tháng 10 2011 | GIÁO XỨ LỘC THỦY

tháng 10 2011

12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

07:51:00

Lịch sử hình thành xã Quỳnh Bảng

XÃ QUỲNH BẢNG
HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN
------------------------

               
Quỳnh Bảng là một xã ven biển, cách trung tâm huyện lỵ Cầu Giát 15km và cách thành phố Vinh 75km về phía Đông Bắc. Tổng diện tích tự nhiên 1.108,43 ha (trong đó diện tích đất nông nghiệp 801,57ha); phía đông giáp biển Đông; phía tây giáp xã Quỳnh Thanh và Quỳnh Văn; phía nam giáp xã Quỳnh Lương; phía bắc giáp xã Quỳnh Liên và Quỳnh Xuân (thị xã Hoàng Mai).

Qua nghiên cứu về cấu tạo địa chất vùng Quỳnh Lưu cho thấy rằng địa hình vùng đất này được hình thành qua một quá trình kiến tạo địa chất lâu dài và phức tạp, có liên quan đến biển tiến, biển lùi, xưa kia đây là biển cổ. Dựa vào ngấn nước in trên vách đá (lèn Quỳnh Bá), vách đá (núi Quy Lĩnh) ta thấy rằng mức nước biển lúc bấy giờ đã dâng cao 2-3 mét, trong suốt mấy nghìn năm như vậy, sau đó vùng đất phía Đông Nam do bồi lắng hàng năm nước biển rút dần tạo nên vùng đất sình lầy. Môi trường sống thay đổi, điệp chết hàng loạt tích tụ thành các cồn và đây cũng là nơi cư trú tạm thời của người nguyên thủy thuộc nền văn hóa Quỳnh Văn. Ở Quỳnh Bảng có một cồn điệp cao khoảng 1 mét đến 1.5 mét, diện tích khoảng 3000 đến 4000m2, xung quanh bờ cao ở giữa trũng xuống hình lòng chảo. Theo các cụ kể lại khi lấy điệp đắp đường phát hiện các rìu đá, đồ trang sức bằng vỏ ốc. Các di chỉ và hiện vật tìm thấy chứng tỏ người cổ đại thuộc nền văn hóa Quỳnh Văn đã từng cư trú và sinh sống trên đất Quỳnh Bảng.

Vào cuối thời Trần có quan hành khiển quản thủ lộ Diễn Châu Hoàng Khánh cùng với hai ông Hồ Hồng, Nguyễn Thạc sau khi đã khai phá đất hoang lập ra làng Quỳnh Đôi, đã tìm đến vùng đất Bãi Ngang để tiếp nối công việc khai cơ lập ấp. Thấy địa thế vùng đất này “Vững vàng hổ cứ long bàn, hình đẹp đẽ lân du phượng vũ” “Sông Mai Giang trước mặt, nước xanh giăng một giải trong veo” (Phú Đa Thúc ước văn) là đường giao thông thủy bộ thuận tiện. Cảnh trí cũng như địa thế ở đây có đủ núi non sông biển hữu tình đủ để khai phá làm ăn lập nghiệp lâu dài. Ông đã cùng con trai là Hoàng Duỵ ra đây khai phá lập ra các làng Quỳnh Bảng.
Ông Hồ Nhân là một trong những người có công khai phá lập làng, ông đã từng theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, đánh nhiều trận lập được nhiều chiến công được Lê Lợi phong chức: “Đô thống tham đốc giám sự, tước hoan quận công”. Sau khi về hưu, ông đã bỏ ra nhiều tiền gạo cấp cho dân khai phá đất hoang, đắp đê ngăn mặn, tạo ra hàng trăm mẫu ruộng. Ông tổ chức các đội dân binh đánh đuổi bọn cướp biển giữ yên cho dân làm ăn. Ông du nạp các dòng họ đến làm ăn khai phá dần dần ngày càng đông.

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, các làng Phú Đá, Phú Phong, Đồng Xuân và các thôn Văn Bằng nổi lên giành chính quyền theo đơn vị làng, thôn. Sau bầu cử Quốc hội (Ngày 6 tháng 01 năm 1946) một tháng sau, ngày 22 tháng 2 năm 1946, bầu cử HĐND 3 cấp tỉnh, huyện, xã được tiến hành. Theo chủ trương của cấp trên tháng 5 năm 1946, hợp nhất hai làng Phú Đa, Phú Phong và thôn Văn Bằng, Lộc Thủy thành lập xã Phú Kỳ. Cuối năm 1949, trước tình hình mới của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, cấp trên có chủ trương nhập hai xã Phú Kỳ và xã Thanh Lương (Quỳnh Minh và Quỳnh Lương) lấy tên xã Quỳnh Phú.

Tháng 5 năm 1954, theo chủ trương của cấp trên phân chia lại địa giới hành chính cấp xã. Xã Quỳnh Phú được chia thành 3 xã: Quỳnh Bảng, Quỳnh Lương, Quỳnh Minh. Làng Đồng Xuân trước đây thuộc xã Quỳnh Xuân sau năm 1954 nhập vào xã Quỳnh Bảng. Từ năm 1976 đến năm 1981, xã Quỳnh Bảng nhập với xã Quỳnh Liên lấy tên xã Quỳnh Phú. Cuối năm 1981, xã Quỳnh Phú được tách ra thành hai xã Quỳnh Bảng và Quỳnh Liên cho đến ngày nay.

Năm 2003, UBND tỉnh Nghệ An có Quyết định số 2072-QĐ/UBND, ngày 11/6/2003 giao quản lý hành chính xã hội khu vực Công ty nuôi trồng thủy sản Trịnh Môn cho xã Quỳnh Bảng quản lý 338 hộ (1.344 nhân khẩu), diện tích đất đai 94,05 ha, với 4 xóm: Quyết Tiến, Quyết Tâm, Quyết Thắng và Quang Minh.

Xã Quỳnh Bảng hôm nay, mà tên gọi xa xưa nhất Kẻ Mơ cách ngày nay trên 650 năm. Là một xã lớn của huyện Quỳnh Lưu có 2.709 hộ, dân số 11.765 khẩu. Đảng bộ xã có 362 đảng viên, sinh hoạt trong 22 chi bộ (trong đó 18 chi bộ xóm và 4 chi bộ hành chính sự nghiệp). Toàn xã có 18 xóm trong đó có 2 xóm vùng giáo là Mai Giang 1 và Mai Giang 2.  Tốc độ tăng trưởng bình quân 17% /năm, trong đó, thương mại dịch vụ chiếm 37.4%, công nghiệp 10.6%, nông lâm ngư chiếm 52%.

Xã có một Trường trung học cơ sở, một trường Tiểu học cụm A và cụm B, một trường Mầm non, một Trạm y tế. Trên địa bàn xã có các cơ quan Trạm thuế, Trạm kiểm dịch nuôi tôm công nghiệp của Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An, Công ty nuôi trồng thủy sản Trịnh Môn, Công ty TNHH Hưng Hải, Công ty TNHH Hoàng Thái Sơn, Khu du lịch bãi tắm Quỳnh Bảng, nhà hàng nhà nghỉ Xuân Quỳnh, Khu du lịch sinh thái Biển Hồ…

Bên cạnh đó, trên địa bàn xã Quỳnh Bảng còn có các di tích đã được xếp hạng như: Di tích lịch sử quốc gia “Đền Đồng Xuân” (xóm Tân Xuân), di tích lịch sử quốc gia “Mộ và Đền thờ Hoan Quận Công Hồ Hữu Nhân” (xóm Đồng Hưng), di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh nhà thờ họ Hồ Đình (xóm Tân Giang), di tích lịch sử cấp tỉnh nhà thờ họ Hồ Đức (xóm Tân Xuân).

Quỳnh Bảng có diện tích trải rộng từ Đông sang Tây, đất sản xuất được chia thành 2 vùng: vùng 2 lúa và vùng màu, cư dân thường trồng các loại cây lương thực, rau màu, ngô, khoai, lạc… Trên địa bàn xã còn có con sông Mai Giang bắt nguồn từ nhánh sông Hoàng Mai. Sông Mai Giang là nơi phục vụ cho việc nuôi trồng thủy sản và đồng thời là tuyến giao thông đường thủy khá quan trọng của nhân dân từ trước tới nay. Quỳnh Bảng đang tập trung khai thác những tiềm năng, lợi thế về tự nhiên để phát triển kinh tế như: trồng lúa nước, các loại cây hoa màu, đặc biệt là đẩy mạnh và phát triển cánh đồng nuôi tôm. Với lợi thế, địa hình tương đối bằng phẳng, là trung tâm của vùng Bãi Ngang; thương mại dịch vụ, nhà hàng, các cơ sở cơ khí, máy công cụ, gara ôtô, kiốt điện máy, vàng bạc đá quý… đã tạo cho Quỳnh Bảng phong phú, đa dạng, là điểm hẹn của nhiều dự án quan trọng, là điểm nhấn quan trọng cho sự phát triển bền vững của thị tứ tương lai.       

Với truyền thống cách mạng, nhân dân Quỳnh Bảng anh hùng trong các cuộc kháng chiến, cần cù chịu khó, năng động sáng tạo trong thời kỳ đổi mới. Để Quỳnh Bảng có bước phát triển nhanh, bền vững, Đảng bộ, HĐND, UBND Quỳnh Bảng kêu gọi các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, con em xa quê tiếp tục đầu tư, liên kết đầu tư trên các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ thương mại, sản xuất nuôi trồng thủy sản, phân phối hàng hóa, vui chơi giải trí… Địa phương cam kết, nhanh nhất, hiệu quả nhất, trách nhiệm nhất khi các dự án mới đầu tư trên địa bàn xã.

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.