Câu chuyện về cái tên "Lộc Thủy" | GIÁO XỨ LỘC THỦY
12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

Câu chuyện về cái tên "Lộc Thủy"

11:05:00

Có nhiều người bạn hỏi tôi: "Tại sao Giáo xứ của bạn lại có tên là Lộc Thủy?"
Tôi mỉn cười và bảo : " Lộc Thủy là Lộc Thủy chứ là gì nữa!"

Thoạt đầu tôi trả lời bâng quơ như thế là vì tôi thực sự chưa biết chính xác là tại sao lại có tên " Lộc Thủy". Mãi cho tới khi bước vào cuộc sống sinh viên, xa nhà, nhớ quê, nhớ bạn bè tôi mới bắt đầu "thấm" được thế nào là quê hương. Chính nhờ nổi niềm đó mà tôi như được thôi thúc để tìm về với cội nguồn hơn, tôi bắt đầu đi tìm những hình ảnh trong kỷ niệm, những nóc nhà xưa, những con ngõ thân quen...

Câu chuyện mà tôi sắp kể về cái tên " Lộc Thủy" là một câu chuyện mà tôi đã tình cờ được nghe kể trong một dịp về quê ăn tết. Có thể câu chuyện này chỉ là một phần chất liệu ít ỏi để giải thích cho cái tên này, nhưng hy vọng nó sẽ phần nào giúp bạn hiểu thế nào là " Lộc Thủy".

Theo như lời kể của một Ông cụ cao niên trong làng thì danh từ " Lộc thủy" có nhiều cách hiểu, mõi người hiểu một cách khác nhu, tùy theo quan điểm của họ: Có người giải thích là vì xưa kia (trước thời ông Trần Hiếu Bạch, Ông đắp đê năm1925 cho đến năm 1931 ) dòng  Mai giang không như bây giờ, lúc đó sông rộng lắm, tàu thuyền của các lái thương từ Hải phòng, Thanh hóa, Hà tĩnh... đều có thể ra vào buôn bán trao đổi hàng hóa trên sông. Nhờ sự thuận lợi về đặc điểm địa lý này mà càng có nhiều người đến định cư nơi đây và trở nên khá giả. Người ta coi đó là "lộc" (lộc từ nước "thủy" từ đó ghép lại thành 2 chữ :"Lộc Thủy"). Cũng có người bảo: sở dĩ có tên Lộc Thủy là vì nơi đây trời cho nhiều tôm cá; Có người lại giải thích rằng: nơi đây khi xưa địa hình phức tạp, các nền đất của các hộ dân chưa nối liền được với nhau, mỗi nhà mỗi gò (nền đất), xung quang là ao hồ hoặc là các con lách ( một nhánh nhỏ của sông), việc đi lại khó khăn, các hộ dân muốn lui tới với nhau phải dùng những con đò, thế nên người ta gọi là " Lộc Thủy". Rồi còn một vài cách giải thích khác nữa...

Đối với Ông cụ thì lại có một cách giải thích khác (theo tôi là hợp lý). Theo Ông cụ thì trước đây-khi toàn vùng đất này chỉ là những bãi hoang, cây nước mặn mọc um tùm, một vài người từ nơi khác đã đến đây lập nghiệp (Cụ Hoàng Khánh  gốc Diễn Vạn - Diễn Châu, rồi đến Cụ Hồ Hớn gốc Quỳnh Đôi, Cụ Lê Vêu  gốc Thanh Hóa, Cụ Trần Dược gốc Quỳnh Thanh...), dần dần càng có thêm người tới và họ lập nên một xóm nhỏ và lấy tên là xóm " Cồn tro"( người xóm này chủ yếu sống bằng nghề đánh cá, dân các xóm khác gọi dân xóm này là "Cu chài". Ngoài nghề đánh cá, họ còn có thêm nghề buôn bán tro phục vụ cho trồng trọt nên xóm này có tên là " Cồn tro" là thế). Quay trở lại với cái tên "Lộc Thủy", theo Ông cụ thì đa số các cách giải thích như trên đều có lý và phần nào nói lên đúng nghĩa của danh từ này. Tuy nhiên, theo Ông cụ thì để có được cái tên "Lộc Thủy" là cả một quãng thời gian dài. Như đã nói ở trên, từ xóm nhỏ Cồn tro, trải qua bao thế hệ, với biết bao thăng trầm, những người theo đạo Công giáo bắt đầu tìm đến với nhau, số lượng tăng lên và họ đã quyết định lập nên một nhóm Giáo nhỏ - Giáo xóm Cồn tro ( thành lập 1898,lúc đó ông Hoàng Nghi được đề cử làm chủ tịch, tức ban hành giáo). Họ cùng nhau lập nên một nhà nguyện nhỏ lợp tranh. Qua một thời gian ngắn, nguyện đường này bị sập, họ lại tiếp tục dựng lại một nguyện đường khác cũng bằng tranh, tường trét đất để làm nơi sinh hoạt tôn giáo.


Thế rồi, từ năm 1913 – 1917, ông Hoàng Thỏa thay ông Hoàng Nghi làm chủ tịch. Đây cũng là thời kỳ mà các vị bô lão, các ông chức việc, các ông giáo trong làng đổ công sức trí tuệ, toàn giáo dân kể cả xóm Đồn, Đò Mơ, Đò Hủ, Cồn Tro…góp công, góp của để hoàn thành ngôi Thánh đường Giáo họ Cự Tân ( 1915 – 1916).
Ngôi Thánh đường trước đây của họ Cự Tân làm bằng gỗ, lợp ngói, mái cong, thì mọi người nhất trí “ ra riêng” cho nhóm giáo Cồn Tro. Đây là nhà thờ thứ 3 của giáo họ.
Qua sự kiện trên, chúng ta thấy, cha ông ta xưa kia thật là đoàn kết, đùm bọc nhau, trên dưới một lòng.
Đên năm 1914, họ Thanh Dạ được nâng lên thành Giáo xứ Thanh Dạ. Từ năm 1916 – 1931 Cha Nguyễn Tấn I được cử về thay Cha Quy làm Linh mục quản xứ.
Kể từ 1914, Giáo họ Cồn Tro thuộc về Giáo xứ Thanh Dạ. Từ năm khoảng 1917  lúc đó ông Hoang Thúy làm ban hành giáo.
Đến năm 1935, Đời Cha Nguyễn Quy II làm Linh mục quản xứ Thanh Dạ, Ngài quyết định đổi tên “ nhóm giáo Cồn Tro” thành Giáo họ Lộc Thủy và nhận tước hiệu “ Đức Mẹ vô nhiễm” làm thánh quan thầy.
Năm 1939, Cha Khanh là Linh mục thừa sai và thành lập Giáo xứ Hạ Lân ở làng Phương Cần – nơi có Đền Cờn ( xin lưu ý: trong cuốn “ hành trình truyền giáo” và “ lịch sử vương quốc Đàng Ngoài”, giáo sĩ Đắc Lộ có mấy lần nói đến “Cửa Chúa” mà Giáo sĩ nói tới đó là: “ Cửa Cờn”(?). Bởi vì tại Cờn Hải có ngôi đền rất danh tiếng, nơi Tứ vị và thờ khúc gỗ thần cũng gọi là “ Bà Chúa”. Và trên bản đồ Đàng Ngoài, chính Giáo sĩ Đắc Lộ vẽ, sau Cửa Bạng là Cua-civa ( Port de la Reire). Như vậy, trên đường bị phát vãng vào Đàng Trong, cuối tháng 3 năm 1629, Giáo sĩ Đắc Lộ có ghé vào Cửa Cờn và Cửa Quèn chăng?).
( Theo lịch sử Giáo họ Cự Tân _ trang 53 _ Lm Hoàng Vĩnh Linh), Bấy giờ các Ngài quyết định tách Giáo họ Lộc Thủy ra khỏi Thanh Dạ để nhập vào Giáo xứ Hạ Lân đặt trung tâm Giáo xứ tại xã Quỳnh Liên ( hiện nay nơi ở ấy không còn lại dấu vết gì nữa).
Năm 1954, do nhiều biến động xã hội và chính trị, năm 1972, chính quyền đã dỡ nhà thờ, Giáo xứ này coi như bị giải thể ( số giáo dân còn lại ở Quỳnh Liên coi như bỏ đạo, một số nữa bỏ đi thất tán, mỗi người một nơi, không biết đi đâu).
Riêng nhóm giáo dân cư trú ở xã Quỳnh Phương vẫn còn giữ đạo và gia nhập vào xứ Thanh Dạ. Năm 2003, thời Cha Antôn Hoàng Đức Luyến, Giáo họ đã xây được một nguyện đường tương đối khang trang.
Hiện Giáo họ Hạ Lân có 24 hộ gia đình gồm 104 nhân danh. Theo lời của các Cụ lối lại, thì nguồn gốc nhóm giáo dân này là con cháu Cụ Hồ Hàu, quê ở La Vang sau đó di cư đến Cửa Lò rồi chuyển về Cửa Cờn ( Quỳnh Phương) sinh sống cho đến ngày nay.
Thánh Đường Giáo xứ Lộc Thủy bên dòng Mai giang.
Sau khi Giáo xứ Hạ Lân bị tan rã ( năm 1954), thì Giáo họ Lộc Thủy lại nhập về với Giáo xứ Thanh Dạ. Thời kỳ này do Cha Nguyễn Tấn II ( 1953 – 1954) rồi đến Cha Phạm Duy Chỉnh ( 1954 – 1956) làm quản xứ Thanh Dạ. Vào khoảng năm 1938, Cha Phùng-Viết-Mỹ (1938 – 1954) làm phó xứ Thanh Dạ, phụ trách xứ Hạ Lân, Giáo họ Lộc Thủy đã xin Ngài chuyển tước hiệu Thánh Quan Thầy “ Đức Mẹ Vô Nhiễm” sang tước hiệu “ Thánh Phêrô”, để phù hợp với hoàn cảnh sinh hoạt của giáo dân.

Như vậy, " Lộc Thủy" không phải chỉ là lộc của nước, lộc của thiên nhiên mà "Lộc Thủy" là lộc từ trời, lộc đã kết nối những con người "lưu lạc", "lênh đênh" nay đây mai đó trên dòng sông cuộc đời về lại với nhau để trở nên một Giáo xóm, rồi lớn lên thành một Giáo họ và giờ đã là một Giáo xứ. "Lộc Thủy" là thế!


KIENCON

Đăng nhận xét

[blogger][facebook][disqus]

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.