tháng 10 2012 | GIÁO XỨ LỘC THỦY

tháng 10 2012

12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích


NĂM ĐỨC TIN
(11.10.2012 – 24.11.2013)

Nội dung

A. Tóm lược Tự Sắc “CỬA ĐỨC TIN” của ĐTC
B. Chỉ dẫn mục vụ của Bộ Giáo Lý Đức Tin
C. Nhìn lại hành trình đức tin
D. Bước theo Chúa Giêsu phúc âm hóa đời sống
E. Lời kinh trong Năm Đức Tin

Văn phòng Tòa Tổng Giám Mục Thành phố HCM
8.9.2012


06:59:00

Châm ngôn của Thánh Augustin:

"Hãy yêu mến Thiên Chúa, rồi hãy làm mọi sự bạn muốn" 
"Cùng những đau thương nhưng có kẻ nhờ chúng mà lên Thiên đàng, lại có kẻ vì chúng mà sa hỏa ngục"
"Nếu bạn không bỏ cầu nguyện, thì hãy biết chắc rằng Chúa sẽ không thôi thương xót bạn"

Châm ngôn của Thánh Têrêsa Avila

"Chỉ một lần không chữa mình khi bị quở trách thì có ích hơn là nghe 10 bài đại giảng"
"Kẻ bỏ nguyện gẫm tự quăng mình vào hỏa ngục mà không cần ma quỷ phụ giúp "
"Mọi sự ta đã làm đều không là gì so với một giọt máu Chúa Ki-tô đã đổ ra vì ta "

Châm ngôn của Thánh Têrasa Calcutta

"Hãy làm mọi việc bình thường với trái tim phi thường"

Giới trẻ Lộc Thủy sẽ tiếp tục cập nhật thêm

06:17:00

THẦN HỌC KỂ TRUYỆN ( NARRATIVE THEOLOGY )
I. BỐI CẢNH
  1. Động Cơ
    • Sau Công Đồng Vatican II, khoa Thần Học của Giáo Hội tiếp tục phát triển với hướng đi mới. Thần Học Giải Phóng ( Liberal Theology ) nảy sinh tại Nam Mỹ với chủ trương giải phóng con người qua guồng máy xã hội ( kinh tế, chính trị… ). Khoa này đã bị Toà Thánh, đặc biệt Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đả kích vì đi sai đường hướng chung của Hội Thánh.
    • Một khoa khác, hậu Thần Học Giải Phóng đã được phát triển bởi giới nghiên cứu Thánh Kinh. Khoa này được các nhà Thần Học tại Bắc Mỹ gọi là Narrative Theology ( Thần Học Kể Truyện ) và đã lan dần sang Âu Châu.
  1. Nguồn Gốc
    • Thần Học Kể Truyện được bắt đầu với hai nhà Thần Học của đại học Yale Divinity School, tiến sĩ George Lindbeck và tiến sĩ Hans Wilhelm Frei vào thập niên 70 và 80.
    • Ông George Lindbeck là một Mục Sư Lutheran, đã từng được Toà Thánh mời làm dự thính viên trong các phiên họp tại Công Đồng Vatican II, vì vậy khoa THKT của ông hơi có nhiều nét ảnh hưởng Công Giáo.
II. ĐỊNH NGHĨA
  1. Thần Học Kể Truyện là gì ?
    • Thần Học Kể Truyện đối nghịch với Thần Học Giải Phóng ở chỗ nó mang nét cộng đoàn thay vì chỉ chú tâm đến cá nhân ( “cogito ergo sum” ).
    • Thần Học Kể Truyện chú trọng vào nhân tính ( personhood ) và duy lý ( rationality ) của đời sống cộng đoàn và truyền thống.
    • Thần Học Kể Truyện chú giải và tìm hiểu Kinh Thánh theo lối suy tư về các mẩu truyện hoặc dụ ngôn, chứ không theo cách tường thuật của lối sử học.
  1. Tại sao nên sử dụng Thần Học Kể Truyện ?
    • Ngoài tranh ảnh và kiến trúc, “văn hóa” con người được phổ biến, phát triển và tồn tại bằng cách sử dụng ngôn ngữ loài người.
    • Ngôn ngữ diễn tả các biến cố và nhân vật qua cách tường thuật hoặc kể truyện.
    • Đa số những gì các tác giả Kinh Thánh chép lại, đều là các mẩu truyện ngắn.
    • Khi đi rao giảng Tin Mừng, chính Đức Giêsu cũng kể các truyện ngắn bằng cách dùng dụ ngôn với những hình ảnh minh họa rất sinh động mà lại bình dân, gần gũi với cuộc sống con người.
III. ÁP DỤNG:
Khi áp dụng vào Sư Phạm Giáo Lý, cần chú trọng vào 5 yếu tố sau đây:
1. Cảm nhận bằng một tương quan thân tình với Chúa Giêsu:
Gặp gỡ Chúa Giêsu qua trí tưởng tượng, hình dung, hư cấu, nhập vai và nhất là qua cảm nhận sâu xa khi đọc rồi kể lại các truyện trong Tân Ước. Đừng để lý lẽ làm chủ mình khi suy niệm về nội dung câu truyện.
2. Liên đới tới cuộc sống của chính mình:
Cần liên hệ các cảm nghiệm của Thánh Kinh từ câu truyện về Chúa Giêsu với những kinh nghiệm đã từng trải qua trong cuộc sống của chính mình.

3. Áp dụng cho đời mình:
Tiếp nối với sự liên đới trên, là áp dụng cho chính cuộc sống của bản thân.
Sau khi đã nhận định được bài học Chúa Giêsu muốn dành cho mình, cần bắt đầu thực hành cụ thể ngay trong cuộc sống hằng ngày.
4. Nhắm vào tính cộng đồng:
Khi nghe kể hoặc khi đọc các dụ ngôn, các mẩu truyện Kinh Thánh Tân Ước, chú ý xem tiếng kêu của những ai trong xã hội được vang lên ? Thí dụ lời than vãn của bà goá, của người phong cùi, của dân ngoại v.v…
5. Hiệp nhất giữa sự khách quan và chủ quan
Muốn hiểu những mạc khải Thánh Kinh cách khách quan, cần có được sự liên hệ cảm nhận với những kinh nghiệm cuộc sống của chính mình hôm nay một cách chủ quan.
Thí dụ: Bài “Chúa Giêsu chịu phép rửa”
Mục Tiêu: Khám phá những điểm giống nhau và khác nhau giữa các lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả và của Chúa Giêsu.
Định Giá: Các em dùng trí tưởng tượng để soạn thành một mẩu truyện ngắn, diễn tả cuộc đối thoại giữa Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu vào buổi tối trước ngày Ngài đến xin chịu phép rửa. Mẩu truyện được kể sẽ bao gồm những nét khác biệt cũng như tương đồng về Giáo Lý rao giảng của hai người.
Phân tích các điểm:
      • Biến cố chịu phép rửa là khởi điểm của hành trình rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu
      • Lời rao giảng của Gioan Tẩy Giả có sự khác biệt và cũng có sự tương đồng với lời giảng của Chúa Giêsu như thế nào ?
      • Tìm hiểu con người của Chúa Giêsu và ông Gioan Tẩy Giả
Sinh hoạt:
Viết truyện ngắn về một người nào đó mà các em hâm mộ vì người đó đã tự khám phá chính mình và trở nên thành công.
Dựa vào những gì đã học hỏi được ở trên, soạn một truyện ngắn, diễn tả cuộc đàm thoại của Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả vào buổi tối trước ngày Chúa chịu phép rửa.
      1. TÓM LƯỢC:
Thần Học Kể Truyện:
Qua các mẩu truyện trong các sách Tin Mừng về Chúa Giêsu, người nghe kể truyện được mời gọi suy tư những chân lý của Ngài, từ đó dẫn tới việc khám phá và cảm nhận toàn vẹn về nhân tính của Chúa Kitô.
Khoa này rất thích hợp với nền văn hoá và ngôn ngữ phổ thông trong cuộc sống, đơn sơ giản dị... nên nếu dùng cho các chương trình Giáo Lý từ trẻ em đến người lớn, sẽ đạt được hiệu quả sâu xa.
Tài Liệu Tham Khảo:
  • Wikipedia, “Narrative Theology”
  • Mark DeVine, theologyprof.com, “Narrative Preaching: Promise and Pitfalls”
  • Aidan Nichols, Liturgical Press, “The Shape of Catholic Theology”
  • Louis A. Delfra, Catholic Education March 2005, “Narrative theology in the high school classroom: teaching theology through literature”.

Phần I
TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN (2)
Nguồn câu hỏi: http://www.thoidiemmaria.net
Thiết kế: Giới trẻ Lộc Thủy

1. Thiên Chúa tạo dựng nên trời đất là để (SGL số 293):






2. Thiên Chúa tạo dựng nên mọi sự tốt lành ngay từ ban đầu, nhưng sự dữ về luân lý là tội lỗi cùng với sự dữ về thể lý là sự chết cũng đã xẩy ra sau đó, vì Thiên Chúa đã cho phép chúng xẩy ra để rút ra từ đó một sự tốt lành hơn cho con người (SGL số 311): Đ hay S?







3. Con người là tạo vật hữu hình duy nhất được Thiên Chúa dựng nên (SGL 362, 370, 352):







4. Cái làm cho con người giống hình ảnh Thiên Chúa nhất đó là linh hồn thiêng liêng bất tử nơi họ, để rồi, với trí khôn và lòng muốn là hai tài năng của linh hồn, con người mới có thể nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, hầu có thể được thông phần vào sự sống vinh phúc với Ngài là Đấng đã gián tiếp dựng nên linh hồn của họ qua cha mẹ họ là tác nhân (người) đã trực tiếp sinh ra họ trên trần gian này (SGL số 363, 356, 366): Đ hay S?







5. Thiên Chúa đã hóa thân làm người như loài người chúng ta là để (SGL 457-460):







6. Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa thật và là người thật, nghĩa là nơi Người một phần là Thiên Chúa và một phần là loài người, song thần tính nơi Người là chủ thể (làm chủ) nhân tính của Người (SGL số 464, 466): Đ hay S?







7.Toàn thể đời sống trần gian của Chúa Kitô, bao gồm cả lời Người nói lẫn việc Người làm, kể cả việc Người thinh lặng và chịu khổ đau cùng cách thức Người sống và nói năng, đều là (SGL số 516-518):







8. Về đời sống trần gian của Chúa Giêsu, chỉ có một số biến cố nổi bật có tính cách quan trọng trực tiếp liên quan đến dự án cứu độ của Thiên Chúa mới được Phúc Âm nhắc đến mà thôi, như Nhập Thể, Giáng Sinh, Chịu Cắt Bì, Trốn Sang Ai Cập, Ở Lại Trong Đền Thờ, Chịu Phép Rửa, Ăn Chay Chịu Cám Dỗ, Rao Giảng, Làm Phép Lạ, Chọn Các Tông Đồ, Biến Hình Trên Núi, Rửa Chân, Tiệc Ly, Tử Nạn, Phục Sinh, Lên Trời v.v. Như thế, phần đời nào của Người không được Phúc Âm nhắc đến tức là phần đời đó không có ý nghĩa và giá trị (SGL số 512, 514, 516-518): Đ hay S?







9. Sở dĩ Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa hằng sống bất tử mà vẫn phải chết và có thể chết là vì Người đã mặc lấy bản tính bị hư đi theo nguyên tội loài người, một bản tính mà đã làm người ai cũng phải chết, do đó, vì là người thật, Người cũng phải chết như mọi người chúng ta (SGL số 600-603, 607, 609, 612, 616): Đ hay S?







10.Lý do khiến dân Do Thái nói chung thù ghét Chúa Giêsu đến nỗi họ đã xin thẩm quyền Rôma kết án đóng đanh Người vào thập giá là vì Người đã phạm đến những điều tối kỵ của họ như (SGL 576):







11. Việc Chúa Giêsu phục sinh từ trong ci chết hết sức liên hệ đến (SGL 651-654):







12. Việc Chúa Giêsu phục sinh không phải là việc hồi sinh như trường hợp của Lazarô mà là một cuộc hiển sinh, vì thân xác của Người hiện ra với các tông đồ mặc dù thực sự chính là thân xác đã bị đóng đanh của Người song lại là một thân xác không còn lệ thuộc vào thời gian cũng như không gian nữa (SGL số 645-646): Đ hay S?








Phần I
TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN (2)
Nguồn câu hỏi: http://www.thoidiemmaria.net
Thiết kế: Giới trẻ Lộc Thủy


1. Trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần đúng là Thần Linh, song Ngài vẫn có thể được nhận thấy qua tác động của Ngài nơi (SGL số 688):






2. Nếu thời Cựu Ước đặc biệt là thời của Chúa Cha và thời Viên Mãn (thời gian nên trọn) đặc biệt là thời của Chúa Con thì thời sau hết là thời của Thánh Linh, Đấng cũng đã góp phần vào lịch sử cứu độ ngay cả trong thời của Chúa Cha và Chúa Con, nhất là từ Ngày Lễ Hiện Xuống đã tỏ mình ra như là một tặng ân của Thiên Chúa nơi đời sống và sứ vụ của Giáo Hội Chúa Kitô (SGL số 703, 727-730, 732, 733-738): Đ hay S?







3. Tự bản chất, Giáo Hội là một mầu nhiệm vì Giáo Hội (SGL số 770-775):







4. Mầu Nhiệm Giáo Hội liên quan hết sức mật thiết với Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi vì Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, được Chúa Cha cưu mang và ấp ủ, là Thân Thể của Chúa Kitô, được Chúa Kitô khai trương và thiết lập, là Đền Thờ của Thánh Thần, được Thánh Thần tỏ lộ cho đến khi toàn hảo trong vinh quang (SGL số 781-786, 759-762, 788-789, 763-766, 797-798, 767-769): Đ hay S?







5. Giáo Hội có đặc tính công giáo bao gồm thành phần theo thứ tự thuộc về hay hướng về sau đây (SGL số 836):







6. Giáo Hội phải có đầy đủ bốn đặc tính thánh thiện, duy nhất, công giáo và tông truyền mới là Giáo Hội của Chúa Kitô và đúng là do Chúa Kitô thiết lập, vì bốn đặc tính bất khả phân ly này là những yếu tố làm nên tính chất chính yếu và sứ vụ của Giáo Hội, một Giáo Hội còn ở trong trần gian nên cũng phải được tổ chức hoàn toàn giống như những tổ chức hành chánh quốc gia khác (SGL số 811- 812): Đ hay S?







7. Giáo Hội được tổ chức theo cơ cấu bao gồm những thành phần như sau (SGL số 873):







8. Tuy giáo dân là thành phần không có chức thánh như các vị giáo sĩ hay hàng giáo phẩm, nhưng họ thực sự chẳng những thuộc về Giáo Hội mà còn là Giáo Hội nữa (SGL số 899): Đ hay S?







9. Mầu Nhiệm Cánh Chung là mầu nhiệm tối hậu (cuối cùng) của đức tin Kitô Giáo, một đức tin chẳng những tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi là Cha và Con và Thánh Thần, cũng như tin vào tác động tạo dựng, cứu chuộc và thánh hóa của Ba Ngôi Thiên Chúa, mà còn là một đức tin tin vào (SGL số 988):







10.Tất cả mọi người sẽ được sống lại với chính thân xác của họ như họ đã sống trên trần gian, thế nên dù người ta có là một kẻ dữ làm đủ mọi sự xấu xa trên đời bằng thân xác của mình đi nữa thân xác của họ cuối cùng cũng sẽ được sống lại hiển vinh như những người lành, nhưng không phải để được hưởng vinh phúc trường sinh mà là để bị luận phạt đời đời trong hỏa ngục (SGL số 998): Đ hay S?







11. Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo là tất cả những gì Giáo Hội Công Giáo dạy (SGL số 11, 13):







Phần I.
TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN (1)
Nguồn câu hỏi: http://www.thoidiemmaria.net
Thiết  kế: Giới trẻ Lộc Thủy

1. Thiên Chúa dựng nên con người với mục đích duy nhất là để con người (SGL số 1):






2. Vì Thiên Chúa thiêng liêng vô hình, do đó, con người tự mình không thể dùng trí khôn để nhận biết Ngài thực sự hiện hữu, mà cần phải được chính Ngài mạc khải cho mới biết (SGL số 31, 33, 36): Đ hay S?







3.Thiên Chúa mạc khải là việc Thiên Chúa (SGL số 50-53):







4. Con người chỉ có thể nhận biết Thiên Chúa là ai và muốn gì nhờ chính mạc khải của Ngài mà thơi (SGL số 52, 35, 40, 43): Đ hay S?







5. Mạc Khải của Thiên Chúa được lưu truyền cho Giáo Hội (SGL số 76-77, 83)







6.Sở dĩ Mạc Khải của Thiên Chúa cần phải được lưu truyền vì Thiên Chúa muốn hết mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý, cũng như để Mạc Khải của Ngài được hiểu đúng như Truyền Thống Tông Đồ (SGL số 74 và 95): Đ hay S?







7.Thánh Kinh là những cuốn Sách Thánh được (SGL 105-107, 120, 122):







8.Để hiểu đúng ý nghĩa Thánh Kinh, cần phải căn cứ vào ba tiêu chuẩn chắc chắn sau đây: thứ nhất là tính cách thống nhất của toàn bộ Thánh Kinh, thứ hai là truyền thống của Giáo Hội và thứ ba là tính cách thuận hợp của đức tin (SGL số 111-114): Đ hay S?







9.Muốn được thông phần vào sự sống vinh phúc của Thiên Chúa, con người phải chấp nhận Mạc Khải Thần Linh bằng (SGL số 143-144):







10.Vì những gì con người tin tưởng là những gì con người không thấy được, nghĩa là nếu thấy được thì không còn gọi là tin nữa, thế nhưng đức tin vẫn được chứng tỏ bằng những dấu hiệu bề ngoài để giúp cho con người dễ chấp nhận những thực tại sâu nhiệm vô cùng siêu việt, nghĩa là con người vẫn có thể dùng trí khôn của mình để tìm hiểu và ý muốn tự do của mình để chấp nhận (SGL 150, 156, 158, 160): Đ hay S?







11.Đức tin Công Giáo dạy chỉ có một Thiên Chúa duy nhất là vì Ngài đã tỏ ra (SGL số 207, 213):







12.Thiên Chúa của Kitô Giáo là Thiên Chúa duy nhất như Do Thái Giáo tin tưởng, tuy nhiên, theo chính Mạc Khải của Ngài đã r ràng tỏ ra cho thấy trong Tân Ước, Ngài lại là Vị Thiên Chúa có Ba Ngôi, mỗi Ngôi đều là Thiên Chúa nhưng lại không phải là ba Thiên Chúa, vì mỗi Ngôi dù khác biệt nhau về bản thể song cũng cùng có một nguồn gốc, lấy Ngôi Cha làm chính (SGL số 253, 253, 254, 238, 245, 270): Đ hay S?







06:55:00
Tổng hợp các bài hát trong các kỳ đại hội Giới trẻ thế giới từ năm 1985 đến 2013

Ngày Giới Trẻ Thế Giới (tiếng Anh: World Youth Day) là ngày hội của giới trẻ Công giáo toàn thế giới. Ngày Giới trẻ Thế giới được Giáo hoàng Gioan Phaolô II khởi xướng nhân ngày Lễ Lá năm 1984 tại Roma. Ngày Giới trẻ Thế giới thực ra được tổ chức nhiều ngày liên tục (thường là một tuần) nên còn được gọi là Đại hội Giới trẻ Thế giới.




Các địa điểm diễn ra các kỳ Đại hội Giới trẻ thế giới:

1985: 
1987:  (Argentina)
1991:  (Poland)
1993:  (Denver)
1995:  (Manila, Philippines) 
2000:  (Italy)
2005:   (Cologne Germany)
2008:  (Sydney)

2011: Rio


2013: 



Châm ngôn của Thánh Augustin:

"Hãy yêu mến Thiên Chúa, rồi hãy làm mọi sự bạn muốn" 
"Cùng những đau thương nhưng có kẻ nhờ chúng mà lên Thiên đàng, lại có kẻ vì chúng mà sa hỏa ngục"
"Nếu bạn không bỏ cầu nguyện, thì hãy biết chắc rằng Chúa sẽ không thôi thương xót bạn"

Châm ngôn của Thánh Têrêsa Avila

"Chỉ một lần không chữa mình khi bị quở trách thì có ích hơn là nghe 10 bài đại giảng"
"Kẻ bỏ nguyện gẫm tự quăng mình vào hỏa ngục mà không cần ma quỷ phụ giúp "
"Mọi sự ta đã làm đều không là gì so với một giọt máu Chúa Ki-tô đã đổ ra vì ta "

Châm ngôn của Thánh Têrasa Calcutta

"Hãy làm mọi việc bình thường với trái tim phi thường"

Giới trẻ Lộc Thủy sẽ tiếp tục cập nhật thêm

07:22:00

Nói đến Lời Chúa, chúng ta không thể bỏ qua một Lời nào của Ngài; Tuy nhiên, trong cuộc sống chúng ta thường "chọn" cho mình những câu Lời Chúa nhất định và gắng sống điều mà chúng ta đã chọn.

Dưới đây là một số câu Lời Chúa mà Giới trẻ Lộc Thủy yêu thích, xin được chia sẽ với các bạn:

Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh (1Tx 4,3)

Những gì không thể đối với loài người, thì đều có thể đối với Thiên Chúa (Lc 18,27)

Đức mến là giềng mối sự trọn lành (Cl 3,14)

Chính anh em là Muối cho đời và Ánh Sáng cho trần gian (Mt 5, 13-16)

Làm vui lòng Thiên Chúa hay là chết(Châm ngôn của các Thánh)

Người đã yêu tôi và phó nộp mình vì tôi (Gl 2,20)

Thiên Chúa giàu lòng thương xót, bởi lòng yêu mến lớn lao Người đã yêu mến ta(Ep 2,4)

Thiên Chúa yêu thế gian như thế đó, đến nỗi đã thí ban Người Con Một (Ga 3,16)

Ta đã yêu người, một tình yêu muôn đời, bởi thế với người, Ta đã giữ bền lòng ân nghĩa(Gr 31,3)

Chúa Cha yêu anh em, bởi anh em đã yêu Thầy (Ga 16,27)

Lạy Thiên Chúa, xin tạo cho con một quả tim trong sạch (Tv 50,12)

Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình (Mt 16,24)

Ai lưu lại trong lòng mến thì lưu lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa lưu lại trong kẻ ấy (1Ga 4,16)

Ai yêu mến Thầy, Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy (Ga 14,23)

Ai ăn thịt và uống máu tôi thì lưu lại trong tôi và tôi ở trong kẻ ấy(Ga 6,56)

Chúa Giê-su đã ban tặng chúng ta tất cả, không giữ lại bất cứ thứ gì (Thánh Jean Chrysostome)

Phúc cho các kẻ hiền lành, vì họ sẽ được đất hứa làm cơ nghiệp (Mt 5,4)

Bình an của Thiên Chúa vượt lên trên mọi hiểu biết (Pl 4,7)

Mọi sự đời này có là gì so với bình an trong tâm hồn (Thánh Francois de Sales)

Hãy yêu mến Thiên Chúa, rồi hãy làm mọi sự bạn muốn (Thánh Augustin)

Đức mến không nuôi hận thù, không mừng khi thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật (1Cr 13,5b-6)

Chính các bệnh tật của chúng tôi, Ngài đã mang, chính các đau khổ của chúng tôi, Ngài đã vác (Is 53,4)
Nếu ai không yêu mến Chúa giê-su Ki-tô, thì hãy là đồ bị chúc dữ (X. 1Cr 16,22)

Con đừng buông theo các tham vọng của con, nhưng hãy kiềm chế các dục vọng (Hc 18,30)

Anh em hãy học với tôi, vì tôi hiền hậu và khiêm nhường (Mt 11,29)

Đức mến loại trừ tất cả những gì không phù hợp với sự công chính và sự thánh thiện (Thánh Grégoire)

Con còn ai giữa chốn trời xanh? Bên Ngài thế sự thật tình chẳng ham (Tv 72,25)

Lời đáp dịu dàng làm nguôi cơn giận, lời nói tổn thương khêu gợi thêm giận dữ (Cn 15,1)

Khi nước đục ta chẳng thấy gì, còn ma quỷ thì đang hối hả thả lưới (Thánh Louis de Gonzague)

Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa (Ga 8,11)

Nếu lòng anh em có sự ghen tương, chua chát và tranh chấp, thì anh em đừng có tự cao tự đại (Gc 3,14)

Không gì nêu gương sáng cho bằng đức hiền hòa nhân hậu (Thánh Francois de Sales)

Chúng ta phải lấy sự thiện mà thắng sự ác (Rm 12,21)

Nhẫn nhục hơn bậc anh hùng (Cn 16,32)

Hãy vác thập giá mình mọi ngày mà theo tôi (Lc 9,23)

Mọi đau khổ là quá ít để chiếm lấy thiên Đàng (Thánh Giuse Calasanze)

Những đau khổ đời này không là gì so với vinh quang hòng tỏ hiện trên chúng ta (Rm 8,18)

Đức Ki-tô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người (1Pr 2,21)

Cùng những đau thương nhưng có kẻ nhờ chúng mà lên Thiên đàng, lại có kẻ vì chúng mà sa hỏa ngục (Thánh Augustin)

Hãy hết lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình (Pl 2,3)

Trước mặt Chúa, tôi có sao tôi cứ vậy (Thánh Francois d'Assise)

Nggười khiêm nhường thực sự thì ngay cả trước khi bị người ta khinh dễ, đã tự hạ mình rồi (Thánh nữ Chantal)

Chỉ một lần không chữa mình khi bị quở trách thì có ích hơn là nghe 10 bài đại giảng (Thánh Thèrése d'Avinla)

Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu ngạo, nhưng ban ơn cho kẻ khiêm nhường (Gc 4,6)

Tôi có sức chịu mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi(Pl 4,13)

...Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy (Mt 15,9)

Anh em đừng xao xuyến! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy (Ga 14,1)

Hãy ký thác đường đời cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người sẽ ra tay (Tv 37,9)

Thà ăn mẫu bánh khô mà được êm ấm còn hơn đầy yến tiệc mà nhà cửa bất hòa (Cn 17,1)

Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện (Rm 12,12)

Ơn của Thầy đã đủ cho con, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộc trọn vẹn trong sự yếu đuối (2Cr 12,9)

Giữa tuổi thanh xuân bạn hãy tưởng nhớ Đấng đã dựng nên mình (Gv 12,1)

Thương xót người nghèo là cho Chúa vay, Chúa sẽ ban lại dư đầy (Cn 19,17)

Hãy hết lòng tin tưởng vào Đức Chúa, chớ hề cậy dựa vào hiểu biết của con (Cn 10,2)

Biết đối đáp khiến con người vui thú. Nói đúng lúc, thật tốt đẹp dường bao (Cn 15,23)

Yêu lời nghiêm huấn là yêu tri thức (Cn 12,1)

Những câu lời Chúa hay nhất, the best Gosple

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.