tháng 6 2011 | GIÁO XỨ LỘC THỦY

tháng 6 2011

12 Thánh tông đồ Audio suy niệm Audio truyện Công giáo Âm nhạc Bài Giảng mp3 Bạn có biết bạn trẻ xa nhà Bảo vệ sự sống Blog tips Ca kịch công giáo Các bài giáo lý của ĐTC Phanxicô Các hội đoàn Các mục chính Các Thánh Các thánh địa Công giáo Các thánh khác Các Tuần Cửu Nhật Kính Đức Mẹ Các vấn nạn xã hội Cắm hoa nghệ thuật Câu chuyện Giáng Sinh Châm ngôn công giáo Chiêm ngắm Chúa Chuyện phiếm đạo đời Chuyện về Giáo Lý và Giáo Dục Công Giáo đó đây Cửu Nhật Kinh Nguyện Danh Danh bạ website các giáo xứ - giáo họ việt nam Danh bạ website công giáo Di sản thế giới Du Lịch Đẹp + Để sống đạo hôm nay Đôi nét về Giáo xứ Đời sống cầu nguyện Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Đức Mẹ Lama Đức Thánh Cha phanxico Đức Tin và Khoa Học Đường Hy Vọng Gia đình Giải đáp thắc mắc cuộc đời Giao hat Vang Mai Giáo hạt Vàng Mai Giáo Hội Đông Phương Giáo lý - dân ca Giáo lý - kinh thánh Giáo sử Giáo xứ Media góc học tập Góc khám phá Góc nghệ thuật Góc thư giãn Góp nhặt Hạt Giống Lời Chúa Hình ảnh cổ xưa Hình ảnh Giáo xứ Lộc Thủy học tiếng anh Hướng dẫn sử dụng webblog Kết nối websites Kiến thức phổ thông Kính Đức Mẹ Kinh thánh tiếng anh Lẽ sống Lịch sử các Dòng tu Lịch sử Giáo Hội Việt Nam Lịch sử hình thành Giáo xứ Lộc Thủy Lòng Thương xót Chúa Lộc Thủy Lời Chúa qua bài hát Lời chúa theo chủ đề Mùa Vọng - Advent Năm thánh Lòng Thương Xót Nghe và suy gẫm Nghệ thuật Công Giáo Nghệ thuật sống Ơn gọi-tận hiến Phim công giáo Quỳnh lưu Radio Công Giáo Sách Công giáo sách tháng đức bà Sắc màu cuộc sống Sổ tay sinh hoạt suy gẫm Suy gẫm và Cầu nguyện Suy niệm Lời Chúa Suy niệm Lời Chúa mùa Phục Sinh Suy niệm Lời Chúa mùa TN A Suy niệm Lời Chúa năm A Suy niệm mùa chay Sức khỏe - ẩm thực Tài liệu Công Giáo tổng hợp Tài liệu dạy Giáo Lý Tài liệu Tuần Thánh Thánh ca Thánh ca cầu nguyện Thánh Ca Hoàng Diệp Thánh Mẫu học Thánh Mẫu La vang Thế giới Công Giáo Thơ - Truyện Công Giáo Thơ Công Giáo Thơ và cuộc sống Thủ thuật blog Thủ thuật facebook Thủ thuật google + Thư Viện Công Giáo Tiếng anh qua Lời Chúa Tiêu điểm Tìm hiểu phụng vụ Tin Công Giáo Tin Giáo xứ Tin tức Giáo xứ Lộc Thủy Tin Việt Nam và Thế Giới Tổ chức kỳ thi Giáo lý Tông huấn Giáo hội Công giáo Trang Trí Giáng Sinh Trắc nghiệm Giáo lý Trắc nghiệm Kinh Thánh Trắc nghiệm năm đức tin Truyện Công Giáo Truyện về Mẹ Tư liệu Giáo hội Công giáo việt nam Tư liệu Giáo phận Vinh Tư liệu Giáo xứ Lộc Thủy Từ vựng công giáo Anh-việt Tv Công giáo TVs và Radios khắp nơi Vấn đáp đức tin công giáo Videos Đặc Sắc Vietnamese English Prayers Vinh Quang Đức Maria Website Công Giáo bổ ích

191. “Tám giờ sáng ngày Chúa Nhựt, tôi mắc dự Lễ.
Thủ tướng muốn gặp đại tướng Lamoricière vào lúc 08 giờ ngày Chúa Nhựt để bàn việc quan trọng. Đại tướng Lamoricière khẳng khái trả lời:
- “Thưa Thủ tướng, 08 giờ ngày Chúa Nhựt, tôi mắc dự Lễ.
192. Thánh giá riêng của mỗi người chúng ta
Thánh Giá Chúa cho chúng ta đang mang là Thánh Giá rất vừa sức chúng ta. Câu chuyện minh họa sau đây chứntg minh điều nầy.
Có một người luôn than van về những nỗi khổ cực của mình. Một tối kia, Chúa sai thiên thần hiện đến, phán bảo ông ta:
- “Con hãy theo ta ra nghĩa địa, nơi đó, người ta để lại thánh giá của mình rất nhiều. Con hãy mang thánh giá của con ra đó và hãy lựa một cây thánh giá khác cho vừa sức con.
Ông ta vui mừng, đem thánh giá của mình ra quăng nơi nghĩa địa và quyết đổi lấy một cây cho vừa sức mình.
Ông hăng hái lựa chọn, nhưng lựa mãi vẫn không được: có cây quá dài, khó vác; có cây quá ngắn, cũng khó vác; có cây nhẹ nhưng lại sù sì, lởm chởm, khó vác; có cây trơn tru nhưng lại quá nặng.
Ông lựa suốt đêm mà không được. Cuối cùng, ông nói với thiên thần:
- “Thưa thiên thần, đối với con, cây nào cũng khó vác. Chỉ có cây mà con định vất đi, là vừa sức con mà thôi.
Thiên thần gật đầu:
- “Phải, Chúa đã trao cho con một cây thánh giá vừa sức con, con hãy cám ơn Chúa và vui lòng vác nó. Chúa rất thương con. Từ nay, con đừng than van nữa nhé!
193.Người mẹ: nhà giáo dục tuyệt vời nhất!
Trên đời nầy, một trong những sự nghiệp cao quý nhất, là sự nghiệp của người mẹ.
Nhà họa sĩ vẽ cái đẹp lên bức tranh, nhà điêu khắc chạm vẻ đẹp trên đá gỗ, nhà văn sĩ, nhà thi sĩ diễn cái đẹp ra trong lời nói, nhà nhạc sĩ ghi cái đẹp ra trong nốt nhạc, còn người mẹ tạo nên những con người đẹp đẽ, tạo nên lịch sử tốt đẹp của loài người.
Một nhà giáo dục danh tiếng kia hỏi một bà góa:
- “Bà có 10 đứa con. Khi chồng chết, đứa con lớn nhất của bà chưa đầy 15 tuổi. Khi chồng bà chết, tiền của trong gia đình của bà lúc đó rất eo hẹp. Vậy sao bây giờ, các con trai của bà đều làm nên sự nghiệp, các con gái bà đều sống hạnh phúc vui vẻ. Cứ sự thường, giữa bao nhiêu khó khăn, buổn phiền, đau khổ, túng thiếu như vậy, tôi chắc bà đã phải thất vọng nhiều lần lắm chứ?
Bà góa nầy trả lời đơn sơ:
- “Tôi tin vào Chúa. Tôi cầu nguyện với Chúa. Tôi thấy tôi phải tu chỉnh đời mình, phải cải tạo đời sống tôi cho đạo đức hơn, phải tập cho có nhiều đức tính. Nói tóm lại, tôi phải tự sửa mình.”
Nhà giáo dục kia hỏi tiếp:
- “Thế bà có làm gì khác nữa không, mà con cái bà nên tốt như vậy?
Bà góa nầy cũng trả lời lại một cách đơn sơ:
- “Tôi tự cố gắng sửa mình, tôi cố gắng nên tốt, và tôi cũng không ngờ rằng con cái tôi cứ bắt chước tôi mà tốt theo lên.”
Bà góa nầy, người mẹ nầy truyền những đức tính tốt cho các con trai con gái của bà. Bà truyền mà bà không biết. Và bà nầy cũng không biết mình là một nhà giáo dục tuyệt vời nhất, một nhà giáo dục hết sức vĩ đại, đã tạo cho con cái mình có những đức tính và sức mạnh cần thiết để chúng trở nên những con người đáng phục.
194. Bí quyết thắng trận của đại tướng Eiseinhower
Bí quyết nầy nằm trong câu bí mật mà đại tướng có lần đã tiết lộ: “Trù tính tới những chi tiết nhỏ nhặt nhất, rồi đánh kịch liệt.
Tôi thấy bí quyết nầy của đại tướng Eiseinhower thật thấm thía: nhiều khi đại sự của chúng ta thất bại vì những chi tiết nhỏ mà chúng ta không chịu lưu ý. Tôi xin đan cử một ví dụ: chúng ta dùng người cho mục đích tốt của chúng ta, nhưng nếu có một vài cộng sự viên của chúng ta ăn nói thô lổ, thái độ thô bạo, thì đại sự của chúng ta có thể vì thế mà bị hỏng.
Người lãnh đạo không nên tỉ mỉ, không nên để tâm quá mức vào những chi tiết nhỏ nhặt, nhưng không một chi tiết nhỏ nhặt nào có thể qua mặt được người lãnh đạo.
(...)
195.Hãy làm thay Chúa!
Sau khi cuộc thế chiến lần thứ hai kết thúc, có một toán lính đồng minh đi giúp những người dân xây dựng lại cuộc sống trên đống gạch hoang tàn đổ vỡ. Họ làm lại nhà cửa cho dân.
Sau khi làm nhà cửa cho dân chúng xong rồi, họ quyết định sửa lại ngôi nhà thờ trong làng. Nhưng đến khi dựng tượng Chúa thì toán lính không tìm đâu ra hai bàn tay của pho tượng đã bị bom đạn cắt cụt.
Thấy toán lính của mình tìm kiếm suốt một ngày trong đống gạch đá mà không thấy gì, viên sĩ quan ra lệnh dừng lại và cho phép dựng bức tượng Chúa cụt tay lên ngay.
Sau khi dựng bức tượng lên, viên sĩ quan dạy ghi lại một hàng chữ dưới bức tượng như sau:
- “Dân làng sẽ thay Chúa làm những công việc mà đáng lẽ hai bàn tay Chúa sẽ làm.
Vì không thể nào làm được gì hơn cho bức tượng nầy, viên sĩ quan đã đưa ra lời như trên. Không ngờ, lời nầy dạy cho dân làng một bài học quá hay: tay Chúa toàn làm những việc yêu thương, tay Chúa đưa lên để tha tôi, tay Chúa đưa ra để ôm lấy những ai đau khổ, tay Chúa nâng lên những ai ngã quỵ, tay Chúa chúc lành cho mọi người, không trừ ai, ngay cả kẻ thù của Ngài.
Không những dân làng đó, mà bạn và tôi cũng phải ghi khắc câu nầy trong trái tim:
- “Giờ đây, hãy thay Chúa mà làm những công việc của hai bàn tay Chúa đã làm!
196.“Nầy anh yêu dấu, tôi tha cho anh nhé!”
Năm 1936, một linh mục Tây Ban Nha bị quân nghịch đạo dẫn đi giết. Khi đến gần nơi xử bắn, ngài hỏi họ:
- “Ai trong các anh là người sẽ đứng ra bắn chết tôi?
Một tên nghịch đạo hách dịch nói:
- “Chính ta.
Linh mục Tây ban Nha nầy liền mĩm cười, âu yếm nhìn anh ta và nói:
- “Nầy anh yêu dấu, tôi tha cho anh nhé!
197.“Tôi tìm được thiên đàng!”
Lúc bấy giờ, quân Hồi giáo lan tràn khắp nước Tây Ban Nha. Một người công giáo bị quân Hồi giáo bắt. Họ giam chàng dưới hầm sâu và trói chàng trong một cột đá.
Khi chàng chết, người ta thấy nơi cột đá có khắc hình Chúa Giêsu chịu đóng đinh và có câu:
- “Tôi tìm được thiên đàng.
Giữa muôn vàn đau đớn vì đức tin, chàng tin chắc Chúa Giêsu chịu đóng đinh sẽ đem chàng về trời.
198. Một hình ảnh của loài người vô ơn đối với Chúa Cứu Chuộc
Để nói lên sự vô ơn của loài người đối với Chúa Giêsu, thánh Anphongsô dùng một tỷ dụ sau đây.
Có một con trùn sắp chết vì nó nằm trên đống đất bùn khô, thiếu nước cho nó sống.
Vua đi ngang qua, thấy vậy, động lòng thương, truyền đi kiếm nước cho con trùn nhưng kiếm không có nước. Vua liền cho máu mình chảy ra để tưới đám bùn khô đó cho ướt hầu cứu sống con trùn. Nhờ vậy, con trùn được sống. Về phần vua, vì máu ra quá nhiều, nên vua phải chết.
Sau khi vua chết, con trùn lên tiếng ngạo mạn, mắng chửi vua thậm tệ.
Đó là một hình ảnh vô ơn của loài người đối với Chúa Giêsu, Đấng Cứu Chuộc của họ.
199. “Tôi chỉ làm vì Chúa!
Bác sĩ Cronin kể câu chuyện của mình trở lại với Chúa như sau.
Khi làm việc trong một bệnh viện, ông thấy một cô y tá rất tận tâm, rất yêu người bệnh, hầu như đêm nào cô cũng thức thật khuya để lo cho bệnh nhân. Dù vậy, ông biết rằng tiền lương của cô rất ít, chỉ vừa đủ để sống thôi.
Ngày kia, gặp cô y tá nầy, ông đề nghị:
- “Cô có công nghiệp lắm! Rất đáng được tăng lương.
- “Tiền lương của tôi như vậy cũng đủ rồi.
- “Nhưng cô đáng được nhiều hơn nữa. Chúa biết cô có nhiều công nghiệp.
- “ Nếu Chúa biết … thì tôi còn muốn gì hơn nữa. Tôi chỉ làm vì Chúa!
Và bác sĩ Cronin thú nhận:
- “Nghe cô nói như vậy, tôi rất cảm phục.Tôi thấy tâm hồn tôi bừng sáng lên. Tôi thấy cô y tá nầy có một tâm hồn quá cao trọng, còn tôi thì quá nghèo nàn. Và nhờ thế, tôi đã trở lại với Chúa.
200. Cái ngạo mạn của tàu Titanic: “No God! No Pope!” (Đả đảo Thiên Chúa! Hạ bệ Giáo Hoàng!)
Ngày 10/4/1912, nhiều kẻ vô thần và nhiều kẻ giàu sang không tin Chúa, lấy làm sung sướng và hãnh diện vì họ đã đóng xong một chiếc tàu thủy lớn nhất thế giới: trọng tải 56.000 tấn, chứa được 2201 hành khách, dài gần 100 thước, ngang 21 thước.
Nơi mạn tàu của con tàu Titanic nầy – tên họ đặt cho con tàu - họ cho đề những câu rất ngạo mạn:
- Ngay cả ông Kitô cũng không thể làm chúng ta chìm!
- Dù trời dù đất cũng không thể làm chìm tàu chúng ta được!
- Đả đảo Thiên Chúa (No God!)! Hạ bệ Giáo Hoàng (No Pope!)!
Tàu nhổ neo tại Ái Nhĩ Lan với ý định vượt biển Đại Tây Dương mà qua Mỹ.
Tàu đi bốn ngày ngon lành: hân hoan, tiệc tùng, vui chơi trên tàu!
Bổng đêm 14, rạng ngày 15/4/1949: rầm rầm, tàu đâm vào một tảng băng tuyết lớn, từ trên Bắc Cực trôi về.
Tàu chìm lần lần trong vòng hai giờ bốn mươi phút.
Mọi cái trên con tàu “ngạo mạn” nầy đều mất hết và chìm xuống tận đáy biển sâu.
Về số phận những hành khách trên con tàu “đả đảo Thiên Chúa, hạ bệ Giáo Hoàng” nầy: trong số 2201 người, người ta chỉ cứu được 451 người, còn 1750 người phải chết tất tưởi trong hoảng sợ kêu la, tuyệt vọng!
Không tin có Chúa, con tàu đời của chúng ta sẽ thế nào nhỉ!

Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang
(sưu tầm, trích dẫn, phóng tác từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau / sáng tác
với mục đích Dạy Giáo Lý – Giáo Dục)

181. Sức mạnh của ơn Chúa
Ơn Chúa mạnh mẽ vô cùng!
Saolê cứng lòng và nghịch đạo hết sức, thế mà ơn Chúa đã biến đổi ông thành một vị tông đồ đầy tâm huyết.
Mađalêna đầy tội lỗi, thế mà ơn Chúa đã làm cho cô trở nên một vị thánh lớn.
Mathêô sống nghề thu thuế, bị mọi người xa lánh, thế mà ơn Chúa biến ông thànhh một thánh sử.
Phêrô quá yếu hèn và sợ hải, thế mà ơn Chúa đã làm cho ông trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên.
Một tên trộm cướp đầy thành tích bất hảo, thế mà ơn chúa đã đưa anh ta vào nước thiên đàng trong số những vị thánh trước hết.
Nhờ ơn Chúa, có muôn vàn đấng anh hùng tử đạo, có rất nhiều thanh niên nam nữ tận hiến đời mình để lo cho các linh hồn, có biết bao nhiêu trẻ thơ vẫn cương quyết giữ mình sạch tội và tuyên xưng đức Tin.
Vậy bạn đừng ngã lòng. Bạn hãy đứng lên! Bạn hãy tin mạnh vào ơn Chúa.
Với thiện chí của bạn, ơn Chúa sẽ thay đổi hẳn cuộc đời của bạn.
182. Tướng La Morcière nămg đi rước lễ
Tướng La Morcière có một cô con gái. Em nầy năng đi rước lễ. Ông dạy con:
- “Con đi rứoc Chúa hằng ngày như vậy là không được.
- “Thưa cha, được lắm vì cha sở dạy con như vậy.
Hai cha con đến tìm cha sở. Tướng La Morcière trình bày đủ các lý do để nói rằng không nên đi rước Chúa nhiều quá. Cha sở cười và trả lời một câu:
- “Không ai trong chúng ta xứng đáng đi rước Chúa đâu. Dầu vậy, tất cả chúng ta đều rất cần Chúa. Phép Thánh Thể không phải là phần thưởng dành cho các nhân đức, song là để giúp chúng ta tập các nhân đức.
Tướng La Morcière phục lý. Từ đó, vị tướng nầy rất năng đi rước lễ.
183. Đây là những thương tích!
Ngày kia, một người lính già khẩn khoản xin tướng Caesar đi dự một cuộc xét xử của mình. Tướng Caesar mượn người khác đi thay ông vì ông nói mình đang bận việc.
Người lính già liền cởi áo mình ra:
- “Thưa ngài Caesar, khi tôi thấy ngài gặp những nguy hiểm to lớn giữa trận mạc, tôi không mượn ai đi thế tôi để bảo vệ ngài, nhưng chính tôi đã đánh trận để che chở ngài. Đây là những thương tích tôi đã lãnh lấy vì ngài.
Tướng Caesar vừa cảm động, vừa hổ thẹn. Ông đích thân đến dự buổi xét xử đó và bênh vực người lính già trung tín của mình.
Từ trên Cây Thánh Giá, Chúa Giêsu chỉ cho ta thấy những vết thương và phán:
- “Đây là những vết thương Ta đã chịu vì con. Lẽ nào con lại không làm gì cho Ta sao?”
184. Không xin được ơn bế mạc Công Đồng Vatican II
Công Đồng Vatican II là một mùa xuân làm rực rỡ Giáo Hội, một Lễ Hiện Xuống mới, làm cho Giáo Hội được tăng sức phi thường.
Người có công lớn nhất trong việc nầy, là Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, Đấng đã khai mạc Công Đồng vĩ đại nầy.
Khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII sắp qua đời, Đức Cha Thư ký xin ngài làm sao cầu Chúa ban cho ơn bế mạc Công Đồng Vatican II một cách long trọng như thể ngài đã khai mạc long trọng Công Đồng nầy vào ngày 11/10/1962. Đức Thánh Cha bình tĩnh trả lời:
Nêu Chúa nói với cha: Hãy xin ơn đó và Ta sẽ ban, thì cha sẽ thưa: “Lạy Chúa, con đã khai mạc Công Đồng, nhưng con không xin bế mạc. Xin Chúa cho con trung thành với giáo lý Kinh lạy Cha mà Chúa đã dạy con phải sống theo suốt đời: “Vâng theo ý Cha” mà Chúa đã thực hiện từ Bêlem đến Núi Sọ”.
185. Quên tên Mẹ của Chúa nên chưa được vào nước thiên đàng.
Một ông già tân tòng, người Phi Châu, 95 tuổi, nói với cha truyền giáo:
- “Con sắp chết. Cha nói cha có thể làm cho con chết hạnh phúc. Vậy xin cha cho con chết hạnh phúc gấp đi.
- “Được, nhưng trước hết, con hãy chịu phép Rửa Tội.
Ông già sung sướng, xin cha dạy. Cha dạy gấp một vài ngày, rồi rửa tội.
Sau khi được rửa tội vài ngày, ông già xin gặp cha. Ông kể:
- “Thưa cha, đêm nay con mơ con đến cửa thiên đàng, nhưng khi bị hỏi: “Mẹ Chúa tên gì”, thì con nói: “Cha chưa dạy tên đó.” Vì thế, cửa thiên đàng chưa mở ra cho con vào.”
Cha liền dạy ông già: MA RI A. Cha bắt ông lặp đi lặp lại hàng trăm lần cho nhớ.
Mai lại, ông già đòi gặp cha.
- “Thưa cha, hôm nay con mơ thấy con đến cửa thiên đàng. Con vừa đọc tên Maria thì cửa thiên đàng mở ra, nhưng Chúa cho con về lại trần gian vài ngày để dọn mình chết lành.
Vài ngày sau, ông già qua đời. Nhưng trong những ngày đó, ông luôn lặp đi lặp lại Maria.
186. Thánh Lễ đối với linh mục
Thánh lễ là công việc quan trọng nhất của đời sống linh mục.
Làm linh mục, trước hết là để "làm lễ”. Chúa Giêsu truyền cho các linh mục: "Hãy làm việc nầy mà nhớ đến Thầy.” (Lc 22,19), trước khi truyền các ngài: "Hãy ra đi khắp nơi rao giảng Tin Mừng cho mọi người.” (Mc 16,15).
Nếu không làm gì được vì những lý do ngoài ý muốn của mình, mà chỉ "làm lễ” được, thì linh mục đã đạt được lý tưởng linh mục của mình rồi.
Trại tập trung Dachau ở Baviera, Đức, trong kỳ Đệ nhị Thế chiến, được mệnh danh là "Địa ngục trần gian”. Lúc bấy giờ, trại nầy giam giữ 2.529 linh mục thuộc 144 giáo phận của các nước đồng minh.
Trong trại tập trung kinh khủng nầy, có diễn ra một thánh lễ phong chức linh mục, và tân linh mục nầy chỉ dâng được một thánh lễ, rồi chết.
Số là:
Thầy Sáu Carlo Leisner, tù binh trong trại, sắp qua đời vì bệnh lao phổi nặng. Thầy ao ước được chết trong chức linh mục. Đức Cha Gabriel Picquet, cũng là tù binh, bằng lòng phong chức linh mục cho thầy. Các linh mục trong trại tập trung rỉ tai nhau tổ chức một lễ phong chức linh mục trong trại, như trong Hang Toại Đạo.
Chiếc gậy Giám Mục bằng gỗ được khắc chữ: "Victor in vinculis” (Chiến Thắng Trong Gông Cùm).
Chịu chức xong, cha Carlo Leisner quá yếu, nằm liệt mê man hai tuần lễ.
Khi được hồi sức đôi chút, cha được giúp để kín đáo dâng Thánh Lễ mở tay, Thánh Lễ đầu đời và cũng là Thánh Lễ cuối đời của cha.
Thế mới hay: Thánh Lễ vô cùng cao sang!
Thánh Lễ vô cùng quý giá!
Thánh Lễ quá tuyệt vời!
Trong một số nhà thờ , người ta còn có thể đọc câu sau đây ở trên bàn thờ dọn đồ lễ:
- "Hỡi các linh mục đáng kính, các ngài hãy dâng Thánh Lễ nầy
như thể là Thánh Lễ đầu tiên,
như thể là Thánh Lễ cuối cùng,
như thể là Thánh Lễ độc nhất!
187. Sợ Thánh Giá là nỗi khổ nhất của chúng ta.
Thánh Vianê nói rằng sự sợ Thánh Giá là nỗi khổ nhất của chúng ta. Ngài nói như sau:
Trên con đường của Thánh Giá, chỉ có bước đầu mới gay go. Sợ Thánh Giá là nỗi khổ nhất của chúng ta. Phần đông loài người từ chối Thánh Giá và tìm cách chạy trốn. Nhưng họ càng chạy trốn thì Thánh Giá càng đuổi theo họ, càng tấn công họ, càng đè nặng trên mình họ, … Vậy chúng ta hãy tiến lên để đón lấy Thánh Giá như thánh Anrê khi thấy cây Thánh Giá quân lý hình đang dựng lên trước mặt: “Kính chào Thánh Giá đáng yêu, đáng chuộng! Chớ gì Thánh Giá hãy đón nhận tôi và trao tôi về với Thầy tôi là Đấng sẽ dùng Thánh Giá để cứu chuộc tôi.
188. “Bao lâu đại tá còn đứng đây thì con cũng đứng đây với đại tá.”
Đại tá Cesare d’ Azeglio kể câu chuyện cảm động về ông sau đây.
Trong một trận chiến, đại tá thua trận và bị bắt làm tù binh.
Nhìn lui, đại tá thấy quân sĩ mình bỏ chạy hết, chỉ còn một người lính trẻ đang đánh trống. Đại tá hỏi:
- “Con làm chi đây?
Người lính trẻ đánh trống trả lời:
- “Thưa đại tá, bao lâu đại tá còn đứng đầy thì con cũng đứng đây với đại tá.
189. “Tôi là đầy tớ của mọi đầy tớ!
Khi Đức Giám mục thành Constantinople ở Phương Đông, vì kiêu ngạo muốn hơn Đức Giáo Hoàng ở Rôma, đã gởi thư cho Đức Giáo Hoàng Grêgôriô và ký tên: “Ta là Giám Mục của toàn thế giới.”, thì Đức Giáo Hoàng Grêgôriô viết thư trả lời lại và ký tên: “Tôi là đầy tớ của mọi đầy tớ.”
190. Cách ăn nết ở hơn lời nói
Cha sở một giáo xứ bên Italia kể câu truyện sau đây.
Trong họ tôi, người ta sống rất lã lơi, nhất là giới thanh niên nam nữ. Tôi liền mời một cha dòng Capucino đến giảng tuần đại phúc.
Trước khi tới nghe giảng đêm khai mạc, thanh niên nam nữ đã cười bảo nhau: - - “Thế nào ông cha dòng nầy cũng lên án xinê, khiêu vũ, thể thao, …”
Nhưng họ bỡ ngỡ: điềm đạm và đoan trang, cha dòng giảng về tình yêu, về ơn nghĩa thánh, về các chân lý Đức Tin, không đả động gì đến những vấn đề ấy cả.
Họ bảo nhau:
- “Chắc là mai, ông sẽ nói đến.”
Mai lại, vẫn không.
Rồi ngày mai lại nữa, cũng vẫn không. Cho đến khi bế mạc.
Khi bế mạc tuần đại phúc xong, một nhóm thanh niên nam nữ đến tìm tôi và nói:
- “Bây giờ chúng con hiểu thế nào là phải đoan trang, đằm thắm, trong sạch nhờ thấy sự dịu dàng, đoan trang của cha dòng đã giảng cấm phòng, và chúng con biết thế nào là sự đoan trang làm đẹp lòng Chúa.

Linh mục Emmanuen Nguyễn Vinh Gioang

(sưu tầm, trích dẫn, phóng tác từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau / sáng tác
với mục đích Dạy Giáo Lý – Giáo Dục)

171.Bổn mạng của các cha sở là một linh mục “vô tài”
Khi đặt thánh Gioan Maria Vianê, cha sở họ Ars, làm Bổn Mạng Các Cha Sở trong toàn thể Giáo Hội, Giáo Hội muốn mọi linh mục biết rằng kết quả tông đồ vô cùng tốt đẹp của vị linh mục xem ra vô tài nầy, là hoàn toàn phát xuất từ sự kết hiệp chặt chẽ với Chúa Giêsu trong một đời sống nội tâm sâu xa.
Vị linh mục Gioan Maria Vianê nầy, xem ra vô tài và không có những phương tiện hoạt động nào to tát, đã bỏ xa hàng vạn tông đồ tài ba lỗi lạc với những hoạt động lớn lao của họ lúc bấy giờ.
Nhiều vị cao cấp trong Giáo Hội toàn cầu, nhiều vị danh tiếng phần đời khắp nơi, nhiều nhà thế tộc giàu sang, nhiều kẻ thông thái, và nhất là nhiều người cùng khổ, dốt nát, tội lỗi, không ai bảo ai, đều chạy đến tìm một vị linh mục nghèo, thất học, sống heo hút trong giáo xứ Ars xa xôi của giáo phận Lyon, chỉ vì linh mục nầy, cha sở Gioan Maria Vianê, trổi vượt bởi sự thánh thiện, cầu nguyện và hy sinh, trong một đời sống nội tâm sâu xa.
Một tối kia, theo lời nhà viết sử Trochu kể lại, ma quỷ hét đựng lên trong phòng ngủ của vị linh mục nầy:
- "Mi đã ăn cắp của tao đến tám vạn linh hồn rồi. Nếu có bốn linh mục như mi, thì nước tao ở trần gian nầy sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng!
172.Rối đạo trong hành động!
Đức Hồng T Mermillod lên án thứ tội mà ngài gọi là rối đạo trong hành động. Đó là tội của người tông đồ hoạt động căn cứ theo khả năng cá nhân của mình, cho mình là vai chính, còn Chúa Giêsu chỉ là vai phụ, trong khi Chúa Giêsu phải là nguyên lý duy nhất của mọi sinh lực tông đồ.
173.Nên thánh không khó như con tưởng
Ngày kia, cha Dan hỏi một người thợ làm nghề sắp chữ trong nhà in:
- "Có bao giờ con nghĩ rằng mình phải nên thánh không?
Người thợ nầy vừa sắp chữ, vừa trả lời:
- "Thưa Cha, con không bao giờ dám nghĩ như vậy vì theo con, nên thánh khó quá. Cha xem: từ sáng đến tối, con phải sắp chữ để in. Con không có thời giờ nghĩ đến việc khác được.”
Cha Dan ôn tồn nói:
- "Con đừng lầm, nên thánh không khó như con tưởng đâuu. Để nên thánh, con không cần phải làm điều gì lạ. Khi con sắp chữ, con sắp chữ vì Chúa, vì lòng yêu mến Chúa là đủ.”
Người thợ trả lời:
- "Dạ, xin Cha cho con thử xem”.
Vài ngày sau, người thợ nầy đến tìm cha Dan và nói một cách sung sướng:
- "Lạy Cha, bây giờ con mới biết, nên thánh không khó như con tưởng”.
174. Một khuôn mặt có thể là một ánh sáng Chúa dùng
Một bà sang trọng kia đến Lộ Đức để xem chơi.
Thấy đoàn kiệu những người hành hương đi ngang qua, bà hết nhìn người nầy đến người khác. Bỗng cặp mắt của bà dừng lại trên khuôn mặt của một nữ tu đang đi kiệu. Sau đó, bà tìm gặp nữ tu nầy và tâm sự:
- “Sao tôi thấy khuôn mặt của sơ vui tươi thế?
Nữ tu chưa kịp trả lời thì bà đã nói tiếp:
- “Ba mươi năm nay, tôi sống bê bối, tiêu xài, phung phí, nhưng không bao giờ được sự bằng an.
Hai người nầy tâm sự một hồi lâu.
Cuối cùng, bà nầy đi xưng tội, và bà được bằng an.
175. Sự đền tội của một em bé
Nhà kỹ nghệ công giáo danh tiếng, Léon Harmel, thuật lại câu truyện sau:
Một bà mẹ kia đánh thức con dậy. Bà thấy dưới gối con có một cục gỗ.
- “Con làm gì thế?
- “Thưa mẹ, khi đi học giáo lý, con nghe dạy rằng mình phải hãm mình để cho kẻ có tội được trở lại. Con chọn cách hãm mình nầy. Con trông cậy Chúa nhậm lời con.
Đó là gương một em bé trong sạch, biết đền tội thay cho những kẻ có tội mà không chịu đền tội.
176. Sớm hơn mặt trời mọc
Khi suy đến ngày mai, bạn hãy tin chắc rằng sự Chúa quan phòng săn sóc bạn sẽ hiện đến sớm hơn mặt trời.
Bị giam cầm một cách rất tàn nhẫn, bà Isave, chị vua Lu-y XVI, vẫn luôn trông cậy vào sự Chúa quan phòng. Mỗi sáng, bà cầu nguyện:
- “Lạy Chúa, con không biết hôm nay sẽ xảy đến điều gì cho con. Con chỉ biết điều gì sẽ xảy đến, là điều Chúa đã thấy trước từ thuở đời đời. Chúa ôi! Chừng ấy đủ làm cho con được bằng an… Con muốn tất cả! Con xin lãnh nhận tất cả!
177. Hãy phạm tội giữa công trường!
Một người tội lỗi xúi giục thánh Ephrem phạm tội với mình. Thánh nhân liền tìm cách cải hoá linh hồn đó. Ngài tìm đủ cách nhưng vẫn không thu được kết quả gì. Bỗng ngài nghĩ ra một kế.
- “Thôi được! Tôi bằng lòng. Nhưng hãy để cho tôi lựa chỗ để phạm tội.
- “Cứ lựa đi!
- “Chúng ta hãy ra phạm tội giữa công trường thành phố.”
Người kia trẽn quá, rút lui.
Thánh Ephrem lợi dụng cơ hội để dạy một bài học. Ngài nói theo cốt để cho người rút lui nghe:
- “Ớ người ngu dại! Ngươi sợ con mắt của người trần như thế thì làm sao chịu nổi liếc nhìn của Chúa Kitô sẽ đoán xét ngươi. Khi đó, tất cả mọi dân, mọi thành, từ xưa đến nay, sẽ nhìn thấy ngươi, và khi đó, không phải chỉ có một tội, mà tất cả tội lỗi của ngươi sẽ bị bại lộ.”
178. Giá trị của người bạn trăm năm
Một thanh niên tin cho thầy mình biết ngày thành hôn. Thầy hỏi:
- “Người vợ sắp cưới của con có những đức tính gì?
- “Cô ta đẹp.
Thầy viết một con dê-rô lên trên bảng.
- “Thế nào nữa?
- “Cô ta bởi dòng quý tộc.” (Thầy viết thêm một con dê-rô nữa.)
- “Thế nào nữa?
- “Cô ta giàu.” (Thầy viết thêm một con dê-rô nữa.)
- Thế nào nữa?
- “Cô ta thông thái.” (Thầy viết thêm một con dê-rô nữa.)
- “Thế nào nữa?
- “Cô ta rất đạo đức.
Thầy sung sướng viết con số 1 trước những con dê-rô và nói với người học trò cũ của mình:
- “Ta chia vui với con. Con sẽ có một kho vàng.
179. Không suy nghĩ gì về mục đích của đời mình
Khi dạy giáo lý, một linh mục hỏi một em nhỏ:
- “Khi chết rồi, con sẽ thành gì?
- “Thưa Cha, con sẽ thành một bộ xương.
Nhiều người trên trái đât nầy cũng sống không khác gì câu trả lời của em bé đó.
180. Giảng đạo rất đắc lực bằng đời sống của mình
Ngày kia, một phụ nữ Anh giáo tò mò vào quan sát một nhà thờ ở Bruxelles bên Bỉ. Trong giây phút đó, cô quyết định trở lại với Giáo Hội Công giáo. Lý do rất giản dị: cô thấy ba thiếu niên mới tuổi 17,18 đang cầu nguyện sốt sắng ở cuối nhà thờ. Gương đó làm cho cô vô cùng cảm động.
Một kỹ sư kia xin trở lại Đạo Công giáo. Lý do: vì ông thấy cử chỉ của một anh lính vui vẻ. Anh lính nầy đêm nào cũng bị các bạn chế nhạo vì anh ta quỳ cầu nguyện trước khi đi ngủ. Mặc dầu bị các bạn cười nhạo một cách sỗ sàng, anh ta vẫn nghiêm trang quỳ gối cầu nguyện sốt sắng.
Những cậu thiếu niên kia và người lính nầy đâu có biết rằng mình đã giảng đạo một cách rất đắc lực bằng đời sống đạo của mình.

161. Luôn nhớ cầu nguyện cho kẻ có tội trong nơi mình ở
Bà thánh Mađalêna Pazzi không để trôi qua một giờ nào mà không cầu nguyện cho các linh hồn người tội lỗi. Bà than thở:
- “Lạy Chúa, con đau đớn khi con thấy con có thể có ích cho các linh hồn bằng cách hiến thân cho họ, nhưng con lại không thể làm được.
Vì thế, trong các giờ thiêng liêng, bà luôn nhớ cầu nguyện cho kẻ có tội, và không có giờ nào trôi qua mà bà không trình lên Chúa những người tội lổi trong nơi bà ở.
162. “Con xin cám ơn Chúa….Amen!
Một vị giám mục già kia mang ba bệnh: đui, đíếc và bại.
Những ai đến thăm ngài thì được nghe ngài nói:
- “Cha đau thật, nhưng cha có một lời cầu nguyện làm cho cha được an ủi:
Lạy Chúa, con đui, con xin cám ơn Chúa.
Lạy Chúa, con điếc, con xin cám ơn Chúa.
Lạy Chúa, con bại, con xin cám ơn Chúa. Amen!
163.Vua Giêsu Kitô đăng quang trong hồi Thương Khó
Quân dữ bắt Chúa Giêsu ngồi trên một bệ đá, giả đò quỳ lạy ông vua lạ lùng nầy.
Quân dữ khoác cho Chúa Giêsu một chiếc áo choàng đỏ, xỉ vả, khạc nhổ, dày xéo ông vua dại dột nầy đang thinh lặng không nói ra một lời.
Quân dữ bắt Chúa Giêsu đội một mão gai để chỉ đây là một vì vua đau khổ : vua mà bị trói, bị đánh đòn, bị kéo lê từ tòa án nầy đến tòa án khác, bị đày lên Núi Sọ, bị đóng đinh chết trên thập giá.
Quân dữ cho Chúa Giêsu cầm một cây gậy nứa để nhạo báng một ông vua bất lực, khó nghèo, không có thần dân đến giúp đỡ, không có quân đội đến tiếp cứu.
Quân dữ treo Chúa Giêsu trên thập giá, có khắc chữ: “Giêsu Nadarét, Vua dân Do Thái”, rồi đứng dưới mà nhạo báng ông vua lạ lùng nầy: vua dại dột, vua đau khổ, vua nhục nhã.
Nhưng những lời nhạo báng nầy lại là sự thật: Chúa Giêsu Kitô, chính là Vua !
Ba ngày sau khi chết, Chúa Giêsu tung mồ, sống lại sáng láng, thắng trận ma quỷ, thắng trận tội lỗi, đè bẹp sự chết, và lên trời ngự bên hữu Đức Chúa Cha, cai trị muôn loài, muôn vật. Và thánh Phaolô cung kính nói về Chúa Giêsu Kitô : “Khi vừa nghe Danh Thánh Giêsu, cả trên trời lẫn dưới đất, và ngay trong nơi âm phủ, mọi vật đều phải bái quỳ ” (Pl 2,10).
164. Con hãy luôn có Chúa trong lòng con.”
Một họa sĩ Tây Ban Nha già yếu đang nằm trên giường bệnh. Ông sắp chết.
Dùng một cục than trong tay, ông họa sĩ già nầy vẻ ngay khuôn mặt của Chúa Giêsu nơi bức tường cạnh giường nằm của mình. Một em bé thấy vậy, liền nói lên một cách sung sướng:
- “Con cũng muốn vẻ hình ảnh của Chúa.
Vị họa sĩ già nầy liền đặt tay trên trán em và nói:
- “Nếu con muốn vẻ hình ảnh của Chúa, con hãy luôn có Chúa trong lòng con.
Không ai biết tên vị họa sĩ già nầy, nhưng em bé đây, sau nầy lớn lên, trở thành một họa sĩ Tây Ban Nha hết sức danh tiếng mà không một hoạ sĩ nào mà không biết tên: họa sĩ Murillo.
165.Sáu ngàn sáu trăm người bị cắt cổ nhưng không nghe họ vang lên một tiếng than
Một binh đoàn Rôma, gọi là binh đoàn “thébaïne”, gồm sáu ngàn sau trăm binh sĩ công giáo rất thiện chiến.
Hoàng đế Maximianô ra lệnh cho họ phải chối bỏ đức tin. Đoàn quân công giáo anh dũng nầy đều đồng thanh trả lời:
- “Tâu bệ hạ, các hạ thần đây là binh sĩ, nhưng cũng là những người phục vụ Thiên Chúa. Các hạ thần vâng lời hoàng thượng để ra trận chiến đấu, nhưng cũng phải vâng lời Thiên Chúa trong đức tin. Các hạ thần không thể vâng lời hoàng thượng bằng cách từ chối không vâng lời Thiên Chúa là Đấng Tạo Hoá, Đấng làm Chủ của các hạ thần và của hoàng thượng nữa.”
Hoàng đế Maxiamianô tức giận, truyền cắt cổ tất cả binh sĩ của binh đoàn nầy.
Sáu ngàn sáu trăm binh sĩ nầy bị cắt cổ một cách dã man và rùng rợn, nhưng người ta không nghe họ vang lên một tiếng than, chỉ nghe họ vang lên một lời cầu nguyện chung.
166.Đức Giáo Hoàng Lêô XIII vừa khóc, vừa ôm một em bé bị cắt chân...
Năm 1891, một linh mục thừa sai tại Phi Châu mang một đoàn trẻ nhỏ Phi Châu đến Rôma và có mặt trong một buổi triều yết Đức Giáo Hoàng Lêô XIII. Trong đoàn trẻ nhỏ nầy, có một em bị cưa chân.
Đức Giáo Hoàng nhìn em và nói:
- “Con đã bị người ta cưa chân, chắc là con không ngoan.”
Cậu bé Phi Châu lắc đầu:
- “Tâu Đức Thánh Cha, con ngoan. Người ta đã chặt chân con vì con không chịu bỏ Đạo.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIII bỡ ngỡ, muốn hiểu rõ sự thật, nên ra hiệu cho em đến gần để kể cho ngài nghe câu chuyện của em.
Đức Giáo Hoàng vừa nghe em kể, vừa khóc.
Khi nghe xong, Đức Giáo Hoàng liền ôm em vào lòng và cảm động nói trước mặt mọi người:
- “Cha chưa bao gờ được hân hạnh ôm một vị tử đạo, nhưng ngày hôm nay, Cha có được hân hạnh nầy.”
167.Khoa học chắp tay thờ lạy Thiên Chúa
Nhà toán học vĩ đại nhất của thế kỷ thứ mười chín, Augustin Cauchy (1789-1857), nói:
- “Tôi là người kitô hữu, tôi là người công giáo cùng với tất cả những nhà thiên văn học vĩ đại, những nhà vật lý học vĩ đại, những văn sĩ vĩ đại đã từng làm vinh danh các Hàn Lâm viện.”
Một trong những nhà bác học vĩ đai, ông Chevreul (1786-1889), đã từng nói:
- “Tôi không thấy Thiên Chúa trong chính Thiên Chúa được vì Ngài là Đấng hoàn toàn thiêng liêng, nhưng tôi đã thấy Thiên Chúa trong các công trình tạo dựng của Ngài.
Một trong những nhà bác học vĩ đại của nhân loại, đến đổi ai nghe đến tên ông, cũng tỏ lòng khâm phục, đó là Pasteur. Pasteur đã từng khiêm nhượng nói rằng:
- “Nhờ học biết giáo lý mà tôi đã có được đức tin của một người đàn ông nông dân xứ Bretagne. Nếu tôi học giáo lý nhiều hơn nữa, thế nào tôi cũng sẽ có đức tin của một người đàn bà nông dân xứ Bretagne.”
168. Họ đối xử với kẻ thù thế nào?
Linh mục Jean Eudes truyền khắc tên những kẻ thù chống đối, những kẻ đã gây thiệt hại vào danh sách các ân nhân của Dòng để cầu nguyện chọ họ như cầu cho những vị ân nhân của Dòng.
Một người Phi Châu kia rất tận tâm săn soc một người bệnh. Được hỏi lý do, ông ta trả lời một cách đơn sơ:
- “Người nầy là kẻ thù của tôi. Ông ta đã bán tôi làm nô lệ. Tôi săn sóc ông vì tôi vâng lời linh mục dạy: “Nếu kẻ thù của con đói, con hãy cho họ ăn; nếu kẻ thù của con khát, con hãy cho họ uống.”
169.Cái chổi của Cha Lacordaire hơn những bài giảng của ngài
Ngày kia, vào tu viện, thấy cha Lacordaire đang quét nhà, nhà báo Veuillot thú nhận rằng điều nầy đánh động ông hơn tất cả những bài giảng rất hay của ngài tại nhà thờ chánh tòa Đức Mẹ ở Paris.
170. Con không ăn thịt cha
Một vị thừa sai hỏi một người Phi Châu :
- “Con đang đọc sách gì đó?
- “Thưa cha, con đang đọc sách Phúc Âm.
Và người Phi Châu vui vẻ nói tiếp :
- “Nhờ đọc sách nầy mà con không ăn thịt cha đó!

Author Name

{picture#https://1.bp.blogspot.com/-E9BgdfTl7Ug/Xpa2B9OupwI/AAAAAAAAA1U/PnbaR3h3-jE-jQ5GwdNpEvZGUfRWCLz6gCLcBGAsYHQ/s1600/Ch%25C6%25B0a%2B%25C4%2591%25E1%25BA%25B7t%2Bt%25C3%25AAn-1.png} {facebook#https://www.facebook.com/giaoxulocthuygpvinh} {twitter#https://twitter.com/giaoxulocthuy} {youtube#https://www.youtube.com/@giaoxulocthuy}

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.