tháng 1 2013 | GIÁO XỨ LỘC THỦY

tháng 1 2013

12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

11:07:00

CÓ BAO GIỜ CON THẤY CHÚA…?Pio X Lê Hồng Bảo


Cuối cùng rồi “Ông Chủ” hay “Vị Vua” trong các dụ ngôn cũng đã hiển thị trước mắt chúng ta qua đoạn Tin Mừng tuần này, tuần cuối cùng của năm phụng vụ. Vị Vua ấy, Ông Chủ ấy chính là Chúa Giêsu và Người đang đề cập đến ngày quang lâm của chính Người. Các dụ ngôn trước đây bỗng trở nên dễ hiểu khi “ẩn số” đã được mạc khải. Ý muốn của Vị Vua ấy cũng đơn giản và không lấy gì làm khó đoán. Ông cũng có phần “ích kỷ” như bao vị Vua khác: Chỉ thưởng cho những ai đã giúp cho chính mình! “Vì xưa ta đói, các ngươi đã cho ăn…” Có lẽ không còn gì đơn giản hơn! Không cần đánh Nam dẹp Bắc, không cần chinh Đông phạt Tây, không cần viết biên niên sử, không cần soạn phú chiêu binh, không cần xây lăng tẩm, không cần dựng đền đài… Phần thưởng cũng không phải tước hiệu hay huân chương mà chính là cả một Vương quốc. Hậu hĩ quá! Thế nhưng, Vị Vua Giêsu có tài cải trang để vi hành thật tuyệt luân, và điều thú vị là cả hai đối tượng được thưởng và bị phạt đều chưa từng nhìn thấy vị Vua kia trong suốt cuộc đời mình. “Có bao giờ con thấy Chúa...?” Cả hai đều trả lời như thế!

Các “ông vua” trần gian muốn biết thần dân đối với mình ra sao cũng dùng chiến thuật cải trang vi hành này, vì nếu để người dân nhận ra mình thì đâu biết “bụng dạ” thật của họ ra sao? Tôi bỗng nhớ câu chuyện phiếm về một nhà độc tài nọ: “Ông cũng cải trang đi vi hành, mỏi chân, ông ghé vào một rạp xi-nê. Khi bộ phim vừa dứt, quốc ca nổi lên và khuôn mặt nhà độc tài nọ được chiếu to lên trên màn ảnh rộng. Mọi người trong rạp đều đứng nghiêm, đặt tay lên ngực và hát vang bài quốc ca. Riêng ông vẫn ngồi gật gù ra vẻ hài lòng. Bỗng, có một bàn tay phía sau đập lên vai ông, rồi có tiếng thì thào: “Anh bạn ơi, chúng tôi cũng đều nghĩ như anh, nhưng xin anh cứ đứng lên, sẽ an toàn cho anh hơn!”

Vậy đó, sự kính trọng dễ làm giả hơn lòng thương yêu. Thế nên, Vị Vua Giêsu chỉ đòi hỏi lòng thương yêu vì Người chính là Tình Yêu. Người dễ dàng phân biệt Tình Yêu thực thụ và Tình Yêu giả mạo như phân biệt chiên và dê. Cả chiên và dê đều không nhận ra Ông Vua vi hành nhưng chiên biết yêu thực sự trong khi dê thì không. Đã không biết bao nhiêu lần tôi nghe đoạn Tin Mừng trên mà vẫn thấy khó áp dụng trong cuộc sống. Đã được học biết mọi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa nhưng sao vẫn thấy khó chấp nhận:
  • Chúa mà là anh chàng hippi tóc tai bù xù, dáng vẻ lười nhác kia sao?
  • Chúa mà là cô gái váy ngắn cũn cỡn, mắt quầng thâm mất ngủ kia sao?
  • Chúa mà là thằng nhóc “trà đá” bộ mặt gian xảo kia sao?
  • Chúa mà là gã xe ôm miệng lưỡi dẻo quẹo kia sao?
  • Chúa mà là con mẹ tạp dịch mặt khó đăm đăm, càu nhàu luôn miệng kia sao?
Và cứ thế, cứ thế… Tôi thành dê lúc nào không hay. Tim tôi dần chai cứng, trí óc tôi luôn bận bịu với những luận chứng xã hội học, những diễn giải luân lý, những biện chứng Đức Tin… Tôi cần có một hệ thống hoàn hảo để “nhận diện” Thiên Chúa nên không còn thời gian để tìm hiểu xem Chúa muốn điều gì nơi tôi.
Tôi lại nhớ câu chuyện một ông già sưu tập tranh. Với thời gian, ông cũng có được một bộ sưu tập kha khá những bức tranh đáng giá. Trong chiến tranh, đứa con trai duy nhất của ông gia nhập quân đội và tử trận. Một đồng đội của chàng đã về báo tin cho ông kèm theo một bức tranh chân dung của con trai ông:
  • Thưa bác – chàng trai nói – con trai bác đã từng cứu sống cháu, nhưng cháu đã không làm được gì cho anh ấy. Cháu biết bác thích tranh nên đã vẽ lại theo trí nhớ ảnh con trai bác, hy vọng điều đó cũng an ủi bác được phần nào.
Vài năm sau, ông cụ cũng buồn mà qua đời. Sau khi an táng ông xong, luật sư riêng của ông mở cuộc bán đấu giá tranh sưu tập của ông theo di chúc. Nhiều nhà buôn tranh đến tham dự với hy vọng sẽ kiếm được món hời. Vị chủ tọa khởi đầu bằng bức chân dung cậu con trai, nhiều tiếng xì xào nổi lên phản đối vì cái họ đang mong chờ là tranh của Gauguin hay Cézane kia. Tuy nhiên, vị chủ tọa đã long trọng tuyên bố:
  • Thể theo yêu cầu của người quá cố, buổi đấu giá sẽ bắt đầu bằng bức chân dung này. Giá khởi điểm là 50 $, ai trả hơn nào?
Im lặng bao trùm thính phòng, một vài cái phẩy tay, dăm cái lắc đầu… Bỗng có một ông cụ đứng lên:
  • Thưa quý vị, tôi là hàng xóm của người quá cố, tôi vì tò mò mà sang xem cuộc đấu giá này chứ không có ý định mua bán vì tôi không có tiền. Tôi biết cậu thanh niên trong bức tranh này từ khi cậu ta còn bé, đó là một chàng trai hiền lành và tốt bụng! Nếu quý vị không phiền, xin bán cho tôi bức chân dung này với giá 20$ vì tôi không có nhiều hơn.
Nhiều cử chỉ tỏ vẻ tán đồng. Vị chủ tọa dõng dạc tuyên bố:
  • 20$ lần thứ nhất, 20$ lần thứ hai, 20$ lần thứ ba… Xong! Bức chân dung này thuộc về bác, và xin trân trọng thông báo: Buổi đấu giá đến đây chấm dứt.
Nhiều tiếng phản đối nổi lên:
  • Sao vậy? Buổi đấu giá còn chưa bắt đầu kia mà! Còn những bức tranh kia thì sao?
Vị chủ tọa ôn tồn giải thích:
  • Cũng thể theo yêu cầu của người quá cố, ai mua được bức tranh cậu con trai ông ta thì dĩ nhiên được sở hữu tất cả số tranh còn lại…
Có lẽ những người tham dự đấu giá nọ cũng tiu nghỉu y như những người đứng bên trái: “Có bao giờ con thấy Chúa…” Giá như trước khi đi dự đấu giá, họ thử tìm hiểu ý muốn của ông già kia: Ông cũng như mọi người, muốn để lại tài sản cho đứa con thừa tự duy nhất của mình. Ông sẽ không để con trai ông xa những bức tranh còn lại. Đơn giản vậy mà không ai hiểu ra: Ai có được người con trai (hay hình ảnh của người con), người đó có tất cả! Thiên Chúa cũng thế, ai sở hữu Con Người (hay hình ảnh của Con Người), người đó có cả một Vương quốc ở đời sau.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con luôn nhớ rằng: Mỗi người anh chị em mà chúng con gặp thường ngày đều mang hình ảnh của Chúa. Xin cho chúng con sẽ biết mở rộng con tim và bàn tay với mọi người; không xét nét, không đòi hỏi, không câu nệ… Nhờ đó, chúng con được xếp vào hàng những con chiên bên phải Người trong ngày Người quang lâm. Amen. 

10:34:00
$pageIn
Hạt Giống Lời Chúa ( số 232)


Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu (Mt 25, 31-46).

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Con Người đến trong vinh quang, có hết thảy mọi thiên thần hầu cận, Người sẽ ngự trên ngai uy linh của Người. Muôn dân sẽ được tập họp lại trước mặt Người, và Người sẽ phân chia họ ra, như mục tử tách chiên ra khỏi dê. Chiên thì Người cho đứng bên phải, còn dê ở bên trái.

"Bấy giờ Vua sẽ phán với những người bên hữu rằng: 'Hãy đến, hỡi những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy lãnh lấy phần gia nghiệp là Nước Trời đã chuẩn bị cho các ngươi từ khi tạo dựng vũ trụ. Vì xưa Ta đói, các ngươi cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu các ngươi đã viếng thăm; Ta bị tù đày, các ngươi đã đến với Ta'.

"Khi ấy người lành đáp lại rằng: 'Lạy Chúa, có bao giờ chúng con thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống; có bao giờ chúng con thấy Chúa là lữ khách mà tiếp rước, mình trần mà cho mặc; có khi nào chúng con thấy Chúa yếu đau hay bị tù đày mà chúng con đến viếng Chúa đâu?' Vua đáp lại: 'Quả thật, Ta bảo các ngươi: những gì các ngươi đã làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây là các ngươi đã làm cho chính Ta'.

"Rồi Người cũng sẽ nói với những kẻ bên trái rằng: 'Hỡi phường bị chúc dữ, hãy lui khỏi mặt Ta mà vào lửa muôn đời đã đốt sẵn cho ma quỷ và kẻ theo chúng. Vì xưa Ta đói, các ngươi không cho ăn; Ta khát, các ngươi không cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi chẳng tiếp rước; Ta mình trần, các ngươi không cho đồ mặc; Ta đau yếu và ở tù, các ngươi đâu có viếng thăm Ta!'

"Bấy giờ họ cũng đáp lại rằng: 'Lạy Chúa có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói khát, khách lạ hay mình trần, yếu đau hay ở tù, mà chúng con chẳng giúp đỡ Chúa đâu?' Khi ấy Người đáp lại: "Ta bảo thật cho các ngươi biết: những gì các ngươi đã không làm cho một trong các anh em bé mọn nhất của Ta đây, là các ngươi đã không làm cho chính Ta'. Những kẻ ấy sẽ phải tống vào chốn cực hình muôn thuở, còn các người lành thì được vào cõi sống ngàn thu".


Đó là lời Chúa

Mục lục:

SUY NIỆM
ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

PM. Cao Huy Hoàng

Lm. Gioan Nguyễn Văn Ty

Lm. Jos. Tạ Duy Tuyền

Lm. Inhaxiô Trần Ngà

JKN

Pio X Lê Hồng Bảo

Số Phận Chiên Và Dê
Alphonse Marie Trần Bình An

Vương Quyền Từ Thập Giá
Thanh Hương

THƠ TIN MỪNG
Phúc Vĩnh Hằng
Hạt Nắng

Con Đâu Có Ngờ!
M. Madalena Hoa Ngâu

Ngài Đó Sao?
Bâng Khuâng Chiều Tím

Giêsu Vua Vũ Trụ
Đỗ Văn

Vua Tình Yêu
Lm. Khuất Dũng sss

Chúa KiTô Vua Vũ Trụ
Thế Kiên Dominic

Vị Thẩm Phán Công Minh
Mic. Cao Danh Viện

Vua Của Công Bằng
Trầm Hương Thơ

Dụ Ngôn Phán Xét
Giuse Nguyễn Văn Sướng

Vua Yêu Thương
Vincent Khánh Trần

Xin Ơn Đừng Vô Cảm
Đỗ Thảo Anh

Vua Tình Yêu
Song Lam

Chúa Ki-Tô Vua
Paul Nguyễn Minh Thông

Giêsu Vua Tình Yêu
Nt Bích Ngọc

Giêsu Vua Tình Yêu & Vua Trời Và Nhân Quyền
Cát Vàng

Ngài Đó Sao?
Nắng Sài Gòn

Khải Hoàn Ca
AP. Mặc Trầm Cung





VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt


Bài Tin Mừng hôm nay cho ta thấy nhiều sự thật quan trọng về kết cục của con người.
Sự thật thứ nhất là: thế giới này sẽ chấm dứt. Không có gì vĩnh cửu ở đời này. Mọi sự sẽ qua đi. Những gì được coi là bền vững lâu dài rồi cũng tan thành cát bụi. Của cải, tài năng, công danh cũng sẽ trở thành hư vô. Cả đến con người cũ cũng không còn. Sau cùng mọi người bằng nhau và phải đến trước tòa Chúa để chịu phán xét.
Sự thật thứ hai là: mọi người sẽ bị xét xử. Tất cả mọi người sẽ tụ tập lại. Tất cả mọi người sẽ phải trả lời về những gì mình đã làm trong cuộc đời. Cuộc xét xử sẽ diễn ra công khai. Những trách nhiệm liên đới sẽ được sáng tỏ. Những liên hệ thầm kín sẽ được phơi bày. Nếu trên trần gian ta phải chứng kiến bất công thì tại phiên xử cuối cùng này sẽ có công bằng tuyệt đối. Chẳng ai có thể mua chuộc vị quan tòa tối cao, quyền uy và công thẳng.
Sự thật thứ ba: sẽ có một vương quốc mới. Tuy nhiên kết thúc thế giới cũ không phải là chấm dứt tất cả. Chúa Giêsu tổng kết thế giới cũ để đưa nhân loại vào một thế giới mới. Thế giới không còn thời gian. Thế giới vĩnh cửu. Thế giới không còn đau khổ. Thế giới hạnh phúc tràn đầy. Vì Chúa sẽ thiết lập một vương quốc mới: vương quốc tình yêu. Cuộc xét xử chính là một cuộc tuyển lựa những công dân cho vương quốc mới. Vì là vương quốc tình yêu nên chỉ những ai có tình yêu mới được vào. Luật lệ trong vương quốc mới chỉ có một luật duy nhất: luật tình yêu. Việc cai trị cũng chỉ theo một nguyên tắc duy nhất: tình yêu. Chúa Giêsu trở thành Vua Tình Yêu.
Sự thật thứ bốn: đời này là cơ hội duy nhất. Thế giới mới và vương quốc mới không phải bất ngờ mà có, nhưng được xây dựng ngay từ đời này. Đời này tuy chóng qua nhưng là cơ hội để ta xây dựng vương quốc mới. Những ai có lòng yêu thương anh em, đặc biệt những anh em nghèo khổ, bé mọn, sẽ được tuyển chọn vào Nước Trời. Đời này ngắn ngủi nhưng lại là cơ hội duy nhất. Hết đời này sẽ không còn cơ hội nữa. Sẽ đi đến chung cuộc. Vì thế ta phải vội vàng mau mắn thực hành giới luật yêu thương, kẻo không kịp.
Với dụ ngôn ngày phán xét cuối cùng, Chúa Giêsu đã tỏ lộ cho ta hết những bí mật của vận mạng thế giới. Và chỉ vẽ cho ta con đường để được nhận vào Nước Chúa: thực hành yêu thương bằng những việc làm cụ thể. Cho người đói ăn. Cho người khát uống. Cho người rách rưới ăn mặc. Thăm viếng người đau yếu và kẻ tù đầy. Đây là những việc vừa tầm tay mọi người. Ai cũng có thể làm được. Ai cũng có điều kiện để làm.
Lạy Chúa Giêsu Vua Tình Yêu, xin cho con biết thực hành yêu thương, để được nhận vào Nước Chúa. Amen.
GỢI Ý CHIA SẺ
  1. Dụ ngôn ngày phán xét cuối cùng cho thấy những sự thật nào?
  2. Ta có thể làm chủ vận mạng mình được không?
  3. Điều kiện để được vào Nước Chúa có khó khăn gì không?
  4. Nếu mọi người đều thực hiện Lời Chúa, bạn nghĩ thế giới này sẽ như thế nào? Có trở thành vương quốc của Chúa được không?

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt




CHÂN DUNG CHÚA GIÊSU KITÔ VUA
PM. Cao Huy Hoàng


Giáo Lý dạy rằng: “Thiên Chúa ở khắp mọi nơi”. Và Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã cụ thể hóa bài giáo lý ấy, bằng việc “Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và đã ở giữa chúng ta” (Ga 1,14)
- Giữa chúng ta với nhau có Chúa Giêsu ở giữa “Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ." (Mt 18, 20)
- Và có Chúa Giêsu trong tâm hồn mỗi người. “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy”. (Ga 6, 56)
- Những người bị đau khổ bắt bớ vì danh Chúa Giêsu Kitô, còn là hiện thân Chúa Giêsu nữa. Ông Sao-lê đi bắt các tín hữu, luồng sáng của Thiên Chúa làm ông ngã xuống. Ông hỏi: "Thưa Ngài, Ngài là ai ?" Người đáp : "Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ”. (Cv 9, 5)
Tin mừng Lễ Chúa Kitô Vua cho thấy cụ thể hơn chân dung của Chúa Kitô Vua nơi những con người đang sống chung quanh chúng ta: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống ; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước” (Mt 25,35)

Năm 1978, có một chú bé hơi bất bình thường hay ngồi trước tiền đường nhà thờ Hòa Yên, mỗi sáng, mỗi chiều. Ai cũng gọi chú bé ấy là “Thằng Thái Khùng”, và cứ hay đuổi chú ấy đi, vì nhà thờ là nơi trang nghiêm. Có tội gì mà phải xa lánh vậy? Trong khi đó, Thái vẫn ngồi đó, có quậy phá gì đâu! có la hét gì đâu! Chỉ có thỉnh thoảng gióng lên vài tiếng trống nhè nhẹ, không đến nỗi vang xa tới đâu cả! Tôi thầm cảm ơn Thái Khùng, vì cảm cảnh Thái Khùng nên ngày 14 tháng 11 năm 1978, những ngày trước lễ Chúa Giêsu Kitô Vua, tôi viết bài “Chân Dung Thượng Đế”.

-Một thằng bé mồ côi
Ngồi buồn một mình ở đầu hè trong lặng lẽ là thằng bé đầy thương đau. Buồn vì cuộc đời không một lời chia cùng nỗi đọa đày đó hằn in sâu
Lạy Chúa, Chúa đó sao? Sao Ngài vẫn im lặng?”
-Một người hành khất
Nằm ở đầu đường thân trần truồng khi chiều xuống người hành khất lệ hoen mi. Buồn vì ngàn lời giữa chợ đời xin một chút mà người vẫn thản nhiên đi.
Lạy Chúa, Chúa đó sao? Sao Ngài vẫn im lặng?”
-Một nông dân nghèo
Chiều về mệt nhoài sau một ngày trên ruộng rẫy mà cuộc sống còn lao đao. Thèm được một ngày cơm gạo đầy cho đỡ đói mà vẫn thấy gầy hư hao.
Lạy Chúa, Chúa đó sao? Sao Ngài vẫn im lặng?”
-Một tù nhân
Ngày từng ngày dài vẫn miệt mài trong ngục tối người người vẫn lời chua cay. Buồn vì cuộc đời không mặt trời chôn vùi kín tù ngục đó màu xanh rêu.
Lạy Chúa, Chúa đó sao? Sao Ngài vẫn im lặng?”
-Một cô gái
Chiều ngồi một mình khóc cuộc tình thân mồ côi người con gái sầu lên mi. Buồn vì cuộc đời không một lời thương phận gái từng người đến rồi quay đi
Lạy Chúa, Chúa đó sao? Sao Ngài vẫn im lặng?”

-Một người không nhà
Từng ngày dật dờ con đường mờ không nhà ở người lữ khách nhiều bơ vơ. Ngày thì lừng khừng đêm lùng khùng mong được chết để lòng đất làm gia cư
Lạy Chúa, Chúa đó sao? Sao Ngài vẫn im lặng?”

Chúa ơi! Chúa ơi, xin Ngài tha thứ tội vì lòng con hờ hững. Ngài đói không màng thương, Ngài khát không thèm cho Ngài uống.
Chúa ơi! Chúa ơi, xin Ngài tha thứ tội vì lòng con hờ hững. Ngài sống trong buồn đau mà con vẫn không để tâm yêu Ngài”

Hôm nay, khi nghe lại bài hát, tôi thấy còn thiếu sót nhiều lắm. Còn biết bao nhiêu “chân dung của thượng đế’ “chân dung của Chúa Kitô Vua Vũ Trụ” giữa một thế giới vô cảm này:
- Những người ăn dưa cà muối qua ngày đang sống ở vỉa hè dưới chân nhà hàng khách sạn của các đại gia thừa mứa.
- Những người bệnh không tiền chữa trị nằm chờ chết trên chiếc chiếu rách ngay ở khu ổ chuột bên cạnh bệnh viện cao ngất đến chín mười tầng.
- Những người lầm lỡ một đời đã đau khổ, nhục nhã, còn đau khổ nhục nhã hơn đến mức thất vọng khi nghe tin một người bạn “đồng nghiệp” đã qua đời không được thánh lễ an táng nhưng được chôn tự do “ngoài” Đất Thánh.
- Những người bị đánh bầm dập ở Đồng Chiêm, những người bị đám tay sai điên loạn chửi bới, mạ lỵ, khủng bố ở Thái Hà, những người bị bất an mất ăn mất ngủ vì cảnh di dân tái diễn, còn phải di dời luôn cả mộ phần của những thân nhân đã yên giấc ngàn thu….bên cạnh những “lễ hội” rước xách tưng bừng cờ hoa trống nhạc tưởng như là tự do tôn giáo.
- Những người thấp bé nhất trong cuộc đời này, vừa thấp cổ bé miệng nên mở miệng mắc quai, vừa thấp nhà bé cửa nên không ai đoái hoài lui tới, vừa thấp trí khôn bé mánh mung nên không biết nịnh nọt đẩy đưa kiếm chác, vừa thấp chỗ ngồi bé xó đứng trong xã hội giáo hội nên chẳng ai ngó thấy, vừa thấp vốn liếng bé việc làm nên nợ nần chất đầy đầu ngập cổ…
- Những con người cùng khốn nhất trong cuộc đời này vì cảnh đời khuyết tật bất hạnh: có tay thiếu chân, có chân thiếu tay, có mũi thiếu mắt, có tai thiếu màng nhỉ… bên cạnh những người dư thừa đã có tay còn cần có người quạt, đã có chân còn cần người khiêng kiệu nghênh ngang.
Lạy Chúa, Chúa đó sao? Sao Ngài vẫn im lặng?”
Sao Ngài không tự giới thiệu cho hoành tráng rằng: “Giêsu đây, đừng khinh bỉ, đừng coi thường, nhưng hãy tiếp đón cho đàng hoàng tử tế”. Nếu Ngài lên tiếng hẳn hòi thì có lẽ không còn cái cảnh thò ơ vô tình hay dững dưng vô cảm nữa, mà ngược lại…

Thiết tưởng, chúng ta không thể trách Chúa như thế được. Nhưng hãy tự trách mình có một tâm hồn vô đạo trong con người mang tiếng là có đạo, lại là Đạo Thánh Đức Chúa Trời.
Vâng, có người đang vô tâm, dững dưng vô tình như quân vô đạo, người lương có, người giáo có, không để ý tới và thương yêu giúp đỡ người đau khổ, có thể cả tôi và bạn, đó là một thực tế.  

Nhưng, còn có một thực tế tuyệt đẹp hơn và chúng ta phải tạ ơn Chúa vì những mẫu gương đạo đức sống động: nhận ra Chúa Giêsu trong cuộc đời:
- Tôi nhớ ngày xưa, ở các làng quê ta, trước nhà, trước hàng rào, có cái lu nước và cái gáo dừa, để người đi đường có nước uống khi khát.
- Năm 1977, anh em chúng tôi may mắn được chứng kiến giờ hấp hối của ông cụ Bảo, không phải là tín hữu Công Giáo, ở Đồng Bò Nha Trang. Cô con gái khóc ròng thương tấm lòng của Cha, khi nghe lời Cha trăn trối: “Cha không có gì để lại cho con, gia tài cha chỉ có “cái lu sành và cái gáo dừa” trước nhà. Con nhớ lo gáo, lo nước sạch sẽ đàng hoàng cho người đi đường và nhất là mấy đứa chăn bò nó vào mà uống”.


-Tôi lại nhớ đến Cố Lm Phêrô Nguyễn Hữu Nhường, cha cựu chánh xứ của Giáo xứ tôi, sau khi xin được tiền xây dựng giếng nước và hệ thống máy nước, việc đầu tiên của Cha là bảo anh hai Dung, Hội Đồng Mục Vụ, xây cho cha một nhà mát nho nhỏ bên cạnh cổng nhà thờ, rồi cha bảo đặt ở đó mấy bình nước khoáng, cho người đi đường dừng chân nghỉ và uống nước.
-Tôi lại nhớ đến danh sách những ân nhân trong ngoài nước của Quỹ Mẹ Hằng Cứu Giúp trên trang www.trungtammucvudcct.com mà Cha Quang Uy ghi rõ trong mỗi trường hợp cứu giúp khẩn cấp. Thiết nghĩ họ đã giúp đỡ những người đau khổ, không vì lý do gì khác hơn là: đó là chân dung Chúa Giêsu.


-Sáng nay, 16-11-2011, tôi đến nhà trọ ở đường D1, khu cư xá 30-4 phường 25 Bình Thạnh, thăm anh Võ Thành Hữu Nghĩa - người bị tai nạn xe được các bác sĩ cho biết không qua khỏi sau ca mổ, hoặc nếu qua thì cũng chỉ sống thực vật – thấy anh đang phục hồi rất khá: trí nhớ rất tốt trong cái vỏ sọ méo mó, nói được nhiều và dần dần rõ. Anh nói: “Cảm ơn Chúa đã cứu em, cảm ơn mọi người cầu nguyện và giúp đỡ”.
……
-Rất đáng mừng, vì không thiếu những giáo dân đang nhìn ra chân dung Chúa Giêsu Kitô nơi anh em mình: Xin trưng dẫn một câu chuyện mới nhất:
Đêm qua, 15-11-2011, sau giờ kinh các linh hồn, nghe các anh chị LTXC báo chị Hường ung thư đang ở thời kỳ… chờ chết. Chị là người tân tòng, nhưng rất tin tưởng và phó thác vào Lòng Thương Xót của Chúa, đọc kinh LCTX cả ngày đêm và tinh thần an bình, thanh thản, vui tươi lắm. Nhà chị ở cách nhà tôi non cây số. Mọi người ra về. Tôi đến thăm ngay.



Chị đã bệnh 4 năm nay, từ 2007: Ung Thư Vòm Hầu. Phải chữa xạ trị, hóa trị… nhưng gia đình không có tiền, đành về uống thuốc nam. Năm 2009 ngưng thuốc vì không có tiền tiếp tục. Đầu năm đến nay, tình trạng bi đát hơn: “Ung Thư Gan Di Căn Lan Tỏa”. Ung nhọt nổi lên khắp người, lớn nhất ở cổ và vai, khắp người thì nhỏ nhỏ. Chị đau đớn nhức nhối cả người. bác sĩ khuyên gia đình: hết cách, bó tay.
Chị nói chuyện với tôi vui vẻ: “Em có bức ảnh Chúa Giêsu, lòng thương xót trên vách kìa! Chúa nhìn em suốt ngày! Em biết là em sẽ chết, nhưng em vui vì Lòng Thương Xót Chúa đã bảo anh chị em đến thăm em hằng ngày, đọc kinh với em, nói chuyện với em, chia sẻ với em… ngày nào em cũng có người, lương cũng như giáo. Đêm thì có anh Tuấn với mấy cháu, nằm đây luôn, kể chuyện, đọc kinh, rồi khi em đau quá thì lấy thuốc em uống, xoa bóp, an ủi… Có phải Chúa đến thăm em và đang ở với em không anh Hoàng”.
Tôi chưa kịp trả lời. Anh Tuấn, chồng chị bảo: “Đúng rồi, vác thánh giá đỡ Chúa đấy mà. Để Chúa đi đến nơi”
Chị Hường bảo: “Đến nơi chết đó hả. Em sắp chết rồi. Nhưng không sao, em chết trong tay anh, trong tay Chúa”.

Tôi nghĩ, người bệnh đang nhìn thấy Chúa đến thăm qua anh chị em LTXC, đang thấy Chúa không ngại nằm cạnh bên mình qua chồng con. Người khỏe thấy Chúa đang bệnh, cần lo cho Chúa, cần nằm bên Chúa, ủi an Chúa… để Chúa vui lòng vác thánh giá mà đi cho hết đoạn đường tế hiến.

Chào anh chị Tuấn Hường, tôi ra về. Anh Tuấn kéo tôi lại, chỉ bao gạo nói: “Anh em LTXC mới cho sáng nay đó! 500 ngàn nữa! Mấy năm nay Chúa nuôi tụi em”.
Ra về, tôi thầm tạ ơn Chúa vì tinh thần bác ái của anh em giáo dân hôm nay.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết nhận ra Chúa đang hiện diện giữa những anh chị em đau khổ nhất đang đồng hành với chúng con trong cuộc đời. Xin Tình Yêu Chúa thôi thúc trái tim chúng con mở rộng để đón nhận Chúa nơi anh em và sẻ chia cuộc sống nầy vì lòng yêu mến Chúa.

Chúng con cũng xin hướng về những anh em đang bị bách hại với một ngọn nến và lời kinh nguyện xin cho anh em được can đảm và bền đỗ. A men

PM. Cao Huy Hoàng 16-11-2011




VUA VŨ TRỤ MONG ĐƯỢC XÓT THƯƠNG…
Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB

Ấn tượng trước hết tôi có khi đọc đoạn Tin Mừng về ‘cuộc phán xét chung’ là theo đạo chẳng có ích gì, bởi vì khi tập hợp các dân thiên hạ trước mặt Người, và Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với dê, thì Vua Vũ Trụ đến trong vinh quang sẽ đâu có áp dụng tiêu chuẩn tôn giáo, có đạo hay không. ‘Những kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cũng đâu chỉ dành cho những người đã rửa tội, năng chịu các bí tích. Tiêu chuẩn Người áp dụng xem ra quá đời thường, quá nhân bản, và có phần nào quá thực dụng chủ nghĩa nữa là khác, đến độ cả các không Ki-tô hữu cũng dễ dàng đạt được: sống bác ái, từ nhân với hết mọi người. Các Phật tử chẳng hạn có lẽ còn thực thi ‘từ bi xả hỉ’ hơn cả người Công giáo, các đồng chí đồng đội ngoài chiến trường còn đùm bọc nhau keo sơn hơn cả các tu sĩ trong cộng đoàn. Nếu thế thì trở thành Ki-tô hữu, với tất cả các lời dạy bảo của Phúc Âm, đỡ nâng của Bí Tích, luật lệ luân lý sẽ ích lợi gì cho tôi trong cuộc xét xử của Đức Vua?

Ấn tượng tiếp theo là Đức Vua này quá chủ quan. Người xét xử không căn cứ theo một bộ luật khách quan được ban hành, trong đó có cả luật ‘mến Chúa yêu người’ vẫn thường được coi là quan trọng hơn hết. Luật pháp phải khách quan, nhất là khi xét xử, để cứ theo đó mà áp dụng công bằng cho mọi người. Đàng này tiêu chuẩn Đức Vua dùng để xét xử lại qui hướng trực tiếp về cá nhân Ngài: vì xưa Ta đói các ngươi đã cho ăn, Ta khát các ngươi đã cho uống, Ta là khách lạ các ngươi đã tiếp rước, Ta trần truồng các ngươi đã cho mặc, Ta đau yếu các ngươi đã thăm viếng, Ta ngồi tù các ngươi đến hỏi han”. Khi đặt các lời trên vào miệng Quan Án, hình như đức Giê-su muốn cho thấy chính Đức Vua vinh quang từ lâu vẫn hằng chờ mong để mình được mọi người xót thương và gia ân. Như vậy được chúc phúc hay bị nguyền rủa đều dựa trên một tiêu chuẩn chung là lòng nhân ái mà mỗi người có trong tương quan thuận hay nghịch với một Đức Vua hằng xót thương tha thứ và chờ đợi được thương xót lại.

Chập hai điều này lại với nhau, tôi mới thoáng phát hiện ra nét độc đáo và siêu việt của ơn gọi Ki-tô hữu mà mình được diễm phúc tiếp nhận. Nhiều người không phải là Ki-tô hữu, chưa hề biết gì về Đức Vua hằng thương xót và tha thứ, nhưng vô hình chung lại thường xuyên đi vào tương quan thuận với ‘Đấng dấu mặt’ hằng chờ đợi được xót thương Có bao giờ chúng tôi đã thấy Chúa đói, khát, là khách lạ, trần truồng, đau yếu hay ngồi tù…?” để mà cho ăn, cho uống, đón tiếp, cho mặc, thăm viếng hỏi han… Đức Giê-su cho thấy rõ, thế là đã quá đủ để tạo một tương quan thuận với Thiên Chúa tình yêu và chỉ đòi hỏi tình yêu. Ta bảo thật: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong các anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính ta vậy”. Tôi chúc mừng các anh em chưa biết Chúa! Thế nhưng, nếu chỉ mới giữ có một vế thôi mà đã thế, huống hồ chi giữ được cả hai. Và Ki-tô hữu là người duy nhất trên trần gian có khả năng được cả hai vế để tiến vào tương quan cá vị sâu đậm nhất. Nhờ đức tin mà ngay từ ngày lãnh phép rửa tội họ đã nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng đầy lòng nhân ái và yêu thương. Trong suốt quá trình sống đời Ki-tô hữu, nhất là khi lãnh nhận các Bí Tích, họ có không biết bao nhiêu dịp để cảm nghiệm được lòng từ ái của Đức Vua. Lời Chúa hằng thôi thúc họ diễn đạt tương quan với Người bằng đời sống bác ái, yêu thương và phục vụ. Tiêu chuẩn sống của họ không còn phải là một điều luật khách quan ‘kính Chúa yêu người’, mà là một tương quan nhân vị mới, cho dầu theo cách nói quen thuộc của người Do Thái đức Giê-su gọi đó là ‘Điều răn mới’, là anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em (Ga 13,34). Do đó không một Ki-tô hữu nào sẽ còn dám nói “Có bao giờ chúng tôi đã thấy Chúa đói…”. Họ có muôn ngàn dịp để nhận ra và cảm nghiệm Đức Vua yêu thương họ, và họ cũng thừa biết rằng Đức Vua đó khao khát được họ yêu mến và xót thương lại, qua hành động nhân hậu đối với các người anh em. Và khi gặp lại Đức Vua quang lâm, mọi Ki-tô hữu đều đứng thẳng và ngẩng đầu lên! (Lc 21,28) vì biết chắc rằng mình sẽ đứng bên phải trong số các kẻ được Cha Ta chúc phúc”.

Lạy Đức Vua Vũ Trụ, Vua tình yêu và xót thương, cảm tạ Chúa đã cho con cơ hội tuyệt vời để nhận biết con được Người xót thương và Người cũng khao khát được con thương xót lại. Chớ gì chương trình sống Ki-tô của con chỉ đơn giản là được xót thương để rồi đáp trả. Xin cho mọi người, không phân biệt lương giáo, biết cùng nhau ban phát lòng xót thương Chúa hằng khao khát, nhờ các Ki-tô hữu như con nhận thức ngày càng sâu sắc hơn: có một Đức Vua yêu mến và xót thương mọi người. Amen

Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB



KHI TÌNH NGƯỜI MẤT – BẠO LỰC LÊN NGÔI
Lm.Jos Tạ Duy Tuyền

Mỗi ngày chỉ cần lướt qua vài trang báo là có thể thấy vô số tin “tức” về hành vi bạo lực trong xã hội, mà nguyên nhân đâu có gì to tát: va quệt xe cộ ngòai đường, lời qua tiếng lại trong quán cà phê… thế là đánh nhau; một cái “nhìn đểu” cũng đủ là nguyên nhân giết người. Không thể không tự hỏi: vì sao bây giờ người ta nhục mạ nhau, đánh nhau, giết nhau… dễ dàng đến thế?

Dư luận Việt Nam thời gian qua rất phẫn nộ khi đọc được những dòng tin trên Facebook của một người có nick name “Kẹo Mút Chơi Bời” khoe khoang rằng: “Chúng tôi vừa đâm một ông già gần 60 tuổi... khả năng chết.”

Sau đó lại thêm: “Tin buồn! Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin, cụ già 60 tuổi đêm qua chúng tôi đâm xe máy đã củ tỏi hồi 17g07 ngày 02.11. Anh em phang lô đề nhiệt tình đi. Lão sinh năm 1953.”

Trước hiện trạng này, có người cho rằng một số thanh niên Việt Nam hiện nay không hề thấy lương tâm cắn rứt khi làm thiệt hại đến vật chất lẫn tinh thần của người khác, trái lại còn tỏ ra vui mừng, đặc biệt trong trường hợp này. Tin từ Công an TP Yên Bái cho biết người có nickname "Kẹo mút chơi bời" trên Facebook đã tới trình diện cơ quan công an ngày 10/11 theo giấy triệu tập để làm rõ hành vi gây phẫn nộ "lên Facebook khoe tông xe chết người”. Đúng như xác minh của Cơ quan Công an TP Yên Bái, người có nickname "Kẹo mút chơi bời" trên Facebook tên thật là Nguyễn Văn Linh (SN 1991, thị trấn Phong Hải, huyện Bảo Thắng – Lào Cai)

Theo Luật Sư Phạm Thanh Bình của công ty luật Hồng Hà thì “Kẹo Mút Chơi Bời” dù không phải là thủ phạm gây tai nạn (là người ngồi sau người gây tai nạn), nhưng không chịu đưa nạn nhân đi cấp cứu gây nên cái chết của ông này thì có thể bị xem xét trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này, tội danh dành cho người đồng phạm đó là “không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.”
Phải chăng xã hội ngày hôm nay đang đánh mất tình đồng loại bằng thái độ dửng dưng, thiếu trách nhiệm và vô cảm trước những bất hạnh của tha nhân? Có lẽ chủ nghĩa “Mackeno” đã ăn sâu vào tâm thức người trẻ hôm nay. Họ không còn tính nghĩa hiệp. Họ không còn nghĩ đến việc phải ra tay giúp đỡ tha nhân khi cần. Họ thích sống cho riêng mình và tìm tư lợi cho cá nhân hơn là dám sống cho lợi ích tha nhân. Họ không còn dám sống “mình vì mọi người” mà chỉ còn đòi người khác “mọi người vì mình” mà thôi.
Xã hội hôm nay dường như đã mất tình liên đới nên thiếu những nghĩa cử cao đẹp của tình người như: “lá lành đùm lá rách” hay “chị ngã em nâng”. Ngày xưa cha ông ta đã tìm được sự nâng đỡ của đồng bào, dẫu rằng nước có mất nhà có tan, nhưng vẫn tìm được niềm vui nhờ sự yêu thương đùm bọc của tình làng nghĩa xóm như câu ca dao xưa đã nói:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Ngày nay điều đó đã thay vào bằng sự vô cảm như lời tâm sự của chị Ngô Lan Chi thổ lộ trên trang facebook cá nhân: “Xã hội ngày càng phát triển, những giá trị đạo đức tốt đẹp đang bị các bạn trẻ dẫm nát bằng những phát ngôn gây sốc, bằng những việc làm mà không ai có thể tượng tượng ra. Tôi nghĩ lối sống vô cảm của một bộ phận bạn trẻ đang ngày càng biến tướng và có xu hướng lan rộng đối với những người trẻ xung quanh”.

Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta phải sống tình liên đới với tha nhân, không chỉ vì có chung một Cha trên trời nên “tứ hải giai huynh đệ”, mà còn vì con người là “hình ảnh Thiên Chúa”. Chính Chúa đã tự đồng hoá mình với những mảnh đời bất hạnh lầm than. Chúa mời gọi chúng ta: ai tiếp rước họ là tiếp rước chính Chúa. Ai giúp đỡ họ là giúp đỡ chính Chúa. Ngược lại, Chúa cũng sẽ luận phạt vì chúng ta đã từng khước từ thi ân cho những con người cùng khổ đó.

Thực vậy, trong ngày phán xét, Chúa không hỏi về bằng cấp của chúng ta cao hay thấp. Chúa không xét duyệt chúng ta dựa trên địa vị trần thế của chúng ta. Chúa phán xét theo tinh thần bác ái mà chúng ta đã dành cho tha nhân. Vâng, chúng ta đều phải trả lẽ trước mặt Chúa về tất cả những hành vi của mình. Nhưng công hay tội tuỳ thuộc vào lòng bác ái chúng ta có hay không trong những lời nói và việc làm của mình. Chúa đã từng chê trách thái độ vô cảm của những biệt phái, và của những thầy tư tế khi để mặc người bị nạn trên đường đến Giê-ri-cô. Chúa cũng từng dùng dụ ngôn để răn dạy thái độ dửng dưng trước bất hạnh của đồng loại qua dụ ngôn “người phú hộ và Lagiaro”. Chúa cũng sẽ luận tội nếu chúng ta cũng thiếu trách nhiệm và sống thiếu tình liên đới qua đời sống yêu thương và phục vụ tha nhân.

Chúa Giê-su là Vua, nhưng Ngài đã cúi mình phục vụ tha nhân. Ngài tự hoà nhập với con người. Ngài đồng hành với con người. Ngài chia sẻ phận người nổi trôi với con người. Ngài đã đến để phục vụ và hiến mạng sống vì hạnh phúc tha nhân. Ngài còn mời gọi chúng ta “ai muốn làm lớn hãy cúi mình phục vụ anh em”.

Xin Chúa giúp chúng ta luôn biết sống cao đẹp cho dẫu có thiệt thòi vì đi ngược lại với lối sống của thế gian. Xin cho chúng ta luôn can đảm làm chứng cho tình yêu bất diệt của Chúa là dám “thí mạng sống mình vì người mình yêu” và biết yêu thương tha nhân như chính mình. Amen

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

YÊU MẾN VÀ PHỤNG SỰ CHÚA NƠI THA NHÂN
Lm. Inhaxiô Trần Ngà


Hôm nọ, có người đàn ông đem đến cho tôi một tượng chuộc tội khá lớn. Bàn tay Chúa Giê-su chịu đóng đinh bị sút ra khỏi thanh ngang của cây thánh giá. Ông nhờ tôi đóng lại cây đinh bị sút để tượng Chúa Giê-su chịu nạn được gắn chặt trở lại vào thập giá như trước đây.
Tôi hỏi ông: “Một việc đơn giản như thế, sao ông không tự làm lấy, đem đến nhờ tôi làm gì mất công.” Ông trả lời: “Tôi không dám đóng đinh Chúa, sợ xúc phạm đến Người.”
Vậy mà mấy tuần sau, ông nầy lại vác rựa chém người hàng xóm, may có người can ngăn kịp thời, nếu không thì ông ta đã chém chết một hình tượng sống động của Thiên Chúa.
* * *
Nhiều người cung kính cúi đầu trước tượng ảnh thánh và không bao giờ dám xúc phạm đến ảnh tượng thánh do tay người phàm làm ra, nhưng lại ngang nhiên xỉ vả, mắng chửi, đánh đập những người chung quanh là hình tượng sống động của Thiên Chúa do chính Ba Ngôi Thiên Chúa dựng nên mà không áy náy lương tâm.
Sở dĩ như thế cũng chỉ vì người ta không nhận ra những người đang sống chung quanh mình là những hình tượng sống động của chính Thiên Chúa. Những hình tượng sống động nầy vẫn đáng trọng hơn những bức tượng bằng thạch cao, bằng gỗ đá… do tài năng con người tạo nên.
Chúng ta thử so sánh: bức tượng Đức Mẹ hay thánh Giu-se bằng thạch cao trên cung thánh nầy và những người đang chung sống chung quanh ta, bên nào trọng hơn.
Chắc chắn nhiều người sẽ bảo rằng: tượng Đức Mẹ trên cung thánh trọng hơn các bà các cô đang ngồi trong nhà thờ nầy. Tôi cho rằng nói như vậy không đúng. Thật ra, các bà các cô, các ông ngồi trong nhà thờ nầy trọng hơn tượng Đức Mẹ hay tượng các thánh. Tại sao?

- Thứ nhất là vì: Tượng Đức Mẹ chỉ là hình ảnh của Đức Mẹ, do bàn tay người phàm tạo ra bằng thạch cao, bằng gỗ đá, không có linh hồn, không có sự sống; trong khi những con người chung quanh ta đây là hình ảnh sống động của Thiên Chúa, có linh hồn, có sự sống, có trí khôn, do chính Ba Ngôi Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Chúa.
- Thứ hai: Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Tẩy (rửa tội) để tháp nhập ta vào thân mình Chúa như cành nho tháp vào thân nho, như bàn tay nối liền cơ thể, để ta được trở thành phần thân thể của Chúa Giê-su. Các bức tượng thánh không được vinh dự đó.
- Thứ ba: Chúa Giê-su lập bí tích Thánh Thể để ban Thịt Máu Người cho chúng ta, để chúng ta được nên cùng máu thịt với Người, được tiếp nhận sự sống đời đời của chính Người thông ban. Các bức tượng thánh không được vinh dự như thế.
- Thứ tư: Thiên Chúa Ba Ngôi còn ngự trị trong tâm hồn ta như trong đền thờ cao quý của Chúa. Các bức tượng thánh không được ân huệ lớn lao đó.
- Thứ năm: Mai đây, các bức tượng thánh sẽ bị mai một theo thời gian, còn chúng ta sẽ được Chúa cho lên thiên đàng hưởng phúc trường sinh với Chúa. Không một bức tượng thánh nào được diễm phúc lớn lao như thế.

Nói như thế không phải là xem thường ảnh tượng thánh nhưng để nhấn mạnh rằng nếu chúng ta tôn kính và không bao giờ dám xúc phạm ảnh đến ảnh tượng thánh, thì chúng ta cũng phải đối xử y như thế đối với anh chị em chung quanh.
Qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su khẳng định với chúng ta rằng mọi người chung quanh chúng ta, dù bần cùng cơ cực, dù đau yếu bệnh tật, dù bị tù đày hay bị ruồng bỏ… cũng đều đáng được tôn trọng, đáng được yêu thương và phục vụ vì họ là hiện thân của Chúa Cứu Thế, là phần thân thể của Chúa Giê-su.
Những ai cho người đói khát đang lang thang trên các vỉa hè một bát cơm thì Chúa Giê-su nói là họ đã cho Người ăn, vì người đói khát đó cũng chính là Chúa; những ai cho người rách rưới một tấm áo thì Chúa Giê-su nói là họ đã cho Người mặc, vì người rách rưới đó cũng chính là Chúa… Như thế, Người dạy rằng mọi kẻ quanh chúng ta là hiện thân của Người, làm gì cho họ là làm cho chính Chúa.
Nếu hôm nay chúng ta chửi mắng, chà đạp, gây buồn phiền đau khổ cho những người chung quanh thì đến ngày ra trước toà phán xét, Chúa Giê-su sẽ phán với chúng ta rằng: "Hỡi quân bị nguyền rủa kia, hãy đi cho khuất mắt Ta mà vào chốn cực hình dành sẵn cho ma quỷ và các thần ác, vì xưa kia ngươi đã đánh đập, chửi mắng, xỉ nhục Ta…”

Bấy giờ chúng ta sẽ biện bạch rằng: “Lạy Chúa, Chúa phán xét như vậy thật là oan cho con, vì có đời nào con dám đánh đập, chửi mắng hay xúc phạm đến Chúa!”
Chúa Giê-su sẽ trả lời rằng: “Những lúc các ngươi làm điều đó cho các anh em bé mọn của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta.”

Hôm xưa, khi ông Sao-lê (tức là thánh Phao-lô khi chưa trở thành tông đồ của Chúa) hăm hở tìm bắt những người tin theo Chúa Giê-su tại thành Đa-mát. (Nên nhớ là vào thời điểm đó Chúa Giê-su đã sống lại và lên trời rồi.) Ông bị quật ngã và có tiếng Chúa Giê-su vang lên giữa thinh không: "Sao-lê, tại sao ngươi bắt bớ Ta?" Phao-lô hết sức kinh hoàng: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Có tiếng từ trời đáp: "Ta là Giê-su mà ngươi đang bắt bớ". (Cv 22, 6-9). Sự kiện nầy chứng tỏ bắt bớ các ki-tô hữu là bắt bớ Chúa Giê-su.

Thánh Ca-mi-lô Len-li là đấng sáng lập “Hội Dòng Tôi Tớ các bệnh nhân”. Ngài luôn nhìn thấy Chúa Giê-su nơi các bệnh nhân, đến nỗi nhiều lần mang thức ăn cho họ, ngài nghĩ họ là Đức Ki-tô nên nài xin họ ban ơn và tha thứ tội lỗi cho mình. Ngài đứng trước mặt họ với với thái độ cung kính như thể đang ở trước nhan Chúa vậy.


Qua trang Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su dạy chúng ta bài học tối quan trọng trong đời người môn đệ, đó là phải biết nhận ra Chúa nơi mỗi anh chị em đang sống chung quanh chúng ta và hết lòng yêu thương phục vụ Chúa nơi những người đó.

Đó là cốt tuỷ của giáo lý công giáo. Đó là kim chỉ nam cho đời sống đạo. Đó là chìa khoá mở cho ta vào cửa thiên đàng.


Lm. Inhaxiô Trần Ngà

VIỄN CẢNH CÁNH CHUNG

JKN

Câu hỏi gợi ý:
  1. Người đời chúng ta dựa vào tiêu chuẩn nào để phân biệt người tốt kẻ xấu? Khi Thiên Chúa phán xét nhân loại, Ngài có phân biệt theo kiểu của chúng ta không? Ngài có mạc khải về những tiêu chuẩn phân biệt của Ngài không?
  2. Thiên Chúa phân biệt kẻ xấu với người tốt dựa trên tiêu chuẩn nào? Tại sao vậy? Phân biệt theo tiêu chuẩn ấy có hợp lý không?
  3. Qua bài Tin Mừng này, bạn có rút ra được bài học gì mới cho việc nên thánh của bạn không? Quan niệm về nên thánh của bạn có gì thay đổi không?

Suy tư gợi ý:
1. Viễn cảnh cánh chung: phân biệt chiên và dê
Bài Tin Mừng cho thấy một viễn cảnh sẽ xảy ra vào ngày cánh chung, nghĩa là vào thời điểm tận cùng của thời gian, cũng là của trần thế này. Ngày ấy, Thiên Chúa sẽ phân mọi người trên trần gian thành hai loại: một bên là những kẻ thật sự tin theo Ngài, bên kia là những kẻ không tin, hay những kẻ tự xưng là tin Ngài bằng lời nói, nhưng qua hành động lại tỏ ra không tin. Để ám chỉ hai hạng người này, bài Tin Mừng dùng hình ảnh chiên và dê, là hình ảnh mà ngôn sứ Ê-dê-ki-en đã dùng (x. Ed 34,17-24). Vì chiên và dê là hai loài thú cùng được chăn nuôi chung trong một đồng cỏ, ở chung với nhau trong một ràn. Chỉ đến thời kỳ xén lông thì người ta mới phân rẽ chúng theo loại. Dụ ngôn lúa và cỏ lùng (x. Mt 13,24-30) cũng cho thấy hai loại cây cùng sống chung với nhau - không phân biệt được - trên cùng một thửa ruộng. Cả hai cùng lớn lên bên cạnh nhau cho tời mùa gặt, chỉ tới lúc đó chúng mới bị phân rẽ: “cỏ lùng thì bó thành bó mà đốt đi, còn lúa thì thu vào kho lẫm” (13,30). Tương tự, chỉ tới ngày cánh chung, kẻ tin và không tin, kẻ thật sự tin và kẻ có vẻ tin mới được phân chia và tách biệt. Chúng ta hãy thử tự xét xem, vào ngày đó, mình thuộc loại nào?

2. Tiêu chuẩn để phân loại
Chỉ có Thiên Chúa, với trí tuệ sáng suốt vô cùng, nhìn thấu suốt tâm can con người, mới có thể xét từng người để xếp họ vào loại nào. Tin Mừng cho ta thấy:
- Ngày ấy, toàn nhân loại chỉ được phân ra thành hai loại: chiên và dê, tượng trưng cho người hiền và người dữ, kẻ tin và không tin Thiên Chúa, không có loại thứ ba.
- Ngày ấy, Thiên Chúa phán xét theo hành động chứ không theo lời nói của con người. Vấn đề là có làm hay không và làm như thế nào, chứ không phải là có nói hay không, có tuyên xưng hay không, hay nói và tuyên xưng thế nào.
- Ngày ấy, Thiên Chúa chỉ phán xét và phân loại dựa theo một tiêu chuẩn duy nhất: cách mỗi người đối xử với tha nhân chung quanh mình.

Dường như không có một tiêu chuẩn nào khác: Thiên Chúa không cần phân biệt ai là giáo hoàng, ai là giám mục, ai là linh mục, ai là giáo dân; không cần biết ai giàu ai nghèo, ai có địa vị ai là thường dân; thậm chí không cần biết ai đi lễ nhiều, ai đọc kinh nhiều, ai lần chuỗi nhiều, ai hành hương nhiều, ai cúng vào nhà thờ nhiều, v. v... Ngài chỉ xét có một điều: mỗi người đã làm gì và không làm gì cho tha nhân. Như thế, chính hành động của chúng ta - chứ không phải lời nói hay cái gì khác - quyết định chúng ta thuộc loại này hay loại kia.

3. Đó là tiêu chuẩn thực tế để phán xét ai tin và ai không tin
a) Tin vào Đức Giêsu là điều kiện để được cứu độ
Trên nguyên tắc, ai tin vào Đức Giêsu thì sẽ được cứu độ (x. Cv 16,31; Rm 10,9; 10,13), và người ta được nên công chính là nhờ đức tin (x. Rm 1,17; 3,22.26.30; 9,30; 10,4) chứ không phải nhờ việc làm (x. Rm 3,28; 9,32; Gl 2,16; 3,11; ). Thật vậy, người ta không trở nên công chính nhờ vào việc làm, hay nhờ việc tuân giữ nghiêm chỉnh các điều luật dạy. Thật vậy, rất nhiều người có những hành động rất tốt, rất thiện hảo, thậm chí rất vĩ đại, nhưng không phát xuất từ đức tin hay tình yêu thương, mà từ một động lực vị kỷ, nhằm lợi lộc cho mình. Nhiều nhà tỉ phú bỏ tiền ra xây bệnh viện, trường học để phục vụ người nghèo với điều kiện là bệnh viện hay trường học đó phải mang tên mình, để mình được lưu danh muôn thuở là người đạo đức, biết yêu thương người nghèo. Hành động bố thí như thế không làm cho người ấy nên công chính, vì không phát xuất từ đức tin hay tình thương.

b) Đức tin ấy phải đích thực, được chứng tỏ bằng việc làm
Người ta chỉ trở nên công chính nhờ đức tin. Nhưng đức tin làm cho người ta nên công chính phải là đức tin đích thực: “Quả thế, có tin thật trong lòng mới được nên công chính” (Rm 10,10). Đức tin đích thực không phải là loại “đức tin rẻ tiền”, là thứ đức tin chỉ được tuyên xung ngoài môi miệng mà không đi vào cuộc sống, không được chứng tỏ bằng việc làm hay hành động. Hàng rẻ tiền thường là hàng giả. Đức tin đích thực phải là thứ “đức tin đắt giá”, không chỉ được tuyên xưng ngoài miệng, mà được chứng tỏ bằng hành động, bằng những hy sinh cụ thể theo sự đòi hỏi của đức tin. Đức tin của chúng ta luôn luôn đòi hỏi một thái độ, một sự lựa chọn thích hợp. Vì không thể vừa tin, mà lại vừa có đời sống trụy lạc, hèn nhát, tham lam, ích kỷ... Thánh Gia-cô-bê xác định: “Đức tin không việc làm là đức tin chết” (Gc 2,14.17).

c) Việc làm của đức tin là việc làm gì?
Tin ở đây là tin vào Thiên Chúa, vào Đức Giêsu. Mà bản chất của Thiên Chúa chính là Tình Yêu, và Đức Giêsu chính là hiện thân của Tình Yêu Thiên Chúa giữa nhân loại. Do đó, những ai thật sự tin vào Thiên Chúa, vào Đức Giêsu, ắt phải yêu mến Ngài và trở nên giống Ngài, nghĩa là trở nên một hiện thân của tình yêu giữa những người chung quanh, gần gũi với mình nhất, đặc biệt với những người đau khổ, túng thiếu, bị áp bức, bất công, cần lòng thương xót. Như vậy, muốn biết ai tin vào Ngài, thì cứ xem cách người ấy cư xử với những người chung quanh, những người gần gũi nhất (vợ con, cha mẹ, anh chị em ruột thịt, bạn bè thân thiết...), và những người nghèo khổ cần được cứu giúp. Nếu tin Thiên Chúa đích thực, người ấy ắt sẽ phải cư xử với họ bằng tình thương, cụ thể qua sự hy sinh, chấp nhận mất mát đau khổ vì họ.

Vả lại, những người chung quanh ta, đặc biệt những người đang đau khổ cần được ta nâng đỡ, cứu giúp, chính là hiện thân của Thiên Chúa hay của Đức Giêsu bên cạnh chúng ta. Đức Giêsu xác định rõ điều ấy trong bài Tin Mừng hôm nay. Vì thế, yêu Ngài thì ắt nhiên cũng phải yêu hiện thân của Ngài bên cạnh chúng ta. Do đó, tới ngày phán xét, Ngài chỉ cần dùng một tiêu chuẩn để xét xem chúng ta có tin vào Ngài không, là dựa vào cách cư xử của chúng ta với tha nhân.

Để tóm gọn lại cách nên thánh cho chúng ta, Đức Giêsu nói: “Thầy ban cho anh em một điều răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau” (Ga 13,34-35). Tóm lại, yêu thương tha nhân chính là tiêu chuẩn để phân biệt giữa môn đệ đích thực của Đức Giêsu với những người khác.

Cầu nguyện
Tôi nghe Đức Giêsu nói với tôi: “Anh tin Thầy và sống đạo của Thầy thế nào, Thầy chỉ cần dựa vào cách anh đối xử với những người chung quanh anh là Thầy biết ngay. Chắc chắn anh không thể tin Thầy đích thực khi anh đối xử với những người chung quanh anh không ra gì. Họ chính là hiện thân của Thầy bên cạnh anh. Anh đối xử với họ thế nào là đối xử với chính Thầy như vậy. Anh yêu họ chính là anh yêu Thầy. Anh làm điều gì cho họ, chính là anh làm điều đó cho Thầy”.
JKN


CÓ BAO GIỜ CON THẤY CHÚA…?Pio X Lê Hồng Bảo


Cuối cùng rồi “Ông Chủ” hay “Vị Vua” trong các dụ ngôn cũng đã hiển thị trước mắt chúng ta qua đoạn Tin Mừng tuần này, tuần cuối cùng của năm phụng vụ. Vị Vua ấy, Ông Chủ ấy chính là Chúa Giêsu và Người đang đề cập đến ngày quang lâm của chính Người. Các dụ ngôn trước đây bỗng trở nên dễ hiểu khi “ẩn số” đã được mạc khải. Ý muốn của Vị Vua ấy cũng đơn giản và không lấy gì làm khó đoán. Ông cũng có phần “ích kỷ” như bao vị Vua khác: Chỉ thưởng cho những ai đã giúp cho chính mình! “Vì xưa ta đói, các ngươi đã cho ăn…” Có lẽ không còn gì đơn giản hơn! Không cần đánh Nam dẹp Bắc, không cần chinh Đông phạt Tây, không cần viết biên niên sử, không cần soạn phú chiêu binh, không cần xây lăng tẩm, không cần dựng đền đài… Phần thưởng cũng không phải tước hiệu hay huân chương mà chính là cả một Vương quốc. Hậu hĩ quá! Thế nhưng, Vị Vua Giêsu có tài cải trang để vi hành thật tuyệt luân, và điều thú vị là cả hai đối tượng được thưởng và bị phạt đều chưa từng nhìn thấy vị Vua kia trong suốt cuộc đời mình. “Có bao giờ con thấy Chúa...?” Cả hai đều trả lời như thế!

Các “ông vua” trần gian muốn biết thần dân đối với mình ra sao cũng dùng chiến thuật cải trang vi hành này, vì nếu để người dân nhận ra mình thì đâu biết “bụng dạ” thật của họ ra sao? Tôi bỗng nhớ câu chuyện phiếm về một nhà độc tài nọ: “Ông cũng cải trang đi vi hành, mỏi chân, ông ghé vào một rạp xi-nê. Khi bộ phim vừa dứt, quốc ca nổi lên và khuôn mặt nhà độc tài nọ được chiếu to lên trên màn ảnh rộng. Mọi người trong rạp đều đứng nghiêm, đặt tay lên ngực và hát vang bài quốc ca. Riêng ông vẫn ngồi gật gù ra vẻ hài lòng. Bỗng, có một bàn tay phía sau đập lên vai ông, rồi có tiếng thì thào: “Anh bạn ơi, chúng tôi cũng đều nghĩ như anh, nhưng xin anh cứ đứng lên, sẽ an toàn cho anh hơn!”

Vậy đó, sự kính trọng dễ làm giả hơn lòng thương yêu. Thế nên, Vị Vua Giêsu chỉ đòi hỏi lòng thương yêu vì Người chính là Tình Yêu. Người dễ dàng phân biệt Tình Yêu thực thụ và Tình Yêu giả mạo như phân biệt chiên và dê. Cả chiên và dê đều không nhận ra Ông Vua vi hành nhưng chiên biết yêu thực sự trong khi dê thì không. Đã không biết bao nhiêu lần tôi nghe đoạn Tin Mừng trên mà vẫn thấy khó áp dụng trong cuộc sống. Đã được học biết mọi người đều là hình ảnh của Thiên Chúa nhưng sao vẫn thấy khó chấp nhận:
  • Chúa mà là anh chàng hippi tóc tai bù xù, dáng vẻ lười nhác kia sao?
  • Chúa mà là cô gái váy ngắn cũn cỡn, mắt quầng thâm mất ngủ kia sao?
  • Chúa mà là thằng nhóc “trà đá” bộ mặt gian xảo kia sao?
  • Chúa mà là gã xe ôm miệng lưỡi dẻo quẹo kia sao?
  • Chúa mà là con mẹ tạp dịch mặt khó đăm đăm, càu nhàu luôn miệng kia sao?
Và cứ thế, cứ thế… Tôi thành dê lúc nào không hay. Tim tôi dần chai cứng, trí óc tôi luôn bận bịu với những luận chứng xã hội học, những diễn giải luân lý, những biện chứng Đức Tin… Tôi cần có một hệ thống hoàn hảo để “nhận diện” Thiên Chúa nên không còn thời gian để tìm hiểu xem Chúa muốn điều gì nơi tôi.
Tôi lại nhớ câu chuyện một ông già sưu tập tranh. Với thời gian, ông cũng có được một bộ sưu tập kha khá những bức tranh đáng giá. Trong chiến tranh, đứa con trai duy nhất của ông gia nhập quân đội và tử trận. Một đồng đội của chàng đã về báo tin cho ông kèm theo một bức tranh chân dung của con trai ông:
  • Thưa bác – chàng trai nói – con trai bác đã từng cứu sống cháu, nhưng cháu đã không làm được gì cho anh ấy. Cháu biết bác thích tranh nên đã vẽ lại theo trí nhớ ảnh con trai bác, hy vọng điều đó cũng an ủi bác được phần nào.
Vài năm sau, ông cụ cũng buồn mà qua đời. Sau khi an táng ông xong, luật sư riêng của ông mở cuộc bán đấu giá tranh sưu tập của ông theo di chúc. Nhiều nhà buôn tranh đến tham dự với hy vọng sẽ kiếm được món hời. Vị chủ tọa khởi đầu bằng bức chân dung cậu con trai, nhiều tiếng xì xào nổi lên phản đối vì cái họ đang mong chờ là tranh của Gauguin hay Cézane kia. Tuy nhiên, vị chủ tọa đã long trọng tuyên bố:
  • Thể theo yêu cầu của người quá cố, buổi đấu giá sẽ bắt đầu bằng bức chân dung này. Giá khởi điểm là 50 $, ai trả hơn nào?
Im lặng bao trùm thính phòng, một vài cái phẩy tay, dăm cái lắc đầu… Bỗng có một ông cụ đứng lên:
  • Thưa quý vị, tôi là hàng xóm của người quá cố, tôi vì tò mò mà sang xem cuộc đấu giá này chứ không có ý định mua bán vì tôi không có tiền. Tôi biết cậu thanh niên trong bức tranh này từ khi cậu ta còn bé, đó là một chàng trai hiền lành và tốt bụng! Nếu quý vị không phiền, xin bán cho tôi bức chân dung này với giá 20$ vì tôi không có nhiều hơn.
Nhiều cử chỉ tỏ vẻ tán đồng. Vị chủ tọa dõng dạc tuyên bố:
  • 20$ lần thứ nhất, 20$ lần thứ hai, 20$ lần thứ ba… Xong! Bức chân dung này thuộc về bác, và xin trân trọng thông báo: Buổi đấu giá đến đây chấm dứt.
Nhiều tiếng phản đối nổi lên:
  • Sao vậy? Buổi đấu giá còn chưa bắt đầu kia mà! Còn những bức tranh kia thì sao?
Vị chủ tọa ôn tồn giải thích:
  • Cũng thể theo yêu cầu của người quá cố, ai mua được bức tranh cậu con trai ông ta thì dĩ nhiên được sở hữu tất cả số tranh còn lại…
Có lẽ những người tham dự đấu giá nọ cũng tiu nghỉu y như những người đứng bên trái: “Có bao giờ con thấy Chúa…” Giá như trước khi đi dự đấu giá, họ thử tìm hiểu ý muốn của ông già kia: Ông cũng như mọi người, muốn để lại tài sản cho đứa con thừa tự duy nhất của mình. Ông sẽ không để con trai ông xa những bức tranh còn lại. Đơn giản vậy mà không ai hiểu ra: Ai có được người con trai (hay hình ảnh của người con), người đó có tất cả! Thiên Chúa cũng thế, ai sở hữu Con Người (hay hình ảnh của Con Người), người đó có cả một Vương quốc ở đời sau.

Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con luôn nhớ rằng: Mỗi người anh chị em mà chúng con gặp thường ngày đều mang hình ảnh của Chúa. Xin cho chúng con sẽ biết mở rộng con tim và bàn tay với mọi người; không xét nét, không đòi hỏi, không câu nệ… Nhờ đó, chúng con được xếp vào hàng những con chiên bên phải Người trong ngày Người quang lâm. Amen.

Pio X Lê Hồng Bảo


SỐ PHẬN CHIÊN VÀ DÊ
Alphonse Marie Trần Bình An

Hôm nay Giáo Hội tôn vinh và mừng lễ Chúa Kitô Vua, theo như Tin Mừng Thánh Matthêu đã trình bày. Đó là vảo ngày cáo chung, Chúa Giêsu đến trong vinh quang, có các thiên sứ theo hầu, ngự lên ngai vinh hiển.
Lúc đó, các dân thiên hạ sẽ được tập họp trước mặt Ngài, và Ngài sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên và dê. Ngài sẽ cho chiên đứng bên phải Ngài, còn dê ở bên trái.

Ngài thẩm tra từng người về trách nhiệm đối với tha nhân, dựa trên năm nhu cầu căn bản của đời sống con người. Đó là lương thực, trang phục, gia cư, sức khỏe và tự do.

Trên ghế xét xử, Ngài công khai xác nhận những người hèn mọn, nhỏ bé, đói khát, trần truồng, đau yếu, không nhà, tù đầy, chính là Ngài. Do vậy, thiếu quan tâm giúp đỡ những người ấy, cũng chính là thiếu bổn phận với chính Chúa.

Điều khác lạ với lối xét xử thế gian, là Ngài không kết tội dựa theo các điều luật bị vi phạm, mà chỉ dựa theo ý nghĩ, lời nói và hành động  hay KHÔNG làm việc bác ái; như đã cho ăn, đã cho uống, đã tiếp rước, đã cho mặc, đã thăm nom, đã đến thăm; hoặc đã không cho ăn, đã không cho uống, đã không tiếp rước, đã chẳng thăm nom". Tội vô cảm, vô tâm, hờ hững, lãnh đạm, dửng dưng trước nỗi khổ đau người khác, mà lâu nay người ta vẫn tế nhị, nhẹ nhàng gọi là thái độ MAKENO. ( Mặc kệ nó)

Như thế, Chúa đòi hỏi con người phải nhận ra hình ảnh Chúa trong bất cứ ai đang đói khát, khổ sở và phải mở lòng yêu thương đùm bọc, bằng chính những hành động cụ thể, chứ không chỉ bằng những lời hứa hẹn xuông, hay tránh né thực thi bác ái. Tức là đức tin đòi hỏi có việc làm minh chứng, như Thánh Giacôbê đã nói: “Đức tin không việc làm là đức tin chết”(Gc 2,14.17).

Ở cửa thành Amiens một ngày mùa đông, chàng hiệp sĩ trẻ gặp người ăn xin dường như trần truồng. Martino nói:
- Tôi chỉ có áo quần và khí giới.
Rồi rút kiếm ra, Ngài xẻ đi nửa chiếc áo cho người ăn xin. Câu chuyện kết thúc với giấc mơ trong đó Martino thấy Chúa Kitô hiện ra mặc nửa chiếc áo và nói với các thiên thần.
Chính Martino đã mặc cho Ta đây. (Thánh Martino thành Tours, Giám mục, kính vào ngày 11/11 hằng năm)

Lạy Chúa Ki tô, Vua thống trị cả hoàn vũ, xin ban cho chúng con đức tin mạnh mẽ và nhạy bén, để có thể luôn nhận ra Chúa trong những người khốn khó, hèn mọn, cô đơn, đau khổ, bị áp bức, mà tận tình thương yêu giúp đỡ, thể hiện chân thực lòng bác ái. Hầu chúng con xứng đáng đứng vào phía đàn CHIÊN của Ngài. Amen

Alphonse Marie Trần Bình An


VƯƠNG QUYỀN TỪ THẬP GIÁ
Thanh Hương

Trong một thế giới luôn chỉ nghĩ đến những lợi lộc, tranh giành chỗ cao nhất, Vua Giêsu xuất hiện với một tình yêu thương trong sáng: tình yêu cho đi, tình yêu dâng hiến.

Chúa Giêsu, Ngài đã đến trần gian, và Ngài là Vua ư?
- Có phải? Chính hôm nào trong một đêm rất lạnh của mùa đông, Ngài đã hé mở cho con người danh xưng cao trọng đó, qua việc triều yết của ba nhà Đạo sĩ“Chúng tôi từ Phương Đông đến để thờ lạy Đức Vua”
- Có phải? Cũng chính những ngày cuối đời ở Giêrusalem, trước tòa án Philatô, Ngài cũng đã khẳng định: “TÔI LÀ VUA”, nhưng nước Tôi không thuộc thế gian này”
Một vị Vua lạ thế?
- Sao không đòi cho mình lầu son gác tía, mà là hang lừa tanh hôi, là thân phận thợ mộc nghèo hèn ẩn dật?
- Sao không muốn cho mình chăn êm nệm ấm, mà lại là không có nơi gối đầu qua đêm?
- Một Vị Vua lạ thế? “Thủ lãnh thế gian thì cai trị trong uy quyền thế lực, còn Con Người đến để hầu hạ, và hiến dâng mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người”

Vâng! Chúa Giêsu Kitô, Một Vị Vua kì diệu chỉ được phong vương ngang qua phỉ nhổ, nhạo báng, roi đòn, mão gai và cuối cùng là chết nhục hình.
Nhưng cũng chính từ đây, Ngài đã được “Thiên Chúa tôn vinh, tặng ban danh hiệu vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Để từ nay, khi nghe danh Ngài, muôn triều thần Thánh trên trời, muôn loài dưới thế, đến cả địa ngục phải khiêm cung bái gối lạy thờ”.
Chẳng thế mà các bài đọc của phụng vụ Chúa nhật lễ Kitô Vua không chỉ làm nổi bật uy phong lẫm liệt của một vị Vua hiển trị, mà còn nhấn mạnh đến những giáo huấn trong tinh thần yêu thương anh em, biết quên mình, cúi xuống mà phục vụ. 

Bài đọc I, làm cho ta trăn trở xúc động theo nỗi lòng của Vị Mục tử luôn thao thức, yêu thương hết mực từng con chiên một.
Bài đọc 2: Vị Mục tử ấy là Chúa Kitô, Người nắm mọi vương quyền trên trời, dưới đất
Bài Tin Mừng: Hiện thân của Vua Kitô nơi những kẻ hèn mọn, nghèo khổ, đang cần đến sự quan tâm chăm sóc của mọi người.
Những gì các ngươi đã làm cho anh em bé mọn nhất của Ta, là các ngươi đã làm cho chính Ta”
Ngài đã hóa thân trong những kẻ khốn cùng, không phải chờ đến ngày cánh chung mới gặp được Ngài, mà ngay từ bây giờ chúng ta đã được gặp Ngài qua những kẻ hèn kém, bé mọn nhất.

Thời đại bây giờ, con người ta cũng làm nhiều việc thiện lắm! Nhưng không thiếu những việc thiện vì muốn có tiếng thơm, tiếng tốt trong xã hội, để có bảng vàng ghi danh, có cơ hội thăng tiến. Sao không vì yêu?

Người ta làm việc thiện theo cách điều hành từ xavà từ trên rót xuốngchứ được mấy ai dám thực tâm hạ mình cúi xuống, dám xâm nhập vào thực tế mà chia sẻ đỡ nâng.

Cho nên, Vua Kitô vừa dùng lời giáo huấn, vừa cho chúng ta nhìn thấy một bức tranh rất sống động, một hình ảnh bát nháo của cùng cực, đói cái ăn, khát cái uống, rách nát, tù đày, của đủ mọi thành phần trong xã hội đang cần chính chúng ta cúi xuống để giúp đỡ hằng ngày.

Thực sự, khi được nhìn thấy hình ảnh đó trong tâm tình của những ngày cuối năm phụng vụ, thì mỗi chúng ta cảm thấy lòng mình chùng lại, và tự hỏi “Tôi đã làm gì cho Vua Kitô” trước viễn cảnh của ngày cánh chung mà ai trong chúng ta cũng phải đối diện.
Lạy Chúa Giêsu là Vua, Ngài đã đạt vinh quang và vương quyền bằng yêu thương, phục vụ, bằng roi đòn, mão gai. Từ thập giá nhục hình, đất nước Ngài được thiết lập nơi mọi tâm hồn, Vương quốc của Ngài từng ngày vẫn âm thầm tăng trưởng nơi những men muối, chờ ngày phục sinh.

Tạ ơn Ngài đã mở ngõ, để đưa chúng con vào vương quốc chỉ có tình thân ái cảm thông, thứ tha giúp đỡ. Và cao trọng hơn hết, chúng con còn được vinh dự thông chia vào chức quyền Vương Đế của Ngài, để trong vương quốc cõi lòng mình, mỗi người phải biết tự chủ vượt thắng các nết xấu, thay đổi cách đối xử với anh em chung quanh.

Xin cho con luôn biết ngước nhìn lên Thập giá, để học nơi Thập Giá của Chúa Kitô Vua nguồn suối yêu thương, phục vụ không bao giờ vơi cạn, nhưng thực sự vĩnh hằng.

Con nhìn lên Thập giá học yêu
Rồi cúi xuống tha nhân tiêu điều
Nghe từng nhịp trái tim thổn thức
Càng phục vụ, con lại càng yêu.

Thanh Hương - 17-11-2011



PHÚC VĨNH HẰNG
Chúa Nhật XXXIV – TNA – (Mt 25, 31 – 46)


Vương quốc Tình Yêu cõi vĩnh hằng,

yêu thương đặc tính chốn vinh thăng.

Chiên hiền tùng phục đời nghiêm túc,

dê dữ bất tuân sống nhập nhằng.

Đức ái, quên mình không vị kỷ,

niềm tin, dâng hiến chẳng kiêu căng.

Ai thương kiếp sống người nghèo khổ,

Đức Chúa thưởng ban phúc vĩnh hằng.

18/11/2011
Hạt Nắng



CON ĐÂU CÓ NGỜ!
Chúa Nhật XXXIV – TNA (Mt 25, 31 – 46)
Con đâu có ngờ, Chúa ơi! Con đâu có ngờ,
bước chân bơ vơ, của người lữ khách,
khó nghèo đói rách, hạt cơm ấm lòng,
của người long đong, cơn khát cô liêu,
trong cơn mưa chiều, là Chúa đó sao?

Con đâu có ngờ, Chúa ơi! Con đâu có ngờ,
tối tăm âm u, lao tù lạnh lẽo,
xác thân tàn héo, ốm đau liệt giường,
kiếp người tha hương, bạc bẽo tình thâm,
đắng cay âm thầm, là Chúa đó sao?

Chúa ơi! Con đâu có ngờ, con đâu có ngờ, Chúa ơi!
Chúa Là Vua, trên hết các vua,
Ngài là Chúa, trên hết các chúa
Đức Vua Tình Yêu, hóa thân tiêu điều
đi giữa dòng đời, khao khát tình người.

Chúa ơi! Con đâu có ngờ, con đâu có ngờ, Chúa ơi!
Chúa quyền uy, tuyệt đối công minh
lấy tình yêu, xét xử công bình
phân biệt chiên dê, thực thi đức ái
trái tim quảng đại, hưởng phúc trường sinh.

Con nay biết rồi, Chúa ơi! Con nay hiểu rồi,
sống trong tin yêu, công bình, bác ái,
trổ sinh hoa trái, hương thơm cuộc đời,
nụ cười xinh tươi, thăm viếng tha nhân,
thiết tha ân cần, tình Chúa khứng ban.

18/11/2011 - M. Madalena Hoa Ngâu

NGÀI ĐÓ SAO?
Chúa Nhật XXXIV – TNA – (Mt 25, 31 – 46)


Bước ai đi, giữa đời hiu quạnh,
bước chân buồn, thầm lặng lệ rơi.
Đói nghèo cơm hẩm cầm hơi,
bóng đêm phủ xuống màn trời gió sương.

Bước ai đi, vệ đường nắng đổ,
cơn khát lòng, tứ cố vô thân.
Mong đời một chút nghĩa nhân,
chén cơm, bát nước ấm lòng đơn côi.

Dáng ai xiêu, đường đời khốn khổ,
cơn mưa chiều, lệ đổ cơn đau.
Thân gầy héo hắt cỏ lau,
kiếp nghèo mơ ước nhiệm mầu thuốc tiên.

Nỗi cô đơn, muộn phiền khắc khoải,
chốn lao tù, ai đoái viếng thăm.
Lạnh lùng bốn bức tường câm,
mong người đồng cảm, lặng thầm xót xa.
*
Bài tình ca, tình ca đức ái,
Chúa dạy con quảng đại với người.
chính Ngài, hiện thân giữa đời,
yêu thương nhân thế gọi mời tình yêu.

Vua Tình Yêu, vương triều ngự đến,
đưa chiên ngoan về bến mong chờ.
Vĩnh hằng một cõi trời mơ,
niềm vui, hạnh phúc tình thơ ngút ngàn.
*
Đức Vua tái lập giang san
Một thế giới mới ngập tràn hương yêu.
Quốc Vương ngự trị huyền siêu …

18/11/2011
Bâng Khuâng Chiều Tím


GIÊ-SU VUA VŨ TRỤ

Trời đất muôn loài Chúa tạo ra

Núi sông, vạn vật, biển bao la.

Mặt trời rực rỡ, mây vương vấn

Ánh nguyệt lung linh, mưa thuận hoà.

Thân xác tạo hình từ cát bụi

Linh hồn tồn tại bởi tay Cha.

Giê-su quyền phép vua nhân loại

Thập Gía khổ hình cứu chúng ta.

Đỗ Văn



VUA TÌNH YÊU
Mt 25, 31 – 46

Chúa quang lâm uy linh hiển thắng
Rất nhân từ công thẳng vô biên
Tình thương cứu độ loan truyền
Đức Vua cao cả uy quyền tôn vinh

Sống bác ái công bình thánh thiện
Hầu ra mắt trình diện Đức Vua
An tâm vững dạ, xin thưa !
Việc lành phúc đức đưa ta vào Trời

Trở về đi những người tội lỗi
Hãy ăn năn thống hối giao hòa
Bao giờ việc đến xảy ra ?
Thời gian xét xử tưởng xa rất gần

Sống tám mối tinh thần phúc thật
Biết thứ tha hiệp nhất bên nhau
Đức tin, cậy mến bền lâu
Khiêm nhường tột đỉnh lặng sâu âm thầm

Gẫm Lời Chúa ươm mầm nảy mộng
Năng nguyện cầu sức sống dập dồn
Gia đình đạo đức bảo tồn
Thủy chung vẹn nghĩa tâm hồn sắt son

Vị Thẩm Phán không còn khoan nhượng
Ngày xứng đáng công thưởng đáp đền
Chiên dê tách biệt đôi bên
Đức Vua xét xử ngồi trên ngai tòa

Như Gió thoảng, như hoa tàn lụi
cuộc đời người ngắn ngủi mong manh
Hãy mau quyết định thật nhanh
Yêu thương phục vụ thi hành hôm nay

Lm. Khuất Dũng sss



CHÚA KI TÔ VUA VŨ TRỤ
(Mt 25, 31-46)

Người sẽ đến trong vinh quang cao cả .
Hầu cận Người là thiên sứ, thiên thần.
Quanh ngai vàng Chúa ngự, sáng vô ngần,
Dân thiên hạ tập trung trước nhan Chúa.
Như mục tử thi hành việc chọn lựa
Chiên và dê hai loại đứng hai bên,
Bên phải dành riêng cho các con chiên,
Loại  nọ bị đẩy về bên trái.
Lời phán quyết của Người thật quảng đại.
Phán quyết Người thật tuyệt đối công minh.
Phán quyết Người khiến ta phải giật mình,:
Việc làm tốt, không làm,đều xét xử…
Vua Vũ Trụ xót thương người lữ thứ,
Kẻ cơ hàn,đau yếu, bị tù đày,
Người quan quả ,cô đơn chịu đắng cay,
Tất cả, Chúa coi là anh em Chúa.
***
Ta khát! Ta khát” Ôi lời vàng đá
Chúa Giê Su khi rời bỏ thế gian
Tình yêu Người tột độ đến đầy tràn
Thương toàn thể nhân loại nơi hoàn vũ
-Con xin Chúa cho con can đảm đủ
Để sẵn lòng phục vụ anh em con.
Giúp tha nhân phần xác như phần hồn
Là phục vụ Chúa đầy lòng thương xòt.

Thế Kiên Dominic


VỊ THẨM PHÁN CÔNG MINH

Đến ngày chung cuộc nhân sinh
Người là Thẩm phán uy linh ngự triều
Sách vàng được mở phẳng phiu
Luật kia ghi một chử YÊU rõ ràng
Giữa đoàn Thiên sứ hàng hàng
Người là vua ngự ngai vàng oai phong
Trước nhan thánh, muôn vạn dân
Đợi chờ phán xét công bằng nghiêm minh
Ai vào được chốn thiên đình?
Người xây đức mến sống tình yêu thương
Thấy người đau khổ sầu vương
Thực thi bác ái, khiêm nhường trao ban
Nơi Người vũ trụ Bình an
Mọi loài mọi vật là con cái Người
Chan hoà sức sống xinh tươi
Yêu thương trong một Chúa Trời khoan nhân
Vua Ki Tô, Đấng hiến thân
Cho con hộ chiếu công dân Nước Trời
Hiến chương Mến Chúa Yêu người
Chu toàn luật Chúa cuộc đời quang vinh
Trong vương quốc chứa chan tình
Mỗi người hạnh phúc hiến mình cho nhau
Vua Vũ Trụ, Đấng là đầu
Yêu thương Nhiệm Thể ân trao tình nồng

09-11-2011
Mic. Cao Danh Viện



VUA CỦA CÔNG BẰNG
CN34TNA  (Mt.25,31-46)

NGÀI     là Thiên Chúa tình yêu
         nguồn ân sủng sớm chiều nuôi ta
VUA      xây vũ trụ bao la 
CỦA      muôn tinh tú hòa ca cửu trùng
TÌNH     Ngài ban phát vô cùng
YÊU       con người mãi thủy chung đời đời

LỜI        ban từ thuở xa khơi
NGÀI      truyền sự sống tuyệt vời cho ta
TRUYỀN  Lời dạy dỗ ban ra
DẠY        con người sống phải là thương nhau
MỘT       điều duy nhất trước sau
ĐIỀU       quan trọng nhất hãy mau thi hành
THƯƠNG người đói khát khó khăn 
NHAU      cùng chung góp miếng ăn giúp người

GIÚP       người rách rưới cho tươi
NGƯỜI    già  kẻ bệnh từng lời hỏi thăm
TÙ           đày cô quạnh quanh năm
TỘI          nhân đang phải lạnh căm từng ngày
KHỔ        đau đang ngửa bàn tay
ĐAU         thương đói lạnh hàng ngày quanh ta

NGÀI       không hỏi chuyện đâu xa
BAN         cho ơn phước nếu ta giúp người
PHÚC       thay ai được Nước Trời
LỘC         xuân muôn thuở ngàn đời chẳng phai
MAI          sau Ngài sẽ công khai
SAU         này vui hưởng bên ngai vĩnh hằng
MUÔN      đời Thiên Chúa công bằng
ĐỜI          ta phải biết siêng năng Lời Ngài.
Trầm Hương Thơ - 18.11.2011


DỤ NGÔN PHÁN XÉT
Lễ Chúa Kitô Vua - (Mt 25, 31-46)

Khi Con Người đến vinh quang
Thiên Thần chầu chực cao quang Ngai Trời
Muôn dân thiên hạ trên đời
Quây quần nghe xử bởi Lời phân minh
Như người mục tử chí tình
Vua tách tốt xấu chiên mình với dê
Dê tả, chiên hữu đôi bề
Bấy giờ Vua mới vỗ về chiên ngoan:
Cha Ta chúc phúc hân hoan
Này đây vương quốc thuộc đoàn các ngươi
Vì xưa Ta đói rã người
Các ngươi chẳng nệ chín mười cho ăn
Ta khát cho uống thỏa căn
Ta là khách lạ trở trăn đón về
Ta trần truồng quá ê chề
Áo quần cho mặc vỗ về ủi an
Ta đau yếu chẳng than van
Các ngươi thăm viếng nồng nàn tình thân
Ta tù rạc ngươi ân cần
Hỏi han chia sẻ đỡ đần cô đơn.
Người công chính bẩm: Nguồn cơn
Bao giờ thấy Chúa van lơn mà hòng
Cho ăn khi Chúa đói lòng
Khát mà cho uống, đèo bòng khách xa
Trần truồng cho mặc hoặc là
Ngồi tù, đau yếu mặn mà hỏi han.
Đức Vua trìu mến chứa chan:
Mỗi lần làm thế cho đàn chiên Ta
Dù người bé mọn ấy là
Các ngươi làm chính cho Ta trong đời.
Rồi Vua quay trái nặng lời:
Đồ quân nguyền rủa cút thời khỏi Ta
Đời đời thiêu đốt chẳng tha
Ở nơi dành sẵn quỷ ma thụ hình
Vì xưa Ta đói, làm thinh
Ta khát chút nước nghĩa tình chẳng cho
Ta là khách lạ co ro
Đã không tiếp rước, mặc cho trần truồng
Ta đau yếu, Ta tù đày
Chẳng thăm, chẳng viếng bỏ rày cô đơn.
Chúng phân bua lẽ thiệt hơn:
Nào con có thấy Chúa sờn mẻ chi
Hay là đói, khát những gì
Trần truồng, khách lạ, yếu đau, ngồi tù
Mà không phục vụ Chúa ru?.
Bấy giờ Vua đáp: Lũ ngu, mỗi lần
Một người bé mọn trong dân
Các ngươi chẳng đoái thi ân, nghĩa là
Các ngươi chẳng đoái đến Ta.
Thế là cả lũ loại ra đời đời
Còn người công chính lên Trời
Hưởng Nhan Thánh Chúa rạng ngời vinh quang.”
*
Dụ ngôn ngẫm nghĩ bàng hoàng
Vua Trời đồng hóa Mình Vàng với dân
Căn cơ xét xử cân phân
Chính là đồng loại ân cần hay không
Ngày sau cá chép hóa rồng
Yêu người Chúa kể là công trên Trời
Yêu cầu này dễ tuyệt vời
Dù là dốt nát, dở hơi, sang, hèn
Hay là trí giả đáng khen
Tùy lòng, tùy sức đua chen lên Trời.

Giuse Nguyễn Văn Sướng



VUA YÊU THƯƠNG

Có vị Vua nhân lành vinh hiển
Tạo đất trời biển rộng núi cao
Vua GIÊSU Vua muôn loài
Yêu thương nhân loại chẳng hoài bản thân

Ngài sẽ đến chia phân từng loại
Người nhân lành,bại hoại tách ra
Nhân lành hưởng phúc Chúa Cha
Bại hoại khổ nhục xót xa trọn đời

Vua Giêsu gọi mời nhân đức
Yêu anh em nhỏ nhứt của Ngài
Yêu người thiếu vắng ngày mai
Tù đầy đói khát hình hài hôi tanh

Mến thương kẻ trót đành lỡ bước
Hay tật nguyền chẳng được ủi an
Cuộc đời còn tiếng khóc than
Chúa còn kêu gọi chứa chan tình người

Mong cuộc đời mọi nơi hạnh phúc
Trao yêu thương những lúc khi cần
Yêu người như chính bản thân
Chúa luôn hiện hữu nơi thân khó nghèo

Lời Ngài xin vững chân theo

Vincent Khánh Trần


XIN ƠN ĐỪNG VÔ CẢM
Chúa nhật 34TN-A

Có lẽ nhiều người đã bi quan
Khi nói người Việt Nam hiện nay vô cảm
Trước những đau khổ của tha nhân
Tôi có một bằng chứng rất gần
Nói lên sự không đồng tình quan điểm đó
Trong khu chợ làng tôi một thị trấn nhỏ
Có rất nhiều những người hành khất
Họ là những người già yếu, mù loà, què quặt
Tôi thấy trong chiếc nón hay chiếc mũ của họ
Bao giờ cũng rủng rỉnh khá nhiều tiền
Từ bàn tay và trái tim nhân hiền
Của những người đi chợ, thiếu nữ và trẻ em
Tôi tạ ơn Chúa cho họ và nguyện xin
Cầu Chúa cho chúng con đừng bao giờ vô cảm
Trước những người yếu đau, đói khát
Những người áo quần rách nát
Những người khách lạ hay cùng khốn trong chốn tù đày
Xin cho tim chúng con rung lên trước tiếng kêu cứu của Ngài
Trong những người anh chị em đó

Đỗ Thảo Anh


VUA TÌNH YÊU

Có vì vua rất lạ
Ra đời trong hang đá
Chẳng điện ngọc cung son
Không kẻ hầu người hạ

Có vì vua rất lạ
Lặng lẽ chốn cô thôn
Khi nắng tắt chiều hôm
Cầu nguyện bên đồi vắng

Những bước chân thầm lặng
Ngang dọc khắp đường dài
Từ bến đò xóm chài
Đến hoang địa, thành thánh

Hóa thân đời lữ khách
Cùng kiếp người khổ đau
Một chiều trên đồi cao
Chết treo như tử tội

Có vì vua rất lạ
Đem hết cả đất trời
Mang cả ‘Trái tim Người’
Tặng ban cho nhân loại

Một vì vua rất lạ
Trong vương quốc tình yêu
Vương quốc cua huyền siêu
Hiến cho đời sự sống

Là vì vua rất lạ
Chiến thắng được tử thần
Đem mọi kẻ thế trần
Sống lại từ cõi chết

Là vì vua rất lạ
Chúa trên hết các Chúa
Vua trên hết các vua
Uy nghi quyền cao cả

Là vì vua rất lạ
Sẽ đến từ mây trời
Phán xét hết mọi người
Vào ngày không mong đợi…

Lạy Chúa Cả đất trời
Xin xóa hết tội đời
Cứu vớt kiếp con người
Vinh thăng trời đất mới.
16/11/2011
Song Lam


CHÚA KI-TÔ VUA
Chủ Nhật 34 TN-A (Mt. 25, 31-46)

Khi Con Người đến trong vinh quang”,
rộn rã hoan ca khúc khải hoàn,
chúc tụng Đấng nhân danh Chúa đến,
tiếng kèn thiên sứ thổi lừng vang.

Giờ đã điểm, thời khắc cánh chung,
loài người chịu phán xét chung cùng,
kẻ lành người dữ trước tòa Chúa,
chiên khấp khởi vui, dê hãi hùng.

Phước cho ai được vào đoàn chiên;
đau khổ không còn, giờ nghỉ yên,
cả cuộc đời gian nan khốn khó,
an nhàn hạnh phúc mãi triền miên.

Khốn cho kẻ liệt vào bầy dê,
sung sướng no đầy quá chán chê,
cố hữu trong tim dòng máu lạnh,
ác nhân thất đức thấy mà ghê.

Ngày mùa đến hỡi chòm sao rua,
Thiên Tử con Trời Vua các vua,
Đấng Cứu Thế Người đang ngự đến,
hoan hô Chúa “Chúa Ki-Tô Vua”

Paul nguyễn Minh Thông



GIÊSU VUA TÌNH YÊU
(Mt 25, 31-46)

Con chúc tụng Đức Vua cao cả
Vương triều Ngài Thập Giá chiến công
Nước Ngài biên giới cõi lòng
Hồn con khát Chúa luôn trông ngóng Ngài

Tin Lời Chúa tương lai vén mở
Thời cánh chung Chúa trở lại đây
Bao yêu thương để một ngày
Giêsu Thẩm Phán tỏ bày công minh

Chúa hoàn tất công trình cứu độ
Vương quốc Ngài nở rộ tình thương
Phúc ai gặp Chúa đời thường
Trong người thân cận bước đường sẻ chia

Kẻ gian ác phải lìa nhan thánh
Sống lạc loài bất hạnh bơ vơ
Vào giờ Chúa đến bất ngờ
Lời van trễ muộn bên bờ vực sâu

Chúa là Đấng khởi đầu hiện hữu
Là cội nguồn vĩnh cửu niềm tin
Tim con khát vọng Thiên Đình
Mong về bên Chúa đáp tình ân sâu

Trước bệ rồng Giêsu Thẩm Phán
Hết mọi người tứ tán muôn phương
Tin hay không, Chúa là Đường
Phải qua lối Chúa mà về cùng Cha

Tình yêu Chúa giục con hối hả
Mở con tim mở cả cái nhìn
Với Ngài tiếp tục công trình
Yêu thương cứu rỗi kết tình đệ huynh

Vương quốc Chúa hoà bình con ước
Cùng anh em gieo bước Tin Mừng
Niềm tin vào Chúa tuyên xưng
Dọn đường Chúa đến thăm từng con dân.

Nt Bích Ngọc


GIÊ-SU VUA TÌNH YÊU
(Mt 25, 31-46)

Vua Giê-su tình yêu sự sống
Vương quốc Ngài trải rộng vũ hoàn
Nắng mưa lành dữ hòa chan
Cánh chung phán xét phân đàn chiên dê.

Trao ban luật luận đề bát phúc
Lời Chúa suy tâm phục việc chăm
Chia cơm xẻ áo tù thăm
Triều thiên tận thuở xa xăm Chúa chờ.

Người đồng cảnh sao ngơ chẳng thấy
Xót kẻ nghèo lẩy bẩy yếu đau
Chạnh lòng đón nhận Chúa mau
Đừng tham vụ lợi cháy màu lửa thiêu.

Cứu dân tội Vua yêu thương chết
Thánh giá ngai gai kết triều thiên
Bảng Vua công bố muôn miền
Vua vâng Thánh Ý khiêm hiền tín trung.

Ngài hiểu nỗi khốn cùng nhân thế
Vua cúi mình ẵm bế dân lên
Trời cao con được khắc tên
Con yêu mến Chúa vui nền thánh ân.

Vua vĩnh cửu con cần chúc tụng
Ngài lại thêm ân sủng bình an
Tình Vua lộc thánh tuôn tràn
Lòng dân nguyện hiếu vững vàng kính tin.

Cát Vàng- 16-11-2011


VUA TRỜI VÀ NHÂN DUYÊN

Chúc tụng Giê-su Chúa hiển thắng
Muôn loài phủ phục trước ngai Vua
Tình Trời tuyển chọn người tôi tớ
Diễm phúc hiền thê đẹp bốn mùa.

Tẩy luyện tâm hồn rạng thánh điện
Hồng ân đức hạnh sắc hương duyên
Trung trinh đáp trả tình yêu Chúa
Sánh bước Vua Trời tấu nhạc thiêng.

Nhiệm lạ ơn Vua gọi hướng tới
Đồng hành tế lễ khắp muôn nơi
Ai tin tín thác theo chân Chúa
Sức mạnh uy Vua phủ suốt đời.

Thể chế quyền trần thoảng lốc biến
Giê-su vĩnh cửu bậc Vua hiền
Khuyên con tích góp hoa nhân ái
Hiến lễ hiền thê sớm tối chuyên.

Khất thực hiện thân vị Cứu Chúa
Ẩn tim thế giới thấu tình Vua
Khôn ngoan tỉnh thức ân cần tiếp
Thắp sáng dầu đèn dốc sức mua.

Thắm thiết tình Vua giục chiếu rạng
Áo trinh bác ái động thiên nhan
Nhân duyên vạn thuở Vua chờ đón
Tín nghĩa ân tình phúc hợp hoan.

Cát Vàng- 17-11- 2011


NGÀI ĐÓ SAO?
Chúa Nhật XXXIV – TNA – (Mt 25, 31 – 46)


Ngài đó sao, Chúa ơi! Nơi người nghèo khổ?
Vị Vua Tình Yêu, cao sang, thống trị địa cầu.
Vương quốc nhiệm mầu, không còn sầu đau, lệ đổ,
thế giới vĩnh hằng, nồng nàn, rộn rã tim yêu.

Ngài đó sao, Chúa ơi! Nơi người túng thiếu?
hạt cơm cầm hơi, bơ vơ, chiếu đất màn trời.
Giam hãm cuộc đời, lao tù, tâm hồn lạnh giá,
mong chút lửa hồng, nồng nàn, sưởi ấm tim côi.

Ôi! Giêsu, Đức Vua Tình Yêu,
thương xót nhân trần, hiền từ, nhân ái.
Ngài hóa thân nơi người phận bạc,
đi giữa cuộc đời, tìm kiếm tình yêu.

Ôi! Cao quang, Vương Quốc Tình Yêu,
cao quí, vĩnh hằng, ngập tràn hạnh phúc.
Ngài đến trong vinh quang rạng ngời,
yêu thương gọi mời, những người bừng sáng tim yêu.

Ngài đó sao, Chúa ơi! Tình Ngài tỏa chiếu,
ngọt hương tình yêu, yêu tha nhân như chính thân mình.
Đi giữa cuộc đời, nụ cười, trao người sầu khổ,
vun đắp tình người, Nước Trời, hạnh phúc muôn nơi.

17/11/2011
Nắng Sài Gòn


KHẢI HOÀN CA
Lễ Đức Giêsu KiTô Vua Vũ Trụ. – Năm A - ( Mt 25, 31 – 46 )
Giải thoát con người họa diệt vong,
Adam mới đã quyết một lòng.
Chiến thắng tội khiên cùng sự chết,
thủ lãnh họp đoàn chiên ước mong.

Xuất hiện uy quyền, ngai uy linh,
cơ binh thiên sứ phủ phục mình.
Hộ giá cận hầu ngày chung thẩm,
chiên, dê tách biệt xử công minh.

Đồng hóa phận mình với tha nhân,
bất hạnh, khổ đau, kẻ túng bần.
Hạ mình thấp kém, thân bé mọn,
yêu thương tiêu chuẩn để đo, cân.

Vương quốc của Ngài nặng chữ “Yêu”,
phục vụ tha nhân mến thương nhiều.
Hành vi cứu độ không trì hoãn,
dâng hiến đời mình, lễ toàn thiêu.

Mục Tử nhân lành, Vua yêu thương,
trọng thưởng cho chiên sống kiên cường.
Giới luật tình yêu hằng ấp ủ,
gieo rắc an bình khắp muôn phương.

Thẩm phán oai hùng rất cao sang,
vũ trụ đồng thanh khúc khải hoàn.
Chúc tụng ngàn trùng Vua Nhân Ái,
vương quyền hiển trị, ngai vinh quang.

AP. Mặc Trầm Cung

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.