Đời Tu và Giới trẻ ngày nay | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Đời Tu và Giới trẻ ngày nay

16:30:00

ĐỜI TU VÀ GIỚI TRẺ NGÀY NAY

Suy nghĩ về ơn gọi, tôi có cảm giác như mình như đứa trẻ đang chập chững biết đi. Nói về ơn gọi thì tôi lại càng ngượng ngùng bởi ơn gọi là một cái gì đó rất thiêng liêng và lại nhiệm mầu nữa! Là một người xuất thân từ miền quê miền bắc bộ vốn luôn e dè trước mọi vấn đề, nhưng bằng những kinh nghiệm rất riêng của mình, tôi cũng xin mặm muội đưa ra cái nhìn nhỏ bé của mình về ơn gọi.

 Chúng ta đang sống trong một thế “giới phẳng”, đất nước trong bối cảnh hội nhập WTO cho chúng ta những bước tiến mới về nhiều mặt. Sự thay da đổi thịt của nhiều lĩnh vực, đời tu cũng không nằm ngoài bối cảnh đang có sự biến chuyển rất lạ, nhưng vấn đề ấy phát triển và cần định hướng thế nào đó là một vấn đề lớn được đặt ra trong bối cảnh này. Đôi khi tôi có mơ ước thật lạ thường rằng: Ước gì đời tu của chúng ta cũng được đưa lên vi tính để có thể thích ứng với thời đại mới thì vui biết mấy? Chính xác biết bao? Nhưng khi tỉnh giấc thì tôi lại nghĩ rằng: Ơn gọi của tôi rất mầu nhiệm và cho dù máy tính có siêu tính thế nào đi nữa thì vẫn không thể tính nổi con đường mà Thiên Chúa đã, đang và sẽ hành động nơi tôi theo thánh ý của Ngài. Tôi xin được trình bày ba điểm như một sự biến chuyển của đời tu trong giới trẻ ngày nay.

I. CÁCH SỐNG CỦA NGƯỜI TRẺ NGÀY NAY.
1.
Việt Nam là một nước Á châu, có nền văn hoá khác các nước Âu châu, chẳng hạn như trang phục, ẩm thực, quan điểm, phong cách sống… Chính vì lối sống như thế cũng tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hành thành nhân cách của con người. Một trong những nét chúng ta dễ thấy đó là đời sống tự lập của các thành viên trong xã hội Tây phương thì chủ động hơn của Đông phương.

Ở Tây phương, ngay từ nhỏ các em đã được cha mẹ tập cho cách sống tự lập trong nhiều lãnh vực: sinh hoạt cá nhân cũng như các phong trào xã hội khác. Mỗi người phải tự tập cho mình cách sống riêng và cách sống hoà đồng với mọi người ngay từ nhỏ, khi lớn lên chúng được tách dần khỏi cha mẹ để tự tìm lấy kiếm sống và chọn lấy con đường riêng cho mình, cha mẹ chỉ là người hỗ trợ và làm động lực cho chúng, và lên đến đại học những điều ấy lại tách tiến thêm một bước nữa và dần dần trở thành một người độc lập cả về nhân cách cũng như tài chính. Trái lại, ở Việt Nam ta thấy cha mẹ là người chủ động trong việc hướng nghiệp cho con cái. Trong xã hội ta dễ thấy việc chạy theo nghề nghiệp ổn định hay vị trí làm việc trong tương lai có xu hướng tăng, thì việc tự lập của giới trẻ chúng ta sống dựa vào cha mẹ lại có nguy cơ trỗi dậy một cách thái quá. Ngay từ những ngày đầu đến trường đã có không ít những cha mẹ “bao bọc” thầy cô giáo để con mình được quan tâm hơn trong việc học hành. Một ý tưởng tốt “ muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” nhưng chưa phải là tốt nhất. Vì làm như thế một cách vô hình nào đó đứa trẻ đã ỷ lại vào cha mẹ. Việc hình thành nhân cách như thế làm sao không ảnh hưởng đến việc phát triển và hình thành nhân cách của đứa trẻ, và điều đó lại càng lớn lên theo cấp bậc học. Làm cho người trẻ có nguy cơ sống dựa vào cha mẹ nhiều hơn trong việc định hướng nghề nghiệp cho tương lai của mình. 

Ơn gọi của một người trẻ cũng thế, không ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của sự chọn lựa có tính quyết định của đời người mà không dám tự mình chọn lựa, tự mình quyết định lấy vận mạng của đời mình. Thấy người khác đi tu, tôi cũng hăm hăm hở hở đi theo, nói như thế nếu không muốn nói là tôi làm như người khác làm và nói như người khác nói. Khi đã bước vào không dám bước ra bởi sợ thành kiến hay sợ cha mẹ và gia đình mang tiếng, sợ bạn bè chê bai… Nếu sống như thế bạn trẻ bị kéo nê trong cuộc đời tiến không tiến mà lùi cũng không lùi. 
Con cái không dám nói “ không” với điều mình không thích, không hợp với mình. Cha mẹ tìm nghề cho con cái hơn là để chúng tự do lựa chọn cho mình một nghề phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Giới trẻ của chúng ta chưa có phong cách rõ ràng, độc lập trong việc lựa chọn cho mình một nghề mà mình yêu thích. Đó cũng là một cách sống dựa là sống với một nhân cách thiếu đi tính tự quyết.

Ngày nay xu hướng của người trẻ là chạy theo mốt thời trang, ăn mặc, nói năng theo dư luận, ít sáng tạo. Nói như họ nói, làm như họ làm để người khác khỏi cho mình là quê mùa, giải quyết vấn đề trên bề mặt sự kiện, có nghĩa là đáp ứng tức thời mà đánh mất chính mình. Sống hời hợt, sống dựa là để cho xã hội lôi kéo, mình không có một sở thích nào cho ra hồn, không thể hiện được phong cách riêng và những nét độc đáo của một ngôi vị. Không có sự hài hoà trong tâm hồn sẽ sinh ra khủng hoảng. Chạy theo nhu cầu, giải quyết nhu cầu trên mặt bằng sự kiện là nguy cơ của lối sống hời hợt, một lối sống rất thịnh hành trong giới trẻ ngày nay. 

Người ta phải thay đổi luôn luôn, người ta phải bận tâm xoay sở để giải quyết đủ mọi thứ đe doạ, bệnh tật, nghề nghiệp... Chẳng hạn như lo sao con mình đỗ đại học, vào được đại học được coi như là một cái gì đảm bảo cho tương lai sau này. Khi không vào được đại học, thì tìm đủ mọi cách để tìm cho được lối vào giảng đường bằng tiền bạc, bằng quyền lực… đó cũng là một cách giải quyết trên bề mặt bằng tiền bạc nhanh chóng, nhưng biết đâu người con đó tự nhủ đã có bố mẹ lo hết, không cần học hành chi cả, cuối cùng ta cũng có bằng đại học, đó là một nguy cơ sống dựa thực dụng mà ta đang thấy trong ngành giáo dục nước nhà. Từ xa xưa ngành Giáo dục vốn có truyền thống trong sạch, lành mạnh, đúng với khẩu hiệu “ Tiên học lễ, hậu học văn”. Nhưng trong xã hội ngày nay, một ngành được coi là mẫu mực đó đã và đang xuống cấp trầm trọng. Một ý thức hệ như thế làm sao có thể cung cấp cho thế hệ trẻ nhưng điều họ cần phải có ? 

 Giới trẻ cần phải nhìn lại lịch sử, không phải để đào bới sự rách nát trong đó, nhưng là đọc lại những bài học kinh nghiệm quý báu của cha ông đã đi trước, để từ đó tìm cho mình một phong cách sống cho có hồn hơn, chẳng hạn như phong cách sống của Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ… Sống một phong cách mạnh mẽ nhưng đầy chất thơ và chan chứa nhân văn, sống một đường nét rất riêng của mình song có nhịp đập chung với con tim nhân loại. Nghĩa là dám suy nghĩ khác người, dám làm ngược lại những điều mình cho rằng không phù hợp, dám ăn mặc theo cách của mình và nói theo ngôn từ của mình.

Nhiều năm qua, chủ nghĩa thực dụng đang ảnh hưởng trên giới trẻ một cách sôi động. Bạn có thể đang mơ nhưng đừng để quan điểm ngoại giới thiêu cháy khát vọng của bạn. Dù họ có ý tốt nhưng đừng chịu ảnh hưởng quá nhiều về điều đó. Nếu bạn không mơ ước, bạn sẽ không có gì để làm ở tương lai. Ước mơ có thể trở thành sự thật - chỉ cần bạn kết hợp khát vọng với những hành động cụ thể. Ước vọng mà không hành động thì chỉ là giấc mơ. Hành động mà không ước vọng thì chỉ là hoạt động đơn thuần. Ước mơ được kết hợp với hành động có thể thay đổi cả thế giới.

Giới trẻ thiếu sự lắng nghe cả về kinh nghiệm của người đi trước lẫn tiếng gọi của thâm tâm minh. 

Chúng ta có trách nhiệm và có quyền thừa các thành tự khoa học kỹ thuật do những người đi trước để lại. Song biết bảo tồn và phát huy những điều đó không phải chỉ bằng kiến thức không thôi thì chưa đủ. Chúng ta sẽ nghĩ gì nếu một người có thể rất giỏi nhưng thiếu đi một cái tâm trong sáng, biết thương cảm, chia sẻ, nâng đỡ nhau thì cũng chỉ là điều khuyết phạm, nếu không nói là què quặt. Bác Hồ nói: “Có đức mà không có tài, làm việc gì cũng khó. Có tài mà không có đức cũng là người vô dụng”. Chúng ta nhìn vào thực tế cuộc sống thì thấy cuộc sống đang nghiêng về vế thứ hai của câu châm ngôn. Một xã hội có đầy đủ khoa học, kim tiền, nhưng chưa chắc đã đủ đức tính để hình thành một xã hội khoa học có nhân bản. Quả vậy, nếu người giàu (vật chất và tinh thần) chỉ biết ở lại trong cái tôi ích kỷ, chỉ biết lo cho mình thì người nghèo vẫn nằm trong vị trí của họ, thế giới vẫn dưa thừa của ăn nhưng vẫn có nhiều người chết vì không có lương thực. Mỗi người trong chúng ta đều cảm nhận thấy mình cần đến người khác, mình sống hướng về người khác, nhưng đó chưa phải là tất cả. Mỗi người còn cảm thấy nhu cầu tự khẳng định chính mình, tôi là tôi chứ không phải là một cái bóng hình của người khác. Khuynh hướng này được thể hiện trên cả hai bình diện thể xác cũng như tinh thần. Bản tính tự nhiên ai ai cũng thích sống tự lập và vun vén cho mình, từ “ tự lập” ở đây cần phải xét lại cho đúng nghĩa của nó, nghĩa là độc lập trong lời nói và hành động của mình, có trách nhiệm với chính bản thân mình. 

Giới trẻ của chúng ta ngày hôm nay thường sống bởi dư luận hơn là sống đúng với con người của mình. Sống “ đúng” nhưng mà không “thật”, nghĩa là sống đúng thời hiện đại chơi sang, hợp thời, nhưng không “thật” ở chỗ chỉ biết hưởng thụ mà không biết là mình đang bị cái tẻ nhạt bên ngoài lôi cuốn. Cái thực chất nghĩa là cái (là) thì tốt hơn cái (có), chừng nào ta ra khỏi sự khen chê thì ta mới tiến bộ được. Sống như thế là sống chưa trọn vẹn cái tôi với tất cả đặc tính riêng biệt của một ngôi vị.

Trong cuộc sống người người thường nhắc nhở nhau hãy sống đúng với  nhân phẩm và phong cách của mình, sống “thật” hơn là “đúng”. Cuộc đời rất phong phú và đa dạng, chính vì thế không ai có thể đưa ra một phong cách sống đúng đắn để có thể áp dụng cho mọi người trong toàn xã hội được. Giả như có một phong cách sống chuẩn mực của một triết gia hay của nhà uyên bác nào đó được mọi người kính nể, thì cũng không nên áp dụng trong cuộc sống, vì làm như thế sẽ mất đi vẻ phong phú của cuộc sống này. Kinh nghiệm được nâng đỡ có thể làm cho con người mở rộng tâm hồn hơn, nhưng cũng có thể làm cho con người trở nên ỷ lại, lệ thuộc cách yếu hèn vào tha nhân, hoặc có thái độ ích kỷ, bắt người khác phải phục vụ cho sở thích của mình, đó là nguy cơ của lối sống người trẻ này nay mà ta dễ thấy nhất. 
Chúng ta vẫn cùng nhau ca lên khúc hát “ thế giới này không ai là một hòn đảo, vườn hoa này không có loài hoa lạc loài ” Mỗi người chúng ta được kêu mời sống cái riêng sáp nhập vào cái chung để giúp đỡ nhau hoàn thành cộc đời mình. Song bên cạnh đó mỗi con người chúng ta có một ngôi vị độc đáo và rất riêng mà Đấng tạo hoá đã ban cho mỗi, chính Đấng tác thành nên Người cũng tôn trọng điều đó. Hoà đồng nhưng không hoà tan là thế, nhưng trong xã hội chúng ta đang sống đã và đang có rất nhiều người không nhận ra cái tôi rất riêng, nét độc đáo độc nhất vô nhị của mình để hoàn thành vận mạng đời mình cho xứng với ngôi vị, mà trái lại họ sống buông thả, trôi nổi, mặc cho cuộc sống lôi kéo. Sống lệ thuộc vào ngoại giới nhiều hơn cái mình là, sống theo phong trào, đoàn lũ, không nhận ra ngôi vị của mình. Khi đã có phong cach, có sự trưởng thành về cách chọn lựa như thế người trẻ sẽ lắng nghe và đáp trả tiếng gọi thiêng liêng với một tinh thần dứt khoắt hơn.

2/ MỘT TIẾNG GỌI CẦN MỘT SỰ ĐÁP TRẢ TRƯỞNG THÀNH

Đứng trước những sự lựa chọn, có lẽ ai trong chúng ta cũng có những do dự, tính toán hơn – thiệt, giữa được mà mất là những lựa chọn không hề dễ dàng. Được gì và mất gì ? Vâng, nếu không có tính toán hoặc so đo hơn kém, chúng ta dễ rơi vào hành động bản năng, hành động nhân sinh. Một tiếng gọi rất thầm kín nhưng cũng rất mạnh mẽ lại cần được đáp trả bằng hành động nhân linh, nghĩa là với một thái độ tự nguyện, tự do lại càng cần sự dứt khoát và triệt để hơn. 

Thiết tưởng hơn lúc nào hết, ta nên đọc lại lời nhắn nhủ sau đây của Thánh Phaolô Tông Đồ:
“Hỡi anh em, hãy lưu ý đến ơn kêu gọi của anh em, vì không phải kẻ khôn ngoan trước mặt thế gian, hay những kẻ có thế lực, cao sang mới được gọi, nhưng Thiên Chúa đã tuyển chọn những người hèn mọn, dại dột trong thế gian để cho những kẻ khôn ngoan thông thái hổ thẹn”. (1Cr 1, 26-27)

‘Chúa đã hạ những người quyền thế xuống khỏi bệ cao và nâng những người hèn mọn lên”. (Lc 1, 52)

Ngày nay, sống giữa một thế giới đầy xa hoa tội lỗi, hầu như chỗ nào cũng thấy  người ta chen chúc nhau đi tìm những lợi ích vật chất, phàm tục, chóng qua, mà không màng đến hay quá coi nhẹ những giá trị tinh thần, thiêng liêng, trường cửu, người chủng sinh nhiều khi không khỏi hoang mang lo lắng, không còn muốn tin tưởng vào con đường mình đang đi nữa, nhất là khi đức tin của họ còn quá non yếu, chưa có một đời sống nội tâm dồi dào, một tấm lòng mến Chúa sâu xa, đôi khi lại gặp những hoàn cảnh nhuốm đầy mùi thế tục, không mấy thuận lợi cho đời sống thiêng liêng. Lúc đó, nỗi lo lắng băn khoăn của họ lại càng mãnh liệt gắt gao hơn nữa, làm cho họ ra như điên đảo, tối tăm, bị xâu xé giữa trăm ngàn nẻo đường, không còn biết đâu là chính lộ phải theo. Rồi từ những khủng hoảng hoài nghi, họ có thể đi đến chỗ liều lĩnh lạc hướng; hoặc trong một phút nông nỗi vội vàng, họ đành nhắm mắt hy sinh tất cả những ân huệ mà Chúa đã dành cho họ từ ngày còn thơ ấu. Bất chấp những lời khuyên can, trấn tĩnh, mặc cho tiếng lương tâm cắn rứt dằn vò, họ cứ cương quyết dứt áo ra đi giữa sự ngạc nhiên luyến tiếc của bao người, để rồi suốt đời phải ân hận hối tiếc khi đã quá muộn màng. Hoặc vì quá hèn nhát nhu nhược, không dám chịu trách nhiệm về đời sống của mình, họ đành buông trôi, cố kéo lê cuộc sống tu hành một cách giả dối, miễn cưỡng, ươm hèn, không bao giờ tìm được chút hứng thú hay niềm vui chân thật. Và rồi rất có thể họ sẽ liều lĩnh cả gan dám gánh lấy trách vụ  nặng nề với những đòi hỏi yêu sách gắt gao, nhiều khi họ phải hy sinh cả mạng sống mình vì chức vụ – mà thực ra họ không đủ khả năng và những điều kiện cần thiết để lãnh nhận chu toàn. Như thế suốt đời họ sẽ khổ sở và phần rỗi của họ sẽ nguy hiểm biết bao. Chẳng những thế, họ còn có thể gây tác hại cho bao nhiêu người khác.

Cả hai thái độ trên nguy hại cho ơn gọi và ảnh hưởng tai hoạ đến xã hội loài người.

Chỉ có một con đường chính nghĩa độc nhất là phải sốt sắng cầu nguyện, rồi bình tĩnh sáng suốt suy xét và thành thực tỏ bày bàn hỏi với những người có trách nhiệm để tìm ra một con đường thích hợp cho cuộc đời của mình. Và một khi đã tìm được, phải nổ lực cương quyết dõi theo với bất cứ giá nào. Nếu con đường ấy là con đường tiến lên, làm Linh mục, hay tu sỹ ứng sinh phải đem tất cả trí lòng để xây đắp, vun trồng cho lý tưởng của mình càng ngày càng tốt đẹp, sáng sủa hơn nữa, dầu có gặp phải hy sinh cản trở nào.

Hơn tất cả mọi trường hợp khác, con đường ơn gọi là con đường một chiều, đòi hỏi người ứng sinh phải sớm có lập trường dứt khoát, một thái độ dấn thân tuyệt đối. Không thể chần chừ dửng dưng, sống vất vưỡng cho qua ngày đoạn tháng được; hoặc phải tin tưởng phó thác quyết chí tiến lên và thể hiện sự quyết tâm của mình bằng một đời sống hy sinh, cố gắng, vâng phục, ra sức cải thiện nên thánh mãi mãi để tập sống đời Linh mục hy sinh, làm của lễ ngay từ bây giờ, trong hết mọi giây phút của đời người chủng sinh, hoặc phải can đảm rẽ bước sang con đường khác, một khi họ đã biết là Chúa muốn cho họ đi.

Lựa chọn đã khó, nhưng dám can đảm chấp nhận bước ra nếu thấy mình không phù hợp với ơn gọi lại là một điều cần sự cương quyết, nghĩa là dám chấp nhận để mình là mình, mình có bản lĩnh của mình. Thái độ đó là quyết định của  con người trưởng thành cả về thể chất và tinh thần.

3/NHỮNG THÁCH ĐỐ MỚI CỦA ƠN GỌI

Chủ nghĩa thực dụng và tiêu thụ là điều dễ thấy nhất trong xã hội mới, giới trẻ của chúng ta có xu hướng đổ dồn hết thời gian vào máy móc (công nghiệp hoá), và rồi con người cũng làm việc như cái máy, vô cảm với thực tại chân thật. Càng cố gắng trốn chạy thì con người lại càng rơi vào hố sâu của sự chết, càng ích kỷ. Các mối quan hệ chỉ giản lược trên bình diện xã giao, ít có thời gian lắng nghe nhau và sống với cái tôi thật của mình.
Vừa qua tôi có dịp đi thăm một số Chùa như:  Viên Chiếu, Viên Không hay Thường Chiếu của anh em Phật Giáo tôi có dịp nhìn lại đời tu của mình và tôi thấy rằng mình đang bị đóng khung ở bằng cấp, mình chưa mở chính con tim của mình để đón lấy ánh sáng của chân lý soi dẫn, còn nhìn vấn đề trên mặt bằng sự kiện mà thiếu đi chiều sâu của đời sống nội tâm là cái cốt lõi của đời sống tâm linh. Tôi không có ý chê mình mà khen người hay và rồi trong đầu tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi tại sao cho chính bản thân mình! Phải chăng bằng cấp, trình độ học vấn, tiện nghi là những thứ hoá trang đang chụp lên đời tu của chúng ta? Sống xa cách với thực tại tuyệt đối, nếu như không dam nói là thẳng ra là xa rời đời tu, xa rời Chúa và cuối cùng của hiểm hoạ này là lại gắng gổ đi tìm những cái mình đã, đang cố gắng từ bỏ! 


Sưu tầm từ internet

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.