuộc bang New Mexico bên Hoa Kỳ, có chiếc cầu thang thật đặc biệt với nguồn gốc lạ thường đáng được nhắc đến trong khuôn khổ tháng 3 dâng kính Thánh Cả GIUSE.
Cách đây gần 140 năm - vào năm 1872 - Đức Giám Mục giáo phận Santa Fe là Đức Cha Jean Baptiste Lamy (1814-1888), gốc Pháp, dự định xây cất một Nhà Nguyện dâng kính Đức Bà Loreto (Loretto Chapel) với mục đích làm nơi thờ phượng cho Cộng Đoàn gồm 4 Nữ Tu thành Loreto (Sisters of Loretto). Các Chị vừa thành lập Cộng Đoàn ở đây.

Công việc xây cất ủy thác cho kiến trúc sư P. Mouly, người Pháp. Ông khởi công ngày 25-7-1873 và hoàn thành 5 năm sau đó. Nhà Nguyện dài 22,5 mét, rộng 7,5 mét và cao 25,5 mét. Nhà Nguyện dâng kính Thánh Cả GIUSE.

Khi Nhà Nguyện hoàn thành thì người ta mới thấy có một thiếu sót trầm trọmg. Nhà Nguyện không có cầu thang đi lên gác-đàn (dành cho Ca Đoàn). Nhiều nhà chuyên môn được mời đến để nghiên cứu xem phải giải quyết vấn đề như thế nào. Mọi người đều thấy không còn chỗ để xây cầu thang, ngoại trừ việc làm một đường hầm hoặc xây một cầu thang theo hình con ốc.

Sau khi nghe các ý kiến, Các Nữ Tu cảm thấy vô cùng bối rối và lo âu. Nhưng Các Ch đặt trọn lòng tin tưng nơi sự trợ giúp đặc biệt của Thánh Cả GIUSE, Đấng mà Các Chị rất sùng kính. Các Chị quyết định làm Tuần Cửu Nhật dâng kính Thánh Cả GIUSE, van xin Người cầu bầu cùng THIÊN CHÚA Quan Phòng.

Vào ngày cuối Tuần Cửu Nhật, có Người Khách Lạ xuất hiện nơi cửa Tu Viện. Ông có mái tóc muối tiêu và mang theo con lừa trên lưng chở vật dụng. Người Khách xin gặp Mẹ Bề Trên lúc ấy là Nữ Tu Maddalena. Khi Mẹ Bề Trên ra tiếp thì Người Khách Lạ cho biết Ông sẵn sàng chấp nhận công tác xây chiếc cầu thang.

Kể sao cho xiết nỗi vui mừng của Mẹ Bề Trên và toàn thể Cộng Đoàn. Các Chị thấy rõ lời cầu xin đã được THIÊN CHÚA lắng nghe.

Người Thợ Mộc bắt tay ngay vào việc. Các Nữ Tu thỉnh thoảng ghé qua chiêm ngắm công việc của Ông.

Để làm chiếc cầu thang, Người Thợ Mộc chỉ dùng 3 dụng cụ: cái cưa, thước đo góc và cái búa. Rồi thay vì dùng đinh, Ông chỉ dùng các chốt bằng gỗ và ngâm các chốt này trong nước. Vỏn vẹn sau ba tháng, chiếc cầu thang hoàn thành.


Khi công việc xong xuôi, Mẹ Bề Trên Maddalena chuẩn bị tiền để trả công cho Người Thợ Mộc. Nhưng Ông biến mất không để lại dấu vết và tông tích.

Các Nữ Tu dò hỏi các tiệm thủ-công-nghệ và tiệm bán đồ gỗ trong thành phố thì không nơi nào đã bán bất cứ vật dụng gì cho Người Thợ Mộc. Vã lại, loại gỗ được dùng để xây cầu thang cũng không tìm thấy trong vùng.

Riêng về chiếc cầu thang thì thật là lối kiến trúc diệu kỳ, độc nhất và khác thường, không trông thấy ở bất cứ nơi đâu. Cầu thang bỗng trở thành đối tượng tò mò cho các cuộc viếng thăm hiếu kỳ. Ai ai cũng nức lời trầm trồ khen ngợi.

Cầu thang gỗ có tất cả 33 bậc và xoay quanh trên hai vòng xoắn đúng 360 độ. Cầu thang khởi đầu dưới hầm và lên đến tận gác-đàn dành cho Ca Đoàn. Chỉ có thế thôi. Cầu thang không hỗ-trợ đỡ-nâng bởi bất cứ cột trụ nào khác. Nghĩa là cầu thang tự đứng thẳng trên chính nó. Thêm vào đó, khi bước trên các bậc thang người ta có cảm giác êm-ái nhẹ-nhàng nhún-nhẩy như đi trên các bậc thang làm bằng chất nhựa mềm. Thật lạ lùng và thật khác thường!

Rất nhiều kiến trúc sư và các nhà xây cất đến tận nơi xem xét và chiêm ngắm chiếc cầu thang lạ lùng. Điều kỳ diệu hơn nữa là trải qua hơn 130 năm chiếc cầu thang được sử dụng lên xuống hàng ngày vậy mà nó vẫn đứng vững nguyên vẹn, không bị sụp đổ!

Loại gỗ dùng làm cầu thang cũng không thể xếp vào thứ gỗ nào. Nó cũng không được tìm thấy bất cứ nơi đâu trong toàn tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ và cũng không rõ đến từ vùng nào miền nào trên trái đất này.

Riêng về phía các Nữ Tu Loreto, Các Chị không dám quả quyết Người Thợ Mộc khác lạ kia chính là Thánh Cả GIUSE. Chỉ có điều chắc chắn là Các Chị xác tín rằng Chiếc Cầu Thang hoàn thành nhờ lời chuyển cầu của Thánh Cả GIUSE, Đấng mà Các Chị đặt trọn lòng tin tưởng phó thác và đã cùng nhau sốt sắng làm Tuần Cửu Nhật dâng kính Thánh Cả GIUSE.

Chiếc cầu thang kỳ lạ trên đây hàng năm thu hút khoảng hơn 250 ngàn du khách hiếu-kỳ đến viếng thăm.

 

... Kinh THÂN LẠY THÁNH CẢ GIUSE.

Con thân lạy Thánh Cả GIUSE, là bàu chủ và Cha kẻ đồng trinh. Bởi Thánh GIUSE giữ lòng trinh khiết, nên đáng gìn giữ Chúa KITÔ là chính sự vẹn sạch, và Đức Nữ Đồng TRinh MARIA. Nhân vì Đc Chúa GIÊSU và Đức Mẹ là hai của cầm châu báu Đức Chúa CHA, thì con nài xin gìn giữ xác con khỏi mọi bợn nhơ, trí khôn con thanh tịnh, lòng con vẹn sạch hầu con nên trung thành tinh khiết cùng Đc Chúa GIÊSU và Đức Mẹ cho đến muôn đời. Amen.

(”IL MESSAGGIO DELLA SANTA CASA - LORETO”, Anno 129, n.9 - Novembre 2009, trang 350-351)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Câu chuyện về Thánh Đường Chimayo

Nguyên tác: The Story of El Santuario de Chimayo, The "Lourdes of America"
Phỏng dịch: Kiến Con

Khoảng năm 1810, có một Cây Thánh Giá lạ lùng bị chôn vùi dưới lòng đất đã được tìm thấy trên dãy núi ở Chimayo. Trong suốt Tuần thánh năm ấy, vào đêm thứ 6 tuần thánh, Don Bernardo Abeyta (một thành viên có uy tín của Huynh đệ đoàn Chúa Giêsu) đang thực hiện cuộc sám hối của Huynh đệ đoàn quanh những ngọn đồi Potrero.

Thì bỗng nhiên, Don Bernardo thấy một tia sáng phát ra từ một trong số những sườn đồi gần sông Santa Cruz. Ông tìm đến vị trí phát ra tia sáng đó và nhận thấy ánh sáng đó phát ra từ lòng đất. Ông bắt đầu đào bới bằng đôi tay trần của mình, và đã tìm thấy một Cây Thánh Giá. Ông để Thánh Giá lại đó và gọi hàng xóm đến để cùng chiêm ngắm Cây Thánh Giá quí giá ấy. Sau đó, một nhóm người được gởi đi loan tin cho vị Linh mục sở tại - Cha Sebastian.

Sau khi nghe tin lạ lùng này, Cha Sebastian và giáo dân của Ngài đã khởi hành đi tới Chimayo ngay sau đó. Khi đến nơi Cây Thánh Giá được tìm thấy, Cha Sebastian đã cầm Cây Thánh Giá và mang về nhà thờ trong một cuộc rước đầy hân hoan. Khi về đến nhà thờ, Cha Sebastian đặt Cây Thánh Giá vào chính diện bàn thờ. Sáng ngày hôm sau, người ta phát hiện là Cây Thánh Giá đã biến mất về vị trí ban đầu. Một cuộc rước thứ 2 được tổ chức và Cây Thánh Giá một lần nữa được đưa về nhà thờ, nhưng Cây Thánh Giá lại biến mất một lần nữa - ngay sau đó. Điều tương tự đã xảy ra cho tới lần thứ 3. Vì thế, người ta hiểu rằng Cây Thánh Giá El Senor de Esquipulas chỉ muốn ở lại Chimayo, và người ta đã xây một nhà nguyện nhỏ mang tên El Santuario. Kiến trúc của ngôi nhà nguyện mà các bạn thấy trong hình hoàn toàn là kiểu kiến trúc của những năm 1814 và 1816.


Trong lá thư đề ngày 16/11/1813, Cha Sebastian Alvarez gởi cho Giám mục Durango. Ngài trình bày cảm nghiệm của những giáo dân đến từ những nơi xa xôi để xin ơn chữa lành bệnh tật và loan báo sự nổi tiếng về những phép lạ chữa lành. Người ta nói rằng đất từ nền nhà nguyện, nơi Cây Thánh Giá lạ lùng đã từng được dựng lên trước đó, có năng lực chữa lành từ Chúa. Từ khắp nơi trên thế giới, người hành hương tuôn về El Santuario de Chimayo. hằng năm có tới 300,000 người. Họ đến để cầu nguyện, để xin ơn bình an cho tâm hồn, cho thế giới, hay đôi khi chỉ để thực hiện một lời hứa (hứa đến với Chúa tại Chimayo), và để cảm nhận sức mạnh chữa lành đến từ tình yêu vô bờ của Thiên Chúa.



09:50:00

Vài thực phẩm tẩy độc cho cơ thể
  
*1. Mùa hè nóng bức, ăn chè đậu xanh để giúp thanh nhiệt, giải độc. Đậu xanh có thể giải “bách độc” như: ngộ độc kim loại nặng, ngộ độc thuốc, ngộ độc thực phẩm...; giúp tăng tốc chất độc trong cơ thể chuyển hóa đào thải, xúc tiến xổ độc từ bên trong cơ thể ra ngoài. *

*2. Nấm mèo đen chứa một chất keo đặc thù, có sức bám hút hơi mạnh, giúp hút bụi than và tạp chất lưu lại trong hệ tiêu hóa và hô hấp rồi tống ra ngoài cơ thể. Đây là thức ăn không thể thiếu cho người hành nghề dạy học, dệt vải, xây dựng, những người thường xuyên sống trong môi trường khói bụi và hút thuốc lá.*
*
 *3. Tỏi có mùi vị khiến nhiều người không thích, tuy biết nó có ích cho sức khỏe. Tỏi là “siêu sao” xổ độc.* 

*4. Bí rợ có nhiều pectin, chất này sau khi vào cơ thể, có thể kết dính
chung với cholesterol thừa, rồi bài chúng ra ngoài cơ thể.*


*5. Khóm (dứa) có tác dụng giải độc rượu, chống khô miệng, chóng mặt váng đầu sau khi uống rượu.*

*6. Bí đao có tác dụng lợi tiểu, giúp xúc tiến xổ độc cơ thể thông qua đường tiểu.*


*7. Thủy ngân là một kim loại nặng có độc, tích đọng trong cơ thể, không dễ bài ra. Cà rốt có hiệu quả giảm hàm lượng thủy ngân trong máu, bài ra ngoài cơ thể chất độc kim loại nặng.*


*8. Rau cần chứa nhiều chất xơ, xúc tiến nhu động đường ruột, xúc tiến đại tiện bài độc ra ngoài. Hơn nữa còn giúp giảm cholesterol, có tác dụng giảm huyết áp thấy rõ.*


*9. Nước là “chất vận chuyển” bài độc tốt nhất, có thể làm loãng độc tố, hơn nữa theo thể dịch tuần hoàn, mang độc tố ra ngoài. Hằng ngày nên uống 8 ly nước. Tốt nhất mỗi sáng ngủ dậy uống 1 ly nước.*


*10. Rất nhiều thức ăn ngon, vì cần chế biến đẹp hơn, hay cần thời gian bảo quản lâu hơn, hay tạo mùi vị độc đáo hơn, người ta thường thêm vào sắc màu, hương liệu, chất chống mốc... Những thứ tạo sự khoái khẩu cho chúng ta lại là “độc tố” đối với cơ thể. Cho nên, một trong những biện pháp xổ độc quan trọng nhất là dự phòng, bằng việc mỗi ngày nên dùng thực phẩm thiên nhiên, không chế biến nhiều...*

*Lương y Bàng Cẩm*
__._,_.___

09:46:00

BÀI CA VỀ CUỘC SỐNG

http://images.sharefaith.com
Dù người ta có nói với bạn điều gì đi nữa, hãy tin rằng cuộc sống là điều kỳ diệu và đẹp đẽ (Pautopxki)

Người nào có thể làm mỗi giây phút đều tràn ngập một nội dung sâu sắc thì người đó sẽ kéo dài vô tận cuộc đời mình (I.Cuôcxơ)

Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.
(Xukhômlinski )

Đừng che dấu tình yêu và sự dịu dàng của mình cho đến khi bạn lìa đời. Hãy làm cuộc đời bạn tràn đầy sự ngọt ngào. Hãy nói những lời thân thương khi bạn còn nghe được và tim bạn còn rung động. (Henry Ward Beecher )

Bạn có yêu đời không? Vậy đừng phung phí thời gian vì chất liệu của cuộc  sống được làm bằng thời gian. (Franklin)

Luôn luôn có niềm hy vọng cho người nào bình tâm suy nghĩ về cuộc sống (Katherine Logan)

Bao lâu bạn vẫn còn tự tin ở bạn, thì người khác vẫn còn tin bạn (Cynda
Williams)

Đừng quá xem trọng điều gì. Hãy tiếp nhận mọi sự may rủi một cách nhẹ nhàng (Jepfecson)

Đứng vững và không nghĩ rằng mình sẽ ngã thì sẽ chẳng bao giờ ngã
(H.Andersen)

Khi tất cả những cái khác đã mất đi thì tương lai vẫn còn (Bové)

Sự chân thành là điều tốt đẹp nhất bạn có thể đem trao tặng một người. Sự thật, lòng tin cậy, tình bạn và tình yêu đều tùy thuộc vào điều đó cả (Elvis Presley)

Đời là cuộc đấu tranh liên tục; nó luôn được cải biên với nhưng khó khăn mới. Và chúng ta sẽ chiến thắng nhưng bao giờ cũng phải trải giá. (Mirko Gomex)

Đừng đi qua thời gian mà không để lại dấu vết
 Bao giờ ta cũng phải luôn luôn có một nơi nào để đến

Trí tuệ của con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng
thành trong bão táp (W.Gơt)

Hãy sống tốt đẹp đi và nhớ rằng, mỗi ngày có một đời sống riêng cho nó thôi
(Seneca)

Khi bạn sinh ra đời, bạn khóc còn mọi người xung quanh cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc còn bạn, bạn cười.

Ðôi khi trong cuộc sống, có lúc bạn cảm thấy bạn nhớ ai đó đến nỗi muốn chạy đến và ôm chầm lấy họ. Mong rằng bạn sẽ luôn mơ thấy họ. Hãy mơ những gì bạn muốn, đi đến nơi nào mà bạn thích, hãy làm những gì bạn thích vì bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả trong cuộc đời.

Mong rằng bạn luôn có đủ hạnh phúc để vui vẻ, đủ thử thách để mạnh mẽ hơn, đủ nỗi buồn để bạn trưởng thành hơn và đủ tiền để mua quà cho bạn bè.

09:43:00

TÌNH YÊU VÀ THỜI GIAN
Bạn đã nghe một câu chuyện thật ý nghĩa về tình yêu và thời gian chưa?
Ở một hòn đảo nọ, Nỗi Buồn, Thông Thái, Hạnh Phúc, Giàu có, Kiêu Căng và Tình Yêu cùng nhau chung sống hòa bình. Một ngày kia, mọi người biết được hòn đảo sẽ bị chìm, vì vậy tất cả đều lên thuyền để chuẩn bị rời khỏi hòn đảo. Tình Yêu vốn nặng tình cảm nên quyết định ở lại hòn đảo đến những giây phút cuối cùng. Khi hòn đảo gần như chìm hẳn, Tình Yêu mới chợt tỉnh mộng và nhìn quanh cầu cứu. Lúc đó Giàu Có trên một chiếc thuyền to lớn sang trọng đi ngang qua. Tình Yêu với 
gọi:
- Giàu Có ơi, làm ơn cho tôi theo với!
Giàu Có từ chối thẳng thừng:
- Không được, nơi đây chỉ chứa vàng bạc châu báu, không có chỗ cho nhà ngươi đâu!
Nhìn sang hướng bên kia thấy Kiêu Căng đang lướt trên một chiếc thuyền đẹp lộng lẫy, Tình Yêu lên tiếng nhờ giúp đỡ. Nhưng Kiêu Căng lập tức trả lời:
- Không được đâu Tình Yêu ơi, trông bạn ướt át thế kia, sẽ làm hỏng vẻ đẹp chiếc thuyền của tôi mất!
Quá tuyệt vọng, Tình Yêu bèn cầu cứu Nỗi Buồn:
- Nỗi Buồn ơi, hãy mang tôi theo cùng! 
Nỗi Buồn thở dài:
- Ôi, Tình Yêu ơi, tôi đang buồn lắm, và chỉ muốn ở một mình thôi!
Cùng lúc đó Hạnh Phúc đi ngang qua, nhưng nó đang mải say sưa với Niềm Vui nên không nghe thấy tiếng Tình Yêu gọi. Chưa biết bám víu vào đâu, bỗng một giọng nói cất lên:
- Tình Yêu, đến đây nào, ta sẽ đưa con đi!
Đó là giọng nói của một ông lão tóc bạc phơ. Như chết đuối vớ được cọc, Tình Yêu lên tàu mà quên mất cả việc hỏi tên và cảm ơn ông lão. Khi đến đất liền an toàn, ông lão liền bỏ đi. Tình Yêu đến tìm Thông Thái để hỏi:
- Thông Thái ơi, ông lão giúp tôi là ai vậy? Thông Thái trả lời:
- Đó chính là Thời Gian. Tình Yêu ngạc nhiên hỏi:
- Nhưng tại sao Thời Gian lại giúp tôi?
- Bởi vì chỉ có Thời Gian mới nhận ra Tình Yêu có ý nghĩa và giá trị như thế nào!

Bạn có nghĩ như vậy không nhỉ?????

09:41:00

NHỮNG GÌ TUỔI THANH THIẾU NIÊN QUAN TÂM
  
Cái tôi: là vấn đề tối ư quan trọng của giai đoạn này. Trong đầu trẻ thường có những câu hỏi: Tôi là ai? Chúng biết những gì mình muốn và cũng biết những già mình không muốn. Thái độ bỗng trở nên chống đối là một hình thức khẳng định cái Tôi, và đôi khi trẻ cũng đi quá trớn, đó là tìm cách làm ngược lại ý cha mẹ.
Thanh thiếu niên có nhiều vấn đề, nhiều thay đổi mà giai đoạn này lại ngắn. Những người xung quanh thường mô tả các em ở tuổi này với nhiều khuyết điểm, nên con em lại thấy mình quá khiếm khuyết, vì thế con em vẫn cần chúng ta giúp đỡ, nhưng với thái độ tế nhị và nhẹ nhàng. Chúng ta cần cẩn trọng trong việc nói chuyện và trao đổi, đối thoại với con em tuổi thanh niên, nhất là chấp nhận sự bất an và bất mãn của trẻ như là tiến trình của việc lớn lên. Không quan trọng hoá.
 Tuổi tuổi thanh niên là giai đoạn nhiều tự vấn, nhiều ngờ vực, mâu thuẩn và nhiều khổ đau nữa. Vừa khắc khoải về bản thân, lại vừa quan tâm đến xã hội…thời kỳ tính khí bất nhất hay thay đổi, khó hiểu…
Xin phụ huynh đừng quá chú trọng những điều vừa nêu nơi trẻ và đặt những câu hỏi tại sao con thế nọ, thế kia… đúng là tuổi thanh niên đang bị giằng co với những ý nghĩ và cảm xúc mâu thuẩn, những thôi thúc nghịch lý và vô lý!  Những cảm nghiệm của tuổi tuổi thanh niên khó nói thành lời và xác định rõ nét. Xin phụ huynh khoan dung với những bất an của trẻ em và chấp nhận sự chống đối đó, và tốt hơn là không xâm lấn vào đời tư của chúng.  
Tuổi tuổi thanh niên cũng hay bị ám ảnh bởi sự mong manh của cuộc sống và cái chết. Có những em hay bị hoảng sợ hoặc bị dày vò bởi những nỗi lo âu ngờ vực không căn cứ. Tuổi này chưa biết giá trị cuộc sống, chúng xem thường cuộc sống, nên nếu không có gì vừa lòng, bất mãn hay khổ đau, áp bức… tuổi này thường tìm đến cái chết một cách dễ dàng. Xin phụ huynh cẩn trọng, không tạo cho con em sự bất xúc hay bất mãn… Hậu quả hành vi tuổi này thật khó lường! Và cũng xin phụ huynh đặc biệt chú ý đến trẻ nam về vấn đề này. Theo nghiên cứu, số tuổi thanh thiếu niên tự tử rất lớn, và nam giới gấp 5 lần nữ giới.
 
Sau đây là một số điều xin phụ huynh để ý:
 
*Quá nhiệt tình tỏ ra hiểu biết con em*
 Các em thường cho vấn đề của mình là quan trọng, là độc nhất và riêng tư, vì thế nếu phụ huynh tỏ ra biết vấn đề của chúng quá cũng dễ làm cho các em chạm tự ái, khó chịu… Nhất là thái độ coi thường những cảm xúc và kinh nghiệm của chúng, xem đó là việc đơn giản, dễ hiểu…
 
*Chấp nhận không có nghĩa là đồng ý, tán đồng:*
 Tuổi tuổi thanh niên có hành ngàn cách để phản kháng. Chúng ta cần có thái độ rõ ràng cảm thông và đồng ý. Chấp nhận sự việc, thực tế, nhưng không tán đồng việc sai trái của con em.  
Xin phụ huynh ý thức rằng Chống lại tuổi thanh niên cũng như chống lại dòng nước rút của thuỷ triều, Ví như khi gặp dòng nước xoáy thì chúng ta không vùng vẫy vì biết rằng thả nỗi để thuỷ triều mang mình đi cho đến khi chân bám được vào một chỗ nào đó thì an toàn và đỡ vất vả.
 Cha mẹ các em tuổi tuổi thanh niên cùng phải trôi đi cùng cuộc sống, tỉnh táo để biết khi nào là cơ hội an toàn để trao đổi với chúng. Tuổi thanh niên chờ đợi người lớn phải là người lớn, phải khác chúng nếu bắt chước thì sẽ tự đặt mình ở tư thế đối lập
 
*Tránh luôn sửa sai và đòi hỏi sự toàn hảo*
 Rút kinh nghiệm bất toàn của bản thân, phụ huynh lại muốn cho con em mình tốt hơn, tuyệt vời hơn, nên hay đòi hởi, dạy vẽ, sửa sai con em, có khi còn áp đặt nữa. Hoặc có thái độ vạch lá tìm sâu, chú ý đến những khuyết điểm rất nhỏ nhặt của chúng. Lắm lúc phụ huynh quá nhiệt tình, quá lo lẵng và quá thương con. Chính những cái “quá” đó có thể giết chết mối giao hảo thân thiện, tạo sự xa cách và gây cho các em mặc cảm. Chú ý đến khuyết điểm thì chẳng khác nào phụ huynh cứ rọi đèn pha trên điểm yếu của chúng, làm trẻ bị ám ảnh rằng mình không ra gì. Hoặc cứ nghĩ về chúng, hay phải đối diện với những sự trần trụi quá của mình, nên có khi trẻ muốn nhăm mắt lại không muốn nhìn.
Dừng lại trên lỗi lầm có ích gì? Hay phải thú nhận nhược điểm của mình trước người khác làm trẻ phản ứng chống lại. 

Việc cần là chúng ta: Giúp con em giải quyết những hoảng sợ, nếu đó thật sự là những lỗi lầm hiển nhiên, và rồi giải thích để rút kinh nghiệm hay tìm cách sửa sai. Tránh chế nhạo những khuyết điểm của con em
 Tuổi nàu đầy dẫy những khuyến khuyết nhưng lại rất nhạy cảm và dễ chạm tự ái. Những sự chọc ghẹo vì thương yêu như: Nhóc, lùn, nhí, ù… đó là những nhãn hiệu mà các em phải chịu đựng cách khổ sở dù bên ngời không tỏ thái độ gì, có khi điều này tạo cho trẻ mặc cảm, một vết thương chẳng lành bao giờ!  
Đừng coi các em là nhỏ và nhắc lại chuyện đời xưa còn bé… như tiểu dầm…chúng muốn được xem là người lớn. Làm sao để: Tất cả những lời của phụ huynh: khen, chê, thưởng, phạt… đều phải hướng tới
một người sắp trưởng thành chứ không phải trở lui thuở con nít.
 
*Tránh tạo sự lệ thuộc*
 Khi phải lệ thuộc quá nhiều, con em sẽ phản ứng bằng thái độ bất tuân, thù nghịch. Tuổi này khao khát độc lập rất cao. Càng được tôn trọng sự tự lập bao nhiêu, trẻ càng  ít phản kháng cha mẹ bấy nhiêu. Cố gắng để đừng quen thuộc quá nhiều vào cuộc sống của chúng, làm sao giúp con em suy nghĩ và tự chọn, như thế là giúp trẻ mang trách nhiệm dần dần về đời mình. Phụ huynh nhắc nhở nhẹ nhàng và thêm chút hài hước sẽ khuyến khích trẻ độc lập. Được sự đồng tình và gợi ý khuyến khích của cha mẹ TTn rất an tâm để khẳng định mình.
 
*Không vội uốn nắn sai lầm*
 Tuổi thanh niên thường tỏ ra ương ngạnh, khó dạy, không khuất phục, nhất là khi phụ huynh dạy dỗ có tính mỉa mai châm biếm. Nếu cứ chứng minh mình đúng phụ huynh chẳng thuyết phục được trẻ, mà càng làm cho chúng bịt tai thêm thôi.
 Nói lên sự thật không đúng lúc có khi tạo nên sự cắt đứt quan hệ. Cẩn trọng trong sửa sai và luôn có sự tự chủ và tính cảm thông đi kèm.
 
*Tránh xâm phạm sự riêng tư*
 Khi cung cấp cho con em bầu khí riêng tư là bày tỏ sự tôn trọng chúng, giúp chúng tự lực. Trẻ sẽ rất tức giận khi bị nghe lén điện thoại hay đọc thư. Chúng sẽ cảm thấy bị xúc phạm và lừa dối. Một bạn nam và một bạn nữ đã chia sẽ:  “Em sẽ kiện mẹ em ra toà vì đã dùng sai quyền phụ huynh vì mẹ em đã mở khoá hộc tủ em và đọc lén nhật ký của em”.
 “Mẹ đã vào phòng lục lọi ngăn tủ của em rồi giải thích là mẹ không chịu được sự bừa bãi. Em đã cố tình bày bừa ra ngay sau khi mẹ dọn thế mà mẹ không hiểu”
 Một số lại than phiền cha mẹ quá can thiệp vào các mối giao tiếp của em. Không thể có bầu khí tôn trọng khi sự riêng tư bị xâm phạm. Làm sao để “đứng bên nhau nhưng không quá gần nhau”. Quan tâm đến nhau nhưng đừng quên là mỗi người đều thuộc về chính mình thôi
 Tránh thuyết giảng dài dòng : Nhất là tránh nói “hồi bằng tuổi con…” Để giúp con tốt hơn là cố tìm hiểu và đồng cảm với những khó khăn của chúng chứ không làm chúng bối rối hay lo sợ, giận dữ…
 “Mẹ không biết đối thoại, mẹ lúc nào cũng thuyết trình, mẹ có khả năng biến một ý tưởng đơn giản thành một bản tra vấn phức tạp nhất. Em hỏi mộtcâu đơn giản thì mẹ tuôn ra một tràng giải thích lê thê. Em đành phải tránh mẹ thôi”  
Những em khác bộc lộ:
 “Ba em không thể nào gần gũi mọi người được. Lối nói chuyện của ba không bao giờ thẳng thắn, trực tiếp, cụ thể mà chỉ có vơ đũa cả nắm, cá mè một lứa, trước tiên ba chỉ trích, và sau đó là dửng dưng…”
 “Ba em rất nhạy bén với thời tiết mà không nhạy bén với cảm xúc… ba hoàn toàn không quan tâm đến thái độ, tính khí, tình cảm của chúng em… Ba không hiểu được những ẩn ý sau lời tụi em nói… Ba có thể nói hàng giờ mà không ý thức là chả còn ai nghe ba hết…”
 

*Tránh”chụp mũ” và nói điều tiêu cực khi muốn tiêu cực*
 Có những phụ huynh xem trẻ như cây cỏ, như bị điếc, và xets đoán quá khứ, tương đoán tương lai tiêu cực cách công khai và thường vô tình, những “lời tiên tri” của phụ huynh đã ăn sâu vào tâm trí, nhiều trẻ bị ám ảnh bởi những lời đó. “mày chẳng làm được gì, lớn lên chắc chỉ ăn bám mà thôi”, “hư như con thì ai muốn cưới con chứ! Chắc sẽ ở vậy suốt đời…” Những chiếc mũ được chụp lên đầu trẻ rất nguy hiểm. Thông thường, con em có khuynh hướng sống đung theo vai trò mà cha mẹ đã sắm cho chúng. Nhiều trẻ đã phàn nàn là cha mẹ đưa các em vào thế bí.
 
*“Mẹ trách móc đủ điều và sau đó lại nói: Mẹ sẽ lại phí lời, phí hơi với con thôi. Con sẽ chẳng học gì được đâu…”*
 
*Những thông điệp mâu thuẫn của phụ huynh*
 
Trẻ chịu đựng không ít những mâu thuẩn của người lớn. Vừa cho đi chơi vừa lại nói đến sự chờ đợi … để trẻ tiến thoái lưởng nam … tốt hơn phụ huynh cần có thông điệp rõ ràng, hoặc cấm hoặc cho phép, hoặc phân tích rồi để các em chọn.
 
Bị ám ảnh bởi tương lai
 Nhiều phụ huynh quá lo lắng sợ hải về tương lai của con “mẹ sợ lớn lên con sẽ khổ vì con vụng về quá…” “ai mà mướn những người như con, lười qua thì ngheo suốt đời đó!”
 
*Suy diễn như trên đêm lại hậu quả gì?*
 
Tốt hơn là phụ huynh giúp trẻ chuẩn bị, có sức mạnh để đối phó với những tình hướng có thể gặp trên đời.
 
 *(M.Thécla Trần Thị Hồng -Tiến sĩ Tư vấn Tâm Lý)*

09:38:00

10 Loại Cây Trong Nhà Làm Sạch Không Khí

Hãy làm cho căn phòng của bạn tươi mát và trong lành hơn với những chậu cây xanh.   

1. Minh ty trắng: Được biết đến với khả năng làm sạch không khí,
tác động tốt đối với phòng thiếu sự lưu thông không khí và ánh sáng mặt trời.
     

2. Điếu Lan (Spider Plant) (Chlorophyium Capense):
Hấp thụ 95% carbon monoxide và 85% formaldehyde trong không khí. 


3. Ly Kaffir: Là một trong những nhà máy tốt nhất thanh lọc không khí, và sống được trong ánh sáng mờ. Nó có thể hấp thụ một lít không khí và trả lại 80% với oxy sạch trong 24 giờ.


         4. Bạch Môn (Peace Lily):
Loài cây này đứng đầu bảng trong danh sách các loài cây lọc sạch không khí của cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA). Không chỉ hấp thụ formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene - hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa. Nó cũng có khả năng loại bỏ amoniac và acetone từ không khí.  

Cây sống được trong bóng râm và chỉ cần tưới nước tuần một lần, vì thế là lựa chọn tốt cho những người không có thời gian. Vì hấp thụ được nhiều hóa chất, nên nó có thể đặt ở bất cứ đâu trong nhà.  Vì các loài cây hấp thụ hóa chất từ đất, nên chúng sẽ làm việc tốt nhất khi các lá dưới cùng được xén bỏ, để lộ ra bầu đất.


 5. Cây cọ cảnh
Cây lọc được cả benzen và formaldehyde cũng như trichloroethylene - hóa chất dùng trong quá trình giặt khô. Vì thế, nó thích hợp để đặt trong phòng giặt khô, hoặc phòng có nhiều đồ có thể giải phóng formaldehyde, chẳng hạn phòng ngủ hoặc phòng khách. 


6. Lậu Bình: tinh dầu của nó có chất khử trùng đồng thời nó giúp bạn thư giãn và thúc đẩy một giấc ngủ ngon.
 

7. Áp cước mộc (Brassaia Actinophylla):
Có thể hấp thụ chất nicotine trong không khí và làm giảm nồng độ formaldehyde. 
  

8. Nha đam (Aloe vera)
Nha đam nổi tiếng nhất với khả năng làm lành vết thương. Gel trong lá cây này có thể làm dịu vết bỏng, vết cắt, vết côn trùng đốt và các dạng kích ứng da khác. Nhưng nó còn có tác dụng làm sạch không khí. Nha đam dễ dàng hấp thu benzen và formaldehyde, và làm giảm các vi sinh vật có hại trong không khí và hút bụi. Có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện chất lượng không khí. Cây mọc tốt khi có nắng, vì vậy hãy để nơi cửa sổ có nắng chiếu tới.


             9. Xương rồng: Một trong những nhà máy tốt nhất để giảm bức xạ điện từ.


10. Măng tây
Theo một nghiên cứu của trường Đại học Georgia, Măng tây là một trong những loại cây trong nhà tốt nhất hấp thụ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. 


Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.